Hỏi/Đáp Kỹ Thuật TẦM QUAN TRỌNG CỦA CẢM BIẾN OXY?

Hạng C
29/3/10
847
487
63
vioswhite nói:
xe e hiện nay vẫn đang báo là NGHÈO khí thải nè, làm sao giờ ta ?
mãi vẫn chưa tìm ra bệnh
Hi vioswhite.
Trước hết bác phải xác định "báo nghèo" do ht nào :
1/ Kt O2 có làm việc kg hay "chết "nên báo sai thông tin ( báo code kg switching,slow sitching,nếu kt bằng scaner sẽ thấy voltage của O2 kg đổi và dưới 0.45 v.v.).
2/ Sau khi thử (coi cách thử trên bài của 4room) nếu OK thì kt phần mechanical :áp lực xăng (thấp),gió rò rỉ trên ht hút gió ,rò rỉ trên ht xả (exhaut trước O2 sesor) ,CHK hay kim phun nghẹt v.v.
Chúc thành công,Bye.
 
Hạng D
10/11/08
1.335
1.679
113
TG
Em ráng đu theo các Bác để bàn vậy!
1. Đặc tuyến phát sinh các chất độc hại trong khí xả:
Untitled-2.png


Qua đặc tuyến có thể thấy, khi Lamda=1 thì trong khí xả có đủ 3 thành phần chất độc hại, nhưng khi đó khối lượng NOx đủ lớn để cho bộ three way catalyst làm việc. Bộ xúc tác sẽ lấy chính NOx khử hai chất còn lại là HC và CO.
- Khi hỗn hợp giàu (lamda <1) thì NOx không đủ cho bộ xúc tác làm việc. Nhưng chỉ với Lamda<1 thì mới đạt được best power. Do đó hệ thống lấy thêm tín hiệu vị trí bướm ga (throttle position sensor) để điều chỉnh Lamda. Nếu bướm ga mở quá lớn (chế độ free high way ride) thì ECU sẽ chuyển sang chế độ Lamda<1 để đạt được công suất tối đa. Có nghĩa là lúc này trong khí xả sẽ có ô nhiễm HC và CO. Khi bướm ga mở ở mức trung bình (chế độ city ride) thì ECU mới xét đến tín hiệu từ cảm biến oxy để đưa nhiên liệu về mức lamda=1.
-------------------
- Theo em được biết thì xe nào có three way catalyst mới có cảm biến oxy. Do đó một số xe rẻ tiền đã không được trang bị.
- Phát sinh NOx thì do nhiệt độ buồng đốt mà ra. Thay đổi lamda sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ buồng đốt nên mới có đặc tuyến bên trên.
-Đa số xe ngoài vấn đề khử NOx bằng catalyst người ta còn kiểm soát nhiệt độ buồng đốt để hạn chế NOx (Như là hệ thống EGR - exhaust gas return).
- Chuyển giữa Close loop và open loop: ECU còn xét thêm tín hiệu vị trí bướm ga -throttle position-, nhiệt độ động cơ... Chế độ close loop chỉ xảy ra khi nhiệt độ đủ nóng, bướm ga trung bình, ổn định. Tức chỉ điều khiển kín ở chế độ city ride. Còn các chế độ khác như: start engine, warm up, best power là điều khiển open loop.
--------------------
Bác Sunny Tran hỏi khó quá!!!
44.gif
40.gif

--------------------
Mong các Bác chỉnh sửa và bổ sung ạ!

Em edit lại cho chính xác:
Trong cái hình này, đặc tuyến phát sinh HC có vấn đề : Khi động cơ hoạt động trong vùng nhiên liệu siêu nghèo (ultra lean) thì khối lượng phát thải HC lúc này bắt đầu tăng (do nhiên liệu cháy không ổn định, bắt lửa kém...). Xem hình ở bài #30 sẽ chính xác hơn. Sorry cả nhà:(
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
10/11/08
1.335
1.679
113
TG
Nói chung là các nhà sản xuất còn rất khó khăn giữa: <công suất tối đa> vs <tiết kiệm nhiên liệu> vs <chỉ tiêu môi trường>.
Khi muốn best power thì cần hòa khí hơi giàu (Lamda<1) thì lại ô nhiễm HC và CO. Khi muốn chạy với hòa khí nghèo thì ô nhiễm NOx. Đau đầu.
- Vì thế các nhà sản xuất (phát triển đầu tiên là Mitsubishi) đã áp dụng kỹ thuật cháy phân tầng (stratified) vào trong động cơ GDI (Gasoline direct injection, phun xăng trực tiếp vào buồng đốt cuối kỳ nén). Kỹ thuật này cho phép động cơ chạy với hỗn hợp siêu nghèo ( ultra lean -Lamda=2 đến 3). Với GDI engine sẽ giảm đáng kể lượng CO và HC trong khí xả. Đặc biệt giảm luôn cả khối lượng CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, do cháy với hỗn hợp nghèo nên trong khí xả có rất nhiều NOx. Vì thế ngoài việc sử dụng three way catalyst động cơ GDI còn có thêm NOx trap.
-Nhưng trớ trêu là để đạt được best power thì vẫn cần phải có hỗn hợp giàu và xăng phải được đưa vào trong kỳ hút để đủ thời gian hòa trộn với không khí. Có vẻ như GDI lại vướng mắc khó khăn này??? Để giải quyết thì GDI đã dời thời điểm phun vào kỳ hút ở chế độ cần best power, các chế độ khác thì phun ở kỳ nén.
- Một số xe ngày nay còn trang bị cùng lúc cả hai hệ thống phun xăng:
+ hệ EFI: phun xăng vào đường nạp trong kỳ hút (như các xe phun xăng thông thường) nhằm phục vụ trong chế độ best power (free high way ride)
+ Hệ GDI: phun xăng trực tiếp vào buồng đốt trong kỳ nén khi xe vận hành ở chế độ city ride nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm.
 
Hạng B2
7/10/04
298
20
20
Cảm biến oxy có phải là cái đặt ngay sau lọc gió và trước bướm gió ko các bác?
 
Hạng B2
4/11/09
149
1
0
@phongnguyen: - Trong hệ thống nhiên liệu hoà khí được điều khiển bằng điện tử, cảm biến oxy sẻ gởi tín hiệu điện áp thay đổi đến ECU rồi ECU phát tín hiệu đến carburetor để điều khiển hổn hợp khí, nhiên liệu thích hợp với các chế độ vận hành của động cơ. Một solenoid trong carburetor sẻ đảm trách việc nầy, đỉnh đầu lỏi từ của solenoid tác động như 1 thanh định lượng, nó chuyển động lên xuống để điều tiết lượng nhiên liệu chảy qua lổ phun
- Trong hệ thống đánh lửa theo chương trình, việc điều khiển góc đánh lửa sớm và góc ngậm điện(dwell angle) được máy tính đảm nhận thì tín hiệu từ cảm biến oxy là 1 thông số để ECU xác định góc đánh lửa sớm tối ưu càng chính xác
- Trong bộ hoá khử có đường ống khí phụ đến từ bơm khí , cảm biến oxy sau bộ hoá khử cho tín hiệu để ECU điều khiển bơm khí làm cho bộ hoá khử đạt hiệu suất tối ưu theo các chế độ vận hành của động cơ
 
Hạng D
10/11/08
1.335
1.679
113
TG
accordfan nói:
Vậy xe accord có ký hiệu PGM-FI thì thuộc hệ EFI phải không Pác MINHCHENG?

Dạ đúng rùi Bác, tên gọi có khác nhau giữa các hãng, còn về bản chất thì như nhau.
Honda: PGM-FI: Programmed fuel injection
Toyota: EFI
Mitsubishi: MPI

@Bác Nguyen_Kia:
Cảm biến Oxy là cái nằm trên đường ống xả
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CẢM BIẾN OXY?
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
14/9/04
9.909
29.299
113
Q3
cuty_www nói:
thực ra oxygen sennsor dùng cho cả 2 trường hợp dư và thiếu xăng luôn , nó đo lượng oxy qua màng cảm biến để biết mức độ khí thải đang cần oxy thế nào , cần nhiều thì dư xăng , cần ít thì thiếu xăng , cả dư và thiếu xăng đều có hại cho môi trường và giảm công xuất của máy , đặt trước và sau catalitic để kiểm tra kết quả sau xử lý ở catalytic để có điều chỉnh thích hợp thôi .

mặc dù xe hỏng cảm biến oxy vẫn chạy được , nhưng chắc chắn yếu và hao xăng hơn , cho dù không quan tâm đến môi trường thì việc xem nhẹ nó theo e là sai lầm , vì có những xe ăn xăng khủng khiếp nếu hỏng cảm biến này , thậm chí xe có thể bị cà giựt . trong khi đi mua cái cảm biến cũ chỉ vài ba trăm .

Ai xài Previa hùi xưa là biết ngay bịnh này thay cái đỡ liền
( Cặp 2 cái bán $ 360 )
 
Hạng B2
4/10/08
172
5
0
53
sunny tran nói:
1/ 1 số xe Á châu kg có O2 sensor ? Và ECU kg lập trình vì kg có bộ hoá khử ??.Như vậy O2 và bộ hoá khử có thật sự liên kết mật thiết như vậy kg ? Và kg có bộ hoá khử thì kg có O2 sao?
2/ ECU căn cứ vào O2 để căn chỉnh thời gian tăng giảm kim phun thì ở xe dùng bộ chế hoà khí thì sao ?
3/ Lamda sensor là gì ? Mixture sensor là gì ? Lamda ,Mixture & O2 có khác nhau kg?
4/ Best power ->dư xăng->thiếu NOx=>open loop ? Vậy trong khi xe chạy sẽ thay đổi từ close loop và open loop hay ngược lại hoài hay sao ?
5/ O2 phía sau xác định nồng độ CO,NOx,SOx ??? Dựa vào đâu để đọc được nồng độ này? Và tác dụng thế nào (trong phần điều khiển nào)để xử lý?
6/ Làm sao để biết khi nào cần thay O2 ?
7/ Cái gì gây ra cao NOx và cái gì control NOx ?

Sau khi đọc bài của các bác tôi có chút thắc mắc (mà chắc cũng có các ae khác nữa) mong các bác giúp giải thích.
Chúc vui vẻ cùng nhau Học Hỏi ,Bye.

PS : theo tôi thì O2 như cái mũi nó ngửi khí O2 trong khí xả xem có nhiều hay ít rồi nói cho ECU biết để ECU quyết định ( hoà khí dư xăng vì đốt hết O2 hay hoà khí thiếu xăng vì dốt kg hết O2 v.v) rồi phán cho thêm hay bớt xăng trên ht phân phối .Phán thêm xăng thì lát nữa xẽ dư thì lại phán bớt ,phán bớt thì lát nữa thiếu lại phán thêm cứ thế phán tới phán lui thế là xe chạy ít tốn xăng cho nhiều power nhất (feed back control system).Tôi nghĩ tho thiển vậy thôi phải kg các bác ?


e giơ tay xin trả lời trước nhé , các bác cứ ném đá thêm hehe :

1. tùy chủ ý của nhà sx , có nhiều xe chỉ có 1 cảm biến oxy , catalytic và oxy sennsor hoạt động độc lập , cái này chết không ảnh hưởng cái kia , xe em đang chạy chỉ có 1 oxysennsor và e tháo bỏ luôn catalytic ( dễ làm nghẹt bô) , hệ thống vẫn hoạt động hoàn chỉnh (closed loop) . Nhưng xe 2 cảm biến mà catalytic hỏng sẽ báo đèn , nếu bỏ qua yếu tố môi trường thì catalytic có thể vứt bỏ thẳng tay .

2. sẽ có cơ cấu can thiệp bằng điện .

3. như nhau

4. trong khi chạy thì còn tùy chế độ chạy của xe , chạy bình thường thì sẽ là closed-loop , còn open loop sẽ xuất hiện khi : khởi động (máy nguội) , tăng giảm tốc đột ngột , tải nặng (dốc) ,hết ga (WOT) ,... lúc này hòa khí sẽ được ấn định chứ không còn căn cứ vào tính hiệu feed-back từ oxy sennsor để điều chỉnh hòa khí nữa .

5. nguyên tắc nói chung chỉ dựa vào lượng oxy (bên ngoài vào) tham gia phản ứng với khí thải thôi , xăng (HC) dư thì có thể phản ứng trực tiếp với khí oxy ( xác định nhờ vào cảm biến oxy gắn trước) , các loại khác cần xúc tác (catalytic) thì căn cứ vào cái gắn sau . hệ thống phải điều chỉnh hòa khí sao cho giá trị đo được ở các sennsor là trong tầm cho phép .
6. đo
7. trong không khí có N2 , khi thiếu xăng làm nhiệt độ buồng đốt cao đủ để gây phản ứng N2+02 ==> NOX (độc ,mưa axit)


8.p.s: bác nói cũng đúng rồi , chỉ có cái chỗ bôi đen là phải cân nhắc tí , lượng oxy này là từ bên ngoài , khi oxy di chuyển từ nới nồng độ cao (không khí) sang nồng độ thấp ( khí thải) sẽ sinh ra dòng điện .
 
Hạng D
19/10/09
4.937
15.841
113
Tel : 0949999684 .
- Không biết các bác có quan tâm đến việc hư hỏng cảm biến oxy làm hao xăng với đèn báo lổi khó chịu không?
- Đa số nhiều tay thợ thường gặp trường hợp này là cho đi đời hệ thống cảm biến Oxy luôn.
- Em đang nghiên cứu phát triển cái này ở VN mình nên nhờ các bác tư vấn góp ý giúp em.
- Em rất vui khi có nhiều bác trong này hiểu và quan tâm đến tầm quan trọng của nó.
- Cám ơn các bác rất nhiều !