Tập Lái
11/3/19
0
233
39
Tp. Hồ Chí Minh
Bi giờ xây mới luôn, đi riêng như anh Xanh nói luôn vậy cách nào chỉ dùng 1 máy bơm tăng áp cho cả 2 đường nóng lạnh chỉ cho tầng áp mái?
Bác dùng hệ nước nóng NLMT chịu áp tấm phẳng như bác chủ thớt đã đăng ở #1 ạ. Tất nhiên không cần con khủng như thế, em biết vài sản phẩm chịu áp lên đến 3 bar, là đủ đáp ứng cho sử dụng của hộ Gia đình rồi ạ. :)

Mà em không hiểu, nhà ở mặt đất thường cao lắm 6, 7 tầng, tương ứng cao khoảng 25m. Áp nước cho tầng dưới cùng nếu để tự nhiên là khoảng hơn 2 bar (có trừ tổn thất áp trên đường ống), thêm bơm tăng áp là hơn 1 bar nữa, thì nước chảy tại vòi vẫn nằm trong mức cho phép, sao bác phải thi công kỳ công tách 2 trục riêng vậy ạ??? Dùng chung vẫn ổn mà ạ. Thường em thấy nhà chung cư, khách sạn mới chia từng khu, mấy tầng một trục, lắp van giảm áp để giảm bớt áp lực nước tại vòi ra ạ.
 
  • Like
Reactions: phongluu
Mãi yêu El
25/3/09
3.819
43.427
113
Bác dùng hệ nước nóng NLMT chịu áp tấm phẳng như bác chủ thớt đã đăng ở #1 ạ. Tất nhiên không cần con khủng như thế, em biết vài sản phẩm chịu áp lên đến 3 bar, là đủ đáp ứng cho sử dụng của hộ Gia đình rồi ạ. :)

Mà em không hiểu, nhà ở mặt đất thường cao lắm 6, 7 tầng, tương ứng cao khoảng 25m. Áp nước cho tầng dưới cùng nếu để tự nhiên là khoảng hơn 2 bar (có trừ tổn thất áp trên đường ống), thêm bơm tăng áp là hơn 1 bar nữa, thì nước chảy tại vòi vẫn nằm trong mức cho phép, sao bác phải thi công kỳ công tách 2 trục riêng vậy ạ??? Dùng chung vẫn ổn mà ạ. Thường em thấy nhà chung cư, khách sạn mới chia từng khu, mấy tầng một trục, lắp van giảm áp để giảm bớt áp lực nước tại vòi ra ạ.
Theo tiêu chuẩn thì để vòi sen đủ áp tắm thì chiều cao tối thiểu từ vòi sen đến đáy bồn là 6m. Nên tầng trên cùng thì luôn yếu, các tầng dưới thì ok. Tách ra thì vẫn gắn bơm tăng áp riêng cho tầng trên và mục đích để hạn chế bơm hoạt động. Nếu đấu chung 1 đường thì mở vòi là chạy dù tầng dưới áp đả đủ mạnh.
 
Hạng D
26/8/05
3.769
24.837
133
Ý kiến của em lại hơi khác chút ạ Bác. :) Em ít thấy hộ Gia đình sử dụng bình tích áp này. Lý do theo em nghĩ có một số sau đây:

- Lắp bình tích áp thì vẫn phải lắp thêm bơm tăng áp. Bản chất của bình tích áp này là để tích lũy áp lực do bơm tăng áp tạo ra. Bình tích áp càng lớn, thì áp lực tích lũy càng nhiều, số lần bật tắt hoạt động của bơm càng ít, nhưng thời gian hoạt động của bơm lại không thay đổi. Đầu tư Bình tích áp lớn với bơm tăng áp sẽ khiến đội chi phí lên, trong khi giá bơm tăng áp giờ cũng không cao.

- Bơm tăng áp giờ hoạt động rất bền, từ bơm cơ như Pana, hay bơm điện tử Wilo, với giá thành rẻ, diện tích gọn, em đi nhiều thấy nhiều nhà xài 3, 5, 7 năm vẫn ổn định.

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt trong gia đình yêu cầu không cao, nhiều nhà sau khi thi công, lắp đặt đường ống xong còn không thực hiện khẩu kiểm tra áp thử trong trên đường ống. Nếu Bác sử dụng bình tích áp bự, áp lực lớn luôn duy trì trong thành đường ống liên tục dễ gây bục, vỡ nhất là vị trí các mối hàn, nếu thi công kém, đồng thời giảm tuổi thọ hệ thống nước. Có lẽ đây là nguyên nhân chính vì em thấy bình tích áp chỉ dùng cho những tòa nhà lớn, sử dụng liên tục.

Vài suy nghĩ của em ạ. :)
Anh ơi, bơm tăng áp dù bền cách mấy thì nó vẫn được truyền động bằng motor điện. Motor điện tối kỵ khởi động nhiều lần liên tiếp. Mỗi lần khởi động là 1 lần ngắn mạch, dòng khởi động gấp 9 - 11 lần dòng chạy gây rủi ro quá nhiệt, giảm tuổi thọ cuộn dây. Khởi động liên tục gây hồ quang và quá nhiệt contactor. Motor chạy cả tháng trong định mức không sao, motor để lâu không chạy hay chạy / dừng liên tục mới là rủi ro. Motor bền tức là chịu rủi ro được, không có nghĩa rủi ro không có. Rủi ro cháy ảnh hưởng làn cả nhà.
Không dùng bình tích áp, áp lực nước ra giật cục khó điều chỉnh nếu nhà nhiều thành viên. Bạn bè mình đã mấy người phải bỏ vụ relay trực tiếp vì đứng quan sát thấy contactor rất nóng, hồ quang lóe liên tục.
Nhưng anh nói đúng, gia đình ít ai dùng bình tích áp vì rườm rà, tốn kém và họ không hiểu cái rủi ro của việc chạy / dừng motor liên tục. Mà dùng bình tích áp tốt + gắn PSV, tích áp vừa phải thôi, nhà 4 lầu cao < 14 m thì nạp áp 1.6 - 1.8 barg thôi (để đầu nguồn, nếu nước thủy cục yếu). Còn nước thủy cục mạnh, thì bỏ hết, vô tư xài, NLMT dạng tấm chịu lực.
 
  • Like
Reactions: DMG and ngoinhaxanh
Tập Lái
11/3/19
0
233
39
Tp. Hồ Chí Minh
Theo tiêu chuẩn thì để vòi sen đủ áp tắm thì chiều cao tối thiểu từ vòi sen đến đáy bồn là 6m. Nên tầng trên cùng thì luôn yếu, các tầng dưới thì ok. Tách ra thì vẫn gắn bơm tăng áp riêng cho tầng trên và mục đích để hạn chế bơm hoạt động. Nếu đấu chung 1 đường thì mở vòi là chạy.
Em nghĩ nghiên cứu cải tiến để tăng tiện ích, trải nghiệm sử dụng cho các thành viên trong Gia đình, bơm tăng áp giờ cũng đâu có mắc, nếu như không muốn nói là rẻ so với chi phí đi thành 2 trục kia ấy chứ. :) Cứ mở vòi ra, nước chảy mạnh, giảm bớt thời gian chờ khi sơ chế đồ ăn, rửa rau, tắm sạch, giặt nhanh... :) Tính kỹ quá có khi lại mất nhiều hơn. Em cứ nhìn bản thân mình, thấy sự khác biệt rõ ràng lúc trước và sau khi lắp bơm tăng áp thì mới thấy tiếc mình không lắp sớm thế nào. :D
 
Hạng D
14/8/15
1.565
24.370
113
Bác dùng hệ nước nóng NLMT chịu áp tấm phẳng như bác chủ thớt đã đăng ở #1 ạ. Tất nhiên không cần con khủng như thế, em biết vài sản phẩm chịu áp lên đến 3 bar, là đủ đáp ứng cho sử dụng của hộ Gia đình rồi ạ. :)

Mà em không hiểu, nhà ở mặt đất thường cao lắm 6, 7 tầng, tương ứng cao khoảng 25m. Áp nước cho tầng dưới cùng nếu để tự nhiên là khoảng hơn 2 bar (có trừ tổn thất áp trên đường ống), thêm bơm tăng áp là hơn 1 bar nữa, thì nước chảy tại vòi vẫn nằm trong mức cho phép, sao bác phải thi công kỳ công tách 2 trục riêng vậy ạ??? Dùng chung vẫn ổn mà ạ. Thường em thấy nhà chung cư, khách sạn mới chia từng khu, mấy tầng một trục, lắp van giảm áp để giảm bớt áp lực nước tại vòi ra ạ.
Anh đi xa quá.
 
Hạng D
14/8/15
1.565
24.370
113
Em nghĩ nghiên cứu cải tiến để tăng tiện ích, trải nghiệm sử dụng cho các thành viên trong Gia đình, bơm tăng áp giờ cũng đâu có mắc, nếu như không muốn nói là rẻ so với chi phí đi thành 2 trục kia ấy chứ. :) Cứ mở vòi ra, nước chảy mạnh, giảm bớt thời gian chờ khi sơ chế đồ ăn, rửa rau, tắm sạch, giặt nhanh... :) Tính kỹ quá có khi lại mất nhiều hơn. Em cứ nhìn bản thân mình, thấy sự khác biệt rõ ràng lúc trước và sau khi lắp bơm tăng áp thì mới thấy tiếc mình không lắp sớm thế nào. :D
Anh ơi, bơm tăng áp dù bền cách mấy thì nó vẫn được truyền động bằng motor điện. Motor điện tối kỵ khởi động nhiều lần liên tiếp. Mỗi lần khởi động là 1 lần ngắn mạch, dòng khởi động gấp 9 - 11 lần dòng chạy gây rủi ro quá nhiệt, giảm tuổi thọ cuộn dây. Khởi động liên tục gây hồ quang và quá nhiệt contactor. Motor chạy cả tháng trong định mức không sao, motor để lâu không chạy hay chạy / dừng liên tục mới là rủi ro. Motor bền tức là chịu rủi ro được, không có nghĩa rủi ro không có. Rủi ro cháy ảnh hưởng làn cả nhà.
Bạn bè mình đã mấy người phải bỏ vụ relay trực tiếp vì đứng quan sát thấy contactor rất nóng, hồ quang lóe liên tục.
Nhưng anh nói đúng, gia đình ít ai dùng bình tích áp vì rườm rà, tốn kém và họ không hiểu cái rủi ro của việc chạy / dừng motor liên tục. Mà dùng bình tích áp tốt + gắn PSV, tích áp vừa phải thôi, nhà 4 lầu cao < 14 m thì nạp áp 1.6 - 1.8 barg thôi (để đầu nguồn, nếu nước thủy cục yếu).
 
Tập Lái
11/3/19
0
233
39
Tp. Hồ Chí Minh
Anh ơi, bơm tăng áp dù bền cách mấy thì nó vẫn được truyền động bằng motor điện. Motor điện tối kỵ khởi động nhiều lần liên tiếp. Mỗi lần khởi động là 1 lần ngắn mạch, dòng khởi động gấp 9 - 11 lần dòng chạy gây rủi ro quá nhiệt, giảm tuổi thọ cuộn dây. Khởi động liên tục gây hồ quang và quá nhiệt contactor. Motor chạy cả tháng trong định mức không sao, motor để lâu không chạy hay chạy / dừng liên tục mới là rủi ro. Motor bền tức là chịu rủi ro được, không có nghĩa rủi ro không có. Rủi ro cháy ảnh hưởng làn cả nhà.
Không dùng bình tích áp, áp lực nước ra giật cục khó điều chỉnh nếu nhà nhiều thành viên. Bạn bè mình đã mấy người phải bỏ vụ relay trực tiếp vì đứng quan sát thấy contactor rất nóng, hồ quang lóe liên tục.
Nhưng anh nói đúng, gia đình ít ai dùng bình tích áp vì rườm rà, tốn kém và họ không hiểu cái rủi ro của việc chạy / dừng motor liên tục. Mà dùng bình tích áp tốt + gắn PSV, tích áp vừa phải thôi, nhà 4 lầu cao < 14 m thì nạp áp 1.6 - 1.8 barg thôi (để đầu nguồn, nếu nước thủy cục yếu). Còn nước thủy cục mạnh, thì bỏ hết, vô tư xài, NLMT dạng tấm chịu lực.
Em hiểu điều bác nói ạ. Tuy nhiên em thấy trong thực tế các con bơm tăng áp sử dụng rất bền, giá giờ khoảng 2 - 3 tr, sử dụng 3 - 5 năm, tính ra không quá mắc cho nhu cầu dùng nước - thiết yếu nhất cho tất cả mọi người, tất cả gia đình. Về rủi ro chập cháy, thì tất cả các thiết bị sử dụng điện đều có nguy cơ, vì vậy cần chú ý khi thi công, do bơm để ngoài trời, cần nâng cao bơm lên cao (tránh ngập nước), luồn ống dây cẩn thận để không tiếp xúc trực tiếp ánh nắng MT. Đấu nối vào CB tầng để tránh rủi ro khi chập, ngắn mạch...

Em đã lắp nhiều bơm rồi, với con bơm cơ Pana, bản thân nó có bầu tích áp, nhưng quá nhỏ, nên chỉ cần mở vòi nước ra là áp trong ống sụt xuống dưới mức cho phép, bơm kích chạy rồi. Khi có hiện tượng nước chảy giật cục, là do rơ le chỉnh chưa hợp lý, nên bơm đập nhả quá thường xuyên, kỹ thuật căn chỉnh lại là ổn, nước sẽ ra ổn định. Nếu căn chỉnh hợp lý, dù Bác mở 3, 5 vòi cùng lúc, nước chảy ra vẫn ổn định, không giật cục gây khó chịu.

Cơ mà nếu lắp được con bình tích áp lớn, thì đúng là quá tốt, tùy vào dung tích bình tích áp, mình có thể giảm số lần bơm khởi động để chạy và ngừng xuống vài lần. Cơ mà để phân tích và thuyết phục chủ đầu tư thì thật sự rất khó ạ. :)
 
Mãi yêu El
25/3/09
3.819
43.427
113
Em nghĩ nghiên cứu cải tiến để tăng tiện ích, trải nghiệm sử dụng cho các thành viên trong Gia đình, bơm tăng áp giờ cũng đâu có mắc, nếu như không muốn nói là rẻ so với chi phí đi thành 2 trục kia ấy chứ. :) Cứ mở vòi ra, nước chảy mạnh, giảm bớt thời gian chờ khi sơ chế đồ ăn, rửa rau, tắm sạch, giặt nhanh... :) Tính kỹ quá có khi lại mất nhiều hơn. Em cứ nhìn bản thân mình, thấy sự khác biệt rõ ràng lúc trước và sau khi lắp bơm tăng áp thì mới thấy tiếc mình không lắp sớm thế nào. :D
Thêm 1 cái ống cấp thì chi phí ko nhiều. Nhưng cái lợi là vòi sen sẽ luôn có nóng lạnh như thường và ko lệ thuộc bơm áp.
Nhược điểm khi lắp bơm áp là nước lạnh ra mạnh lấn dòng nước nóng nên tắm sẽ ko có nước nóng. Bác sẽ sử lý ra sao? anhhai đang hỏi bác điểm này.
 
  • Like
Reactions: V8888 and anhhai.
Hạng D
26/7/08
1.924
62.117
113
Anh ơi, bơm tăng áp dù bền cách mấy thì nó vẫn được truyền động bằng motor điện. Motor điện tối kỵ khởi động nhiều lần liên tiếp. Mỗi lần khởi động là 1 lần ngắn mạch, dòng khởi động gấp 9 - 11 lần dòng chạy gây rủi ro quá nhiệt, giảm tuổi thọ cuộn dây. Khởi động liên tục gây hồ quang và quá nhiệt contactor. Motor chạy cả tháng trong định mức không sao, motor để lâu không chạy hay chạy / dừng liên tục mới là rủi ro. Motor bền tức là chịu rủi ro được, không có nghĩa rủi ro không có. Rủi ro cháy ảnh hưởng làn cả nhà.
Không dùng bình tích áp, áp lực nước ra giật cục khó điều chỉnh nếu nhà nhiều thành viên. Bạn bè mình đã mấy người phải bỏ vụ relay trực tiếp vì đứng quan sát thấy contactor rất nóng, hồ quang lóe liên tục.
Nhưng anh nói đúng, gia đình ít ai dùng bình tích áp vì rườm rà, tốn kém và họ không hiểu cái rủi ro của việc chạy / dừng motor liên tục. Mà dùng bình tích áp tốt + gắn PSV, tích áp vừa phải thôi, nhà 4 lầu cao < 14 m thì nạp áp 1.6 - 1.8 barg thôi (để đầu nguồn, nếu nước thủy cục yếu). Còn nước thủy cục mạnh, thì bỏ hết, vô tư xài, NLMT dạng tấm chịu lực.

Ngày nay bơm người ta dùng brushless motor rồi, ko còn chổi than nữa nên hồ quang cũng ko còn (e đoán vậy), motor bơm brushless nó chạy 4-5 năm vẫn chả sao đâu anh ạ. Nhà r đang xài loại chổi than thường thôi, cũng 3 năm tạch tè rồi, chưa thấy gì.