RE: Tại sao các xe xịn lại được trang bị số tự động?
Trích đoạn: fernandoz
@ bác tocdo : đấy, có đủ Hải Lục Không quân rồi ! Lão nào bàn chuyện tuốt ở mười mấy ngàn thước cao trên mực nước biển, cứ bàn tiếp đê
Còn bác cho tui théc méc phát :
- Tàu phá băng, thấy trong mô hình, có u lên 1 cục bự dưới mũi tàu chỗ phần chìm dưới nước. Chắc tính năng như "quả đấm thép", được nung nóng để "xé" nước đá ? Tại sao tàu phá băng không sử dụng máy diesel, mà lại xài động cơ hạt nhân - nguyên tử ? Rồi lúc du hành tuốt miền Cực, như Bắc cực, Nam cực, ngay Vĩ tuyến số 0, làm sao định vị & tính ngày mấy, giờ nào ? La bàn chắc...quay vòng vòng ?
hổng phải tàu phá băng mới có các cục này đâu bác Fè ui , đối với tàu thường thì nó còn có tác dụng rẽ nước và ổn định hướng tàu
[/img]
Tại một số quốc gia vùng Cực quanh năm băng giá thì việc thông suốt giao thông trên biển vô cùng quan trọng cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. Chỉ có những tàu được tăng cuờng khả năng phá băng và tàu phá băng mới được phép hoạt động bởi vì lớp băng dầy sẽ xé rách vỏ tàu thông thường một cách dễ dàng. Chắc chắn rằng các bác sẽ liên tưởng ngay đến tai nạn thảm khốc của tàu Titanic vào ngày 15.4.1912 trong chuyến đi đầu tiên (maiden voyage).
Tàu phá băng nói chung được chia làm 2 loại với các đặc điểm sau:
1. Tàu được tăng cường khả năng phá băng
- Lớp vỏ kép, khoảng trống giữa hai lớp vỏ có thể để không hoặc dùng để bơm nước dằn tàu (ballast), có cho chất chống đông
- Phần mũi nhọn để tăng khả năng phá băng
- Vỏ tàu phủ lớp sơn polymer nhằm tăng độ bền và giảm ma sát khi tiếp xúc với băng
- Hệ thống giải nhiệt động cơ chuyên dụng nhằm tránh việc đông đá đường nước vào/ra
- Trang bị trực thăng hỗ trợ dẫn đường
- Bánh lái và chân vịt siêu cứng
- Thép vỏ tàu cứng và dày hơn tàu bình thường
- Trang bị chân vịt mũi để có thể xoay trở trong phạm vi hẹp
Ví dụ minh họa cho loại tàu này là chiếc KAPITAN KHLEBNIKOV
Năm đóng : 1980
Khối lượng : 15,000 tấn
Dài / rộng : 132m / 27.75m
Động cơ Diesel: 24,200HP
Đường kính chân vịt : 4.3m
Vận tốc tối đa : 19hải lý /giờ (knots) hay 35.2 km/giờ
Vận tốc hải hành bình thường : 16 knots (30km/h)
Vận tốc khi phá băng dầy 1.5m : 1 knot (1.8km/h)
Khả năng phá băng dầy tối đa : 3m
[/img]
Chiếc tàu KOLA lúc quay đầu tại Mỹ Cảnh cũng thuộc lớp tàu này
2. Tàu phá băng:
Ngoài những đặc điểm nêu trên còn có thêm những đặc điểm riêng sau
- Tải trọng lớn nhằm tăng tác dụng phá băng
- Vỏ tàu làm bằng thép chịu được nhiệt độ cực thấp
- Các cánh của chân vịt tàu có thể thay đổi được
- Điểm quan trọng nhất là Máy chính công suất lớn …có thể sử dụng động cơ diesel , tuốcbin khí hay năng lượng hạt nhân
- Có hệ thống thổi khí và nước nóng hỗ trợ việc phá băng
- Có khả năng thay đổi khối lượng tàu rất nhanh bằng việc bơm nước ballast
- Vỏ tàu chia thành nhiều khoang kín nước riêng rẽ
- Hệ thống đèn pha cực mạnh
Ví dụ minh họa cho loại tàu này là chiếc YAMAL
Năm đóng : 1970
Khối lượng : 23,455 tấn
Dài / rộng : 150m / 30m
Động cơ năng lượng hạt nhân: 75,000HP (tương đương công suất nhà máy phát điện phục vụ cho 18,750 hộ dân) . Sử dụng 300g uranium/ngày trong điều kiện phá băng dầy . Trên tàu có 500kgs uranium có thể sử dụng trong 5 năm .
Đường kính chân vịt : 5.7m
Vận tốc tối đa : 22hải lý /giờ (knots) hay 40 km/giờ
Vận tốc hải hành bình thường : 19.5 knots (35km/h)
Vận tốc khi phá băng dầy 2.3m : 3 knots (5.5km/h)
Khả năng phá băng dầy tối đa : 5m
[/img]
Động cơ của tàu phá băng có thể là diesel, tuốcbin khí hay năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên do tàu hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên việc sử dụng năng lượng hạt nhân mang tính ưu việt hơn cả (như chiếc YAMAL chỉ cần có 500kgs uranium là có thể chạy trong 5 năm)
Trong điều kiện như hình đưới đây thì việc cấp dầu cho tàu sử dụng động cơ diesel là cả một vấn đề
[/img]