Rõ chán cái bác chủ thớt này!hỏi thế mà cũng hỏi!xe ôtô mà giá cứ bèo như con xe đạp thống nhất nhà em thời bao cấp thì các bác mua chạy đầy đường á!các bác chưa sợ xe điên các mợ lái à?rồi nào xe công to vật vã,cái đường cao tốc Trung lương đẹp là thế,các bác cứ chạy làm hỏng hết rồi lại vẽ ra xịt nước gì đấy làm ướt hết cả đường!ôi dào!em mà như bác gì tên Thăng mới vào cái bộ Gieo Thông Vẹn Tởi gì đấy là .....ấy chết!nhà em dại miệng nhỡ lời các bác bỏ qua cho!!!nhà em cũng thích có quả ôtô lắm các bác à!!!!
Đơn giản thôi bác , bán mắc mà dân mình cứ mua, trước đây ký HĐ xong cả năm mới có xe. Kinh doanh mà khi cung không đủ cầu thì không có chuyện giá rẻ.Pinga nói:Cuối tuần xin phép hỏi các bác một câu cũ rít. ... Cao gấp 3 châu Âu và Mỹ đó các bác?
Tại sao? "Tại anh tại ả hay tại cả hai ... ta?"
Chúc các bác cuối tuần vui vẻ.
Trường hợp xe 2B rất rõ, trước đây xe rất mắc, bây giờ nhiều nhà sx xe, xe nhiều nhu cầu ít, xe 2B Honda sx trong nước giá gần bằng Thailand, dĩ nhiên trừ 1 số model hot cung không đủ cầu thì giá cũng mắc theo chợ đen.
Câu trả lời đơn giản: Chính sách.Pinga nói:Cuối tuần xin phép hỏi các bác một câu cũ rít. ... Cao gấp 3 châu Âu và Mỹ đó các bác?
Tại sao? "Tại anh tại ả hay tại cả hai ... ta?"
Chúc các bác cuối tuần vui vẻ.
Chính sách ấy có lợi cho ai mà giá cao thế? Cái này các bác rành hơn em nhiều.
Em cho bác cái link này.Bác đọc khắc hiểu thôi.Mà trong đó riêng ngành o to thì có khi cao nhât thế giới.
Mai mốt tăng thuế trước bạ, phí xăng dầu........... thì bác lại càng thấm
Mức thuế của Việt Nam cao nhất châu Á?
(Dân trí) - Thông tin đáng chú ý này được đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đưa ra trong buổi thảo luận ngày 5/8 về việc ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và cá nhân.
Theo bà Yến, tỷ lệ thu thuế trên GDP của Việt Nam hiện nay chiếm 20,3%, trong khi tỉ lệ này ở Trung Quốc là 17,7%, Malaysia 15,7%, Hàn Quốc 15,5%, Thái Lan 14,6%, Philippines 12,8%, Indonesia 11,6%, Ấn Độ 7,4%.
Theo tờ trình của Chính phủ: đề nghị giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với một số đối tượng DN trong năm 2011. Đề nghị này đã được các đại biểu xem xét dưới nhiều góc cạnh, từ thời gian áp dụng đến đối tượng.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Chính phủ cần có chương trình tháo gỡ khó khăn cho DN không chỉ trong năm 2011 mà nên kéo dài tới 2012 vì từ nay đến cuối năm chỉ còn 3 - 4 tháng chính sách tháo gỡ không kịp phát huy tác dụng đối với DN.
Về đối tượng áp dụng, tờ trình của Chính phủ xem xét miễn, giảm thuế cho các DN sử dụng nhiều lao động trong các ngành da giày, cơ khí, điện tử, gia công và “các DN quan trọng khác”.
Ông Nghĩa cho rằng yếu tố nhiều lao động là chưa đủ, bởi nếu nhiều lao động nhưng không gặp khó khăn gì thì cũng không cần miễn, giảm thuế. Ngược lại, ông Nghĩa đề nghị Chính phủ có giải pháp hỗ trợ các DN nông nghiệp và nông dân.
“Tôi cho rằng cứu cánh hiện nay để chống lạm phát và thậm chí để nền kinh tế của chúng ta khôi phục chống lại những biến động của thị trường là nông nghiệp, nông thôn và DN nhỏ và vừa hết sức quan trọng”, vẫn theo ông Nghĩa.
Khẳng định giành rất nhiều thời gian nghiên cứu tờ trình này, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng đối tượng như vậy là quá rộng, dễ dẫn đến áp dụng tùy tiện. “Nghị quyết của QH cần chốt rõ đối tượng được miễn, giảm thuế là những DN trong một số ngành cụ thể”, ông Lịch nói.
Nhiều đại biểu khác trăn trở việc giảm thuế có vi phạm cam kết gia nhập WTO hay không, tuy nhiên lo lắng này đã được đại biểu Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công thương giải đáp rằng WTO “không có quy định phải bắt buộc thực hiện việc không được hỗ trợ về miễn và giảm thuế, nhất là đối với đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
“Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó sản xuất hàng xuất khẩu thì cũng có thể có nước này, nước khác người ta áp dụng biện pháp chống trợ giá, tuy nhiên việc này xảy ra không nhiều vì người ta cũng rất chia sẻ với những tình hình khó khăn của các nền kinh tế khi buộc phải áp dụng các biện pháp này”, ông Hoàng lý giải.
Cũng theo người đứng đầu ngành công thương, nước Mỹ trong giai đoạn 2008 – 2009 cũng hỗ trợ các doanh nghiệp lớn như GM, Ford, chứ không phải chỉ những nền kinh tế nhỏ, cũng không phải chỉ những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Liên quan đến một nội dung khác trong tờ trình của Chính phủ là đề nghị giảm 50% thuế giá trị gia tăng, TNDN và TNCN đến hết năm 2011 đối với các hộ, cá nhân cho công nhân, sinh viên thuê phòng trọ, trông giữ trẻ, cung cấp suất ăn trong điều kiện không tăng giá so với cuối năm 2010. Các đại biểu bày tỏ băn khoăn về đề nghị này bởi khả năng giám sát chất lượng bữa ăn, giá cả phòng trọ, trông giữ trẻ là rất khó khăn.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, trong bối cảnh vừa phải ưu tiên chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vừa phải phải hỗ trợ DN duy trì sản xuất, Chính phủ đã lựa chọn phương án miễn, giảm thuế để hỗ trợ. Theo Phó Thủ tướng, việc giãn thuế cũng là một cách hỗ trợ vốn gián tiếp cho DN, đồng thời việc giảm thuế chứng khoán cũng là biện pháp kích thích TTCK tăng trưởng.
Hôm nay (6/8), các đại biểu tiếp tục thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm; các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm trước khi biểu quyết thông qua các nghị quyết quan trọng về sửa đổi Hiến pháp 1992, phê duyệt quyết toán ngân sách 2009 và một số biện pháp tháo gỡ khó khăn cho nửa cuối năm 2011.
http://dantri.com.vn/c76/s76-505394/muc-thue-cua-viet-nam-cao-nhat-chau-a.htm
Mai mốt tăng thuế trước bạ, phí xăng dầu........... thì bác lại càng thấm
Mức thuế của Việt Nam cao nhất châu Á?
(Dân trí) - Thông tin đáng chú ý này được đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đưa ra trong buổi thảo luận ngày 5/8 về việc ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và cá nhân.
Theo bà Yến, tỷ lệ thu thuế trên GDP của Việt Nam hiện nay chiếm 20,3%, trong khi tỉ lệ này ở Trung Quốc là 17,7%, Malaysia 15,7%, Hàn Quốc 15,5%, Thái Lan 14,6%, Philippines 12,8%, Indonesia 11,6%, Ấn Độ 7,4%.
Đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đề nghị sửa đổi luật thuế sớm để giảm thuế (Ảnh: Việt Hưng)
“Giải pháp lâu dài, chúng ta cần phải sửa đổi luật thuế sớm để làm sao đẩy thị trường Việt Nam cạnh tranh hơn và thúc đẩy giải phóng được lực kinh doanh của cả nước” - bà Yến đề nghị. Theo tờ trình của Chính phủ: đề nghị giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với một số đối tượng DN trong năm 2011. Đề nghị này đã được các đại biểu xem xét dưới nhiều góc cạnh, từ thời gian áp dụng đến đối tượng.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Chính phủ cần có chương trình tháo gỡ khó khăn cho DN không chỉ trong năm 2011 mà nên kéo dài tới 2012 vì từ nay đến cuối năm chỉ còn 3 - 4 tháng chính sách tháo gỡ không kịp phát huy tác dụng đối với DN.
Về đối tượng áp dụng, tờ trình của Chính phủ xem xét miễn, giảm thuế cho các DN sử dụng nhiều lao động trong các ngành da giày, cơ khí, điện tử, gia công và “các DN quan trọng khác”.
Ông Nghĩa cho rằng yếu tố nhiều lao động là chưa đủ, bởi nếu nhiều lao động nhưng không gặp khó khăn gì thì cũng không cần miễn, giảm thuế. Ngược lại, ông Nghĩa đề nghị Chính phủ có giải pháp hỗ trợ các DN nông nghiệp và nông dân.
“Tôi cho rằng cứu cánh hiện nay để chống lạm phát và thậm chí để nền kinh tế của chúng ta khôi phục chống lại những biến động của thị trường là nông nghiệp, nông thôn và DN nhỏ và vừa hết sức quan trọng”, vẫn theo ông Nghĩa.
Khẳng định giành rất nhiều thời gian nghiên cứu tờ trình này, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng đối tượng như vậy là quá rộng, dễ dẫn đến áp dụng tùy tiện. “Nghị quyết của QH cần chốt rõ đối tượng được miễn, giảm thuế là những DN trong một số ngành cụ thể”, ông Lịch nói.
Nhiều đại biểu khác trăn trở việc giảm thuế có vi phạm cam kết gia nhập WTO hay không, tuy nhiên lo lắng này đã được đại biểu Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công thương giải đáp rằng WTO “không có quy định phải bắt buộc thực hiện việc không được hỗ trợ về miễn và giảm thuế, nhất là đối với đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời nhiều thắc mắc quanh chính sách thuế (Ảnh: Việt Hưng)
“Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó sản xuất hàng xuất khẩu thì cũng có thể có nước này, nước khác người ta áp dụng biện pháp chống trợ giá, tuy nhiên việc này xảy ra không nhiều vì người ta cũng rất chia sẻ với những tình hình khó khăn của các nền kinh tế khi buộc phải áp dụng các biện pháp này”, ông Hoàng lý giải.
Cũng theo người đứng đầu ngành công thương, nước Mỹ trong giai đoạn 2008 – 2009 cũng hỗ trợ các doanh nghiệp lớn như GM, Ford, chứ không phải chỉ những nền kinh tế nhỏ, cũng không phải chỉ những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Liên quan đến một nội dung khác trong tờ trình của Chính phủ là đề nghị giảm 50% thuế giá trị gia tăng, TNDN và TNCN đến hết năm 2011 đối với các hộ, cá nhân cho công nhân, sinh viên thuê phòng trọ, trông giữ trẻ, cung cấp suất ăn trong điều kiện không tăng giá so với cuối năm 2010. Các đại biểu bày tỏ băn khoăn về đề nghị này bởi khả năng giám sát chất lượng bữa ăn, giá cả phòng trọ, trông giữ trẻ là rất khó khăn.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, trong bối cảnh vừa phải ưu tiên chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vừa phải phải hỗ trợ DN duy trì sản xuất, Chính phủ đã lựa chọn phương án miễn, giảm thuế để hỗ trợ. Theo Phó Thủ tướng, việc giãn thuế cũng là một cách hỗ trợ vốn gián tiếp cho DN, đồng thời việc giảm thuế chứng khoán cũng là biện pháp kích thích TTCK tăng trưởng.
Hôm nay (6/8), các đại biểu tiếp tục thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm; các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm trước khi biểu quyết thông qua các nghị quyết quan trọng về sửa đổi Hiến pháp 1992, phê duyệt quyết toán ngân sách 2009 và một số biện pháp tháo gỡ khó khăn cho nửa cuối năm 2011.
http://dantri.com.vn/c76/s76-505394/muc-thue-cua-viet-nam-cao-nhat-chau-a.htm
tiền người dân VN giữ khoảng 40tỷ USD, như vậy là VN giàu lắm. yên tâm đi, xe có đắt mấy cũng ko thành vấn đề.