Tập Lái
11/3/19
0
233
39
Tp. Hồ Chí Minh
Thêm 1 cái ống cấp thì chi phí ko nhiều. Nhưng cái lợi là vòi sen sẽ luôn có nóng lạnh như thường và ko lệ thuộc bơm áp.
Nhược điểm khi lắp bơm áp là nước lạnh ra mạnh lấn dòng nước nóng nên tắm sẽ ko có nước nóng. Bác sẽ sử lý ra sao? anhhai đang hỏi bác điểm này.
Về cái này trước em có trả lời trong một topic, có vẽ chi tiết hơn, nhưng giờ tìm mãi không thấy, em lại kiếm tạm một cái hình trên mạng về, chỉnh sửa sơ sài chút để diễn đạt lại ý của em ạ, nếu có thời gian chắc em vẽ riêng một hệ quá:

tăng áp nóng


Vì chỉnh vội, và cũng không tim thấy được hình như ý trên mạng, nên chất lượng hơi tệ, em cũng thêm chú thích trên ảnh tạm, mong Bác thông cảm nhé ạ.

Theo đó, chỗ khung đỏ mình lắp bơm tăng áp vào đó. Bơm này sẽ cấp nước lạnh xuống tầng áp mái, và một nhánh cấp nước lạnh vào bồn nước nóng để chờ làm nóng nước ạ. Hệ nước nóng ở đây phải là hệ chịu áp. Do cùng chung một bơm tăng áp cấp cả cho nước nóng và nước lạnh, nên áp hai bên sẽ tương đương nhau. Em có hình ảnh thực tế, mà phải đợi lục lại đã ạ. :)
 
Hạng D
26/8/05
3.771
25.360
133
Em đã lắp nhiều bơm rồi, với con bơm cơ Pana, bản thân nó có bầu tích áp, nhưng quá nhỏ, nên chỉ cần mở vòi nước ra là áp trong ống sụt xuống dưới mức cho phép, bơm kích chạy rồi. Khi có hiện tượng nước chảy giật cục, là do rơ le chỉnh chưa hợp lý, nên bơm đập nhả quá thường xuyên, kỹ thuật căn chỉnh lại là ổn, nước sẽ ra ổn định. Nếu căn chỉnh hợp lý, dù Bác mở 3, 5 vòi cùng lúc, nước chảy ra vẫn ổn định, không giật cục gây khó chịu.
Cái mà anh nói gắn trong bơm, là pulsation dampener (giảm chấn) tránh hiện tượng water hammer (búa nước) gây vỡ ống, không phải accummulator (bình tích áp) mục đích nắn áp.
Bơm dân dụng đa phần là centrifugal type, quan hệ giữa lưu lượng và áp suất tạm gọi là tỷ lệ nghịch cho dễ tính.
Về lý thuyết, 1 vòi, 2 vòi... 10 vòi dùng sẽ dẫn đến lưu lượng và áp suất đường ống thay đổi với dải rất dài, tạm tính 1 - 10 lần.
Điều khiển relay là điều khiển on / off không bao giờ cho áp ổn định nếu tải tiêu thụ thay đổi (1 - 10 vòi). Anh mở 1 vòi áp ổn, anh mở thêm 1 vòi thì áp sẽ giảm ngay lập tức rồi giữ đều, 3 vòi lại tiếp tục giảm, rồi đóng bớt 1 vòi áp lại tăng... Nước nóng ra mỗi vòi sẽ nóng lạnh không còn đúng ý nếu người này người kia tắm / dừng tắm / bật / tắt vòi.
Chỉ inverter hay accummulator mới giải quyết được chuyện này để áp nước nóng ổn định.

PS: Mình mới xem hình anh post. Anh dùng chung 1 bơm cho cả nước nóng và lạnh, vậy thì sẽ không có sự nóng hay lạnh thay đổi dột ngột khi có người mở / đóng vòi, chỉ có áp thay đổi yếu hay mạnh. Dân dụng, không muốn đầu tư tốn kém, thì thế này thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: DMG and V8888
Mãi yêu El
25/3/09
3.819
43.428
113
Về cái này trước em có trả lời trong một topic, có vẽ chi tiết hơn, nhưng giờ tìm mãi không thấy, em lại kiếm tạm một cái hình trên mạng về, chỉnh sửa sơ sài chút để diễn đạt lại ý của em ạ, nếu có thời gian chắc em vẽ riêng một hệ quá:

View attachment 2219205

Vì chỉnh vội, và cũng không tim thấy được hình như ý trên mạng, nên chất lượng hơi tệ, em cũng thêm chú thích trên ảnh tạm, mong Bác thông cảm nhé ạ.

Theo đó, chỗ khung đỏ mình lắp bơm tăng áp vào đó. Bơm này sẽ cấp nước lạnh xuống tầng áp mái, và một nhánh cấp nước lạnh vào bồn nước nóng để chờ làm nóng nước ạ. Hệ nước nóng ở đây phải là hệ chịu áp. Do cùng chung một bơm tăng áp cấp cả cho nước nóng và nước lạnh, nên áp hai bên sẽ tương đương nhau. Em có hình ảnh thực tế, mà phải đợi lục lại đã ạ. :)
Bác làm kiểu này rồi à, ống hơi bình nóng đâu? Có phun lên ko?
 
  • Haha
Reactions: anhhai.
Hạng D
14/8/15
1.565
25.042
113
Về cái này trước em có trả lời trong một topic, có vẽ chi tiết hơn, nhưng giờ tìm mãi không thấy, em lại kiếm tạm một cái hình trên mạng về, chỉnh sửa sơ sài chút để diễn đạt lại ý của em ạ, nếu có thời gian chắc em vẽ riêng một hệ quá:

View attachment 2219205

Vì chỉnh vội, và cũng không tim thấy được hình như ý trên mạng, nên chất lượng hơi tệ, em cũng thêm chú thích trên ảnh tạm, mong Bác thông cảm nhé ạ.

Theo đó, chỗ khung đỏ mình lắp bơm tăng áp vào đó. Bơm này sẽ cấp nước lạnh xuống tầng áp mái, và một nhánh cấp nước lạnh vào bồn nước nóng để chờ làm nóng nước ạ. Hệ nước nóng ở đây phải là hệ chịu áp. Do cùng chung một bơm tăng áp cấp cả cho nước nóng và nước lạnh, nên áp hai bên sẽ tương đương nhau. Em có hình ảnh thực tế, mà phải đợi lục lại đã ạ. :)
Dận anh dồi nha.
 
Hạng D
26/8/05
3.771
25.360
133
Ngày nay bơm người ta dùng brushless motor rồi, ko còn chổi than nữa nên hồ quang cũng ko còn (e đoán vậy), motor bơm brushless nó chạy 4-5 năm vẫn chả sao đâu anh ạ. Nhà r đang xài loại chổi than thường thôi, cũng 3 năm tạch tè rồi, chưa thấy gì.
Contactor gắn bên ngoài motor anh ơi. Khi áp đường ống giảm, contactor đóng, motor chạy, áp tăng (hết dùng nước), contactor hở, motor dừng.
Bơm dùng AC motor đương nhiên brushless.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: rottie
Tập Lái
11/3/19
0
233
39
Tp. Hồ Chí Minh
Bác làm kiểu này rồi à, ống hơi bình nóng đâu? Có phun lên ko?
Bình kín mà Bác. Bác xem lại bài của bác chủ ở #1 ấy ạ, loại này không có ống thông hơi ạ. Thực ra trên nó là có một cái van xả áp, khi áp cao vượt quá mức cho phép, cái van này sẽ xả bớt hơi và nước trong bồn bảo ôn ra nhằm bảo vệ bồn và tấm thu nhiệt.

Tấm thu nhiệt của hệ này cũng được làm từ đồng, hàn kỹ lại, đảm bảo chịu áp lực tốt, không rò rỉ.

Đây là ưu điểm của hệ tấm phẳng chịu áp ạ Bác. :) Chỉ cần một bơm tăng áp, dùng chung cho cả nước lạnh và nước nóng như em giải thích trên ạ.
 
  • Love
Reactions: camapsaigon
Hạng D
14/8/15
1.565
25.042
113
Em nêu phương án giải quyết bài toán Bác đặt ra rồi mà, nếu chưa đúng ý của Bác, thì Bác nêu lại vấn đề, xem em trả lời chưa đúng trọng tâm ở đâu, em điều chỉnh lại chứ ạ. :oops::oops::oops:
Mình đang si nghĩ xem nêu ntn để anh trả lời đúng trọng tâm :(
 
Tập Lái
11/3/19
0
233
39
Tp. Hồ Chí Minh
Cái mà anh nói gắn trong bơm, là pulsation dampener (giảm chấn) tránh hiện tượng water hammer (búa nước) gây vỡ ống, không phải accummulator (bình tích áp) mục đích nắn áp.
Bơm dân dụng đa phần là centrifugal type, quan hệ giữa lưu lượng và áp suất tạm gọi là tỷ lệ nghịch cho dễ tính.
Về lý thuyết, 1 vòi, 2 vòi... 10 vòi dùng sẽ dẫn đến lưu lượng và áp suất đường ống thay đổi với dải rất dài, tạm tính 1 - 10 lần.
Điều khiển relay là điều khiển on / off không bao giờ cho áp ổn định nếu tải tiêu thụ thay đổi (1 - 10 vòi). Anh mở 1 vòi áp ổn, anh mở thêm 1 vòi thì áp sẽ giảm ngay lập tức rồi giữ đều, 3 vòi lại tiếp tục giảm, rồi đóng bớt 1 vòi áp lại tăng... Nước nóng ra mỗi vòi sẽ nóng lạnh không còn đúng ý nếu người này người kia tắm / dừng tắm / bật / tắt vòi.
Chỉ inverter hay accummulator mới giải quyết được chuyện này để áp nước nóng ổn định.
Phần bác tô đậm của em, ý của em khác cơ ạ. Hơi khó diễn đạt, nhưng em có kiếm được một cái clip trên youtube, link sau ạ:
https://youtu.be/NmwsycIhTsQ?t=166

Bác có thể thấy khi rơ le căn chỉnh chưa hợp lý, nước nó giật cục, chảy không đều. Cái này mình có thể khắc phục bằng cách chỉnh lại rơ le bơm tăng áp cơ.

Em cũng đồng ý với Bác về việc mở thêm vòi là áp suất sẽ giảm. Ổn định trong ý của em là nước chảy đều, và áp lực nước đủ mạnh dùng cho sinh hoạt. :) Em đi thi công trực tiếp, nên thường hay dùng cảm nhận trực tiếp để đánh giá, kiểu như đẹp mắt ta ra mắt người ạ Bác. Vẫn biết làm đủ thì sẽ tốt, sẽ bền, nhưng chi phí đội lên cao, và nhiều cái cũng khó giải trình với chủ đầu tư khi nó thực sự không cấp thiết để thuyết phục chủ đầu tư làm. :D:D:D:D