hố hố trung tâm văn hoá xã hội nào tập trung ở thủ thiêm? xách cái xe chạy lòng vòng khu quận 1,3,5 chơi hổng đã hả ? dân saigon có câu "ăn quận 5 nằm quận 3 múa ca quận 1 trấn lột quận 4" tui nghe cách chị nói một chị ko phải dân ở saigon lâu năm hai chị bên sales bđs? chị ko biết gì về quy hoạch thì câm mồm , thằng thủ thiêm mà ko ngập lụt triều cường ngon thế thì tụi Pháp nhợn đã nhảy vào quy hoạch hơn 100 năm trước chả phải đợi các con giời vào ăn hôi ... nói về quy hoạch pháp nhợn là số 1 mỹ hay đài loan là cái đinh gì, bọn tàu quy hoạch ngu hơn chó nhợn. này thì phú mỹ hưng ko bị triều cường ha ha tin tháng 11/2017 Không mưa, khu giàu nhất Sài Gòn vẫn lênh láng nước https://nld.com.vn/thoi-su/khong-mua-khu-giau-nhat-sai-gon-van-lenh-lang-nuoc-20171106192337529.htm. còn đây là bản tin từ 2006 lúc cơn sốt bất động sản thị trường căn hộ đang lên đồng trước khi mấy nhà băng bên mỹ bị chánh phủ cố tình cho sập gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mọi dự đoán đều đúng nhỉ trích: "Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ ngập trong nước" Bản đồ vị trí ĐTM Thủ Thiêm (màu xanh lá cây), nơi được coi là "túi nước" của TP. Ảnh: Hải Ngọc Tiến sĩ Nguyễn Minh Hoà, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đô thị và phát triển cộng đồng, cho biết, từ trước năm 1975, các kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, kỹ sư Trần Lê Quang đều thống nhất cao về hướng phát triển chính của TP HCM là hướng Bắc, Đông Bắc gồm Thuận An tỉnh Bình Dương và thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai và hướng Tây Bắc ở khu vực Củ Chi. Ngay nhà quy hoạch đô thị nổi tiếng thế giới người Mỹ Doxiadis cũng đồng ý với quan điểm này. Theo tiến sĩ Lê Huy Bá, Đại học Quốc gia TP HCM, ngay từ thời Pháp thuộc, các nhà quy hoạch đô thị đã luôn né tránh việc phát triển thành phố về hướng Nam, Đông Nam - khu vực sẽ xây đô thị Thủ Thiêm. Đây là vùng đất thấp, xây dựng hạ tầng tốn kém và chịu nhiều rủi ro như sạt lở, lún đất. Thời đó, thậm chí các nhà khoa học Pháp cho rằng, để xây dựng đô thị Thủ Thiêm thì cần lấy đất từ đồi núi của 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng về đắp lên thì khu vực này mới không ngập. Mặt khác, đây là vùng đất trũng, đất phèn… nếu phát triển một khu đô thị sẽ không tốt cho người dân. "Ngoài ra, thành phố cần chú ý thêm, rất có thể trong 20 năm nữa, khi nhiệt độ trái đất nóng lên 1,5-2 độ C, băng 2 cực tan, nước biển dâng cao 59-100 cm thì cả vùng Thủ Thiêm, Nhà Bè sẽ bị nhấn chìm trong nước”, tiến sĩ Bá cảnh báo. Trên thực tế gần đây, vùng đất để xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm năm nào cũng ngập. Theo các nhà khoa học, nếu xây dựng một khu đô thị hiện đại, rất có thể hệ thống kênh rạch sẽ không đáp ứng nhu cầu thoát nước, đặc biệt vào mùa mưa và mỗi khi triều cường. Nơi đây chỉ cho phép xây nhà thấp tầng, nhà vườn và phải duy trì hình thái nông nghiệp sinh thái. Không nên bêtông hoá bề mặt để cho nước ngầm có hướng thoát. Các nhà quy hoạch còn đưa ra các bài học nhãn tiền như khu vực Nhà Bè, Cần Giờ (nằm ở phía Nam thành phố) đang là túi để chứa nước khi mưa to và nước biển khi thuỷ triều dâng lên, dù trước đây cũng đã được các nhà khoa học khuyến cáo về tình trạng ngập lụt. "Bài toán ngập lụt đô thị và những lời giải xưa không bao giờ cũ. Nếu xây dựng đô thị Thủ Thiêm ở khu vực này, phải chăng TP HCM đang đi ngược lịch sử? Chúng ta có nên phát triển một đô thị mới để mỗi năm khi đến mùa mưa, tình trạng ngập lụt lại càng thêm nghiêm trọng?", tiến sĩ Nguyễn Minh Hoà đặt vấn đề. Đồng ý kiến, tiến sĩ Lê Huy Bá, cho rằng: "Phải chăng thành phố muốn Thủ Thiêm thành Thanh Đa, Bình Quới - những nơi mới phát triển mà vẫn thường xuyên ngập hiện nay?". https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/khu-do-thi-moi-thu-thiem-se-ngap-trong-nuoc-2065278.html
anh ( chị) ngồi thẳng lưng lên... và nói lại giúp mình ý của anh (chị) là gì . Quăng 1 cục đen đen vuông vuông, chửi xằng dăm ba câu liệu có chứng tỏ được gì không?