Hạng B2
10/7/09
316
2
0
35
tanviva2000 nói:
Đang lái trợ lực điện mà đức cầu chì thì vấn đề gì xãy ra???
 
Thì thành không trợ lực thôi bác ạ, tất nhiên nặng hơn rồi. Chứ không đến nỗi mất điều khiển đâu bác.
Nếu chập 2 đầu motor điện trợ lực thì tay lái mới cứng lại
 
Chi hội phó GMFC
13/5/05
2.522
10
38
50
"Trợ" chứ đâu phải lái luôn bằng điện đâu, nặng hơn thôi (không có trợ). Còn cái nào hiện đại hơn thì tuỳ hãng sản xuất nữa...
Khi đi trong TP thì trợ lực điện lái sướng hơn. Khi chạy nhanh thì trợ lực điện còn níu bớt lại cho an toàn... Cảm giác lái thì: trăm người mười ý, có bác thích nặng, có bác thích nhẹ...
Dầu thì hao công suất máy (1 trong 3 bộ phận hao công suất nhất trên xe)... Điện thì không hao... Cái nào nhanh hỏng hay mau hỏng còn do nhiều thứ lắm... của bền tại người chứ chẳng phải A thì phải bền hơn B...
 
1/4/07
21.905
16.705
113
0913168658
Ưu điểm trợ lực điện so với trợ lực dầu
- Khi không quay lái thì bơm trợ lực dầu vẫn hoạt động, tạo 1 áp suất khá lớn, áp suất này tuy đc đk bởi van điều áp nhưng nói chung là vẫn tổn hao công suất và tuổi thọ bơm, còn bơm điện moto điện chỉ hoạt động khi đánh lái-đỡ hao công suất hơn
Bộ Lái dầu không hao làm hơn đâu, vì chỉ tác động khi đánh lái ( hay gặp trở ngại - cán đá trên đường) Nếu tưực sự tiêu tốn năng lượng nhiều - hệ thống lái dầu sẽ phải làm thêm một két nhớt dành cho hệ thống lái. Nếu so sánh với các tổn thành khác hệ thóng lái dầu hao dưới 0.05% năng lượng xe.
-Nếu có bị mất trợ lực thì lái điện vẫn nhẹ hơn do lái dầu phải ép dầu trong thước lái.
Hệ thống lái cần khi nguy cấp là khi nỗ vỏ xe
Hệ thống lái trợ lực cần thiết nhất là khi nỗ vỏ trước, lúc này nhẹ chưa hẳn là ưu thế.
- Lái dầu trợ lực dễ hư hỏng hơn do rò rỉ đường dầu, phốt thước lái...cái này điện it bị hơn.
Thực tế thì dùng 200.000km lái dầu vẫn không bị gì ngoài việc châm dầu và thay curoa mổi 50.000km. Hư hỏng lái dầu rất dể nhận biết, còn lái điện thì không có dấu hiệu hư hỏng báo trước cả, cái khoản này thì lái dầu an toàn hơn.

Dựa vào đặc điểm hệ thống lái, e nghĩ có thể phân biệt đc lái điện bằng cách sau đây (e chỉ suy luận thôi chưa thư, bác nào lái Vios hay Yaris thì thử coi nha): Đánh lái hết cỡ khi đang nổ máy, đậu tại chỗ, nếu vòng tua máy tăng lên nhiều thì là lái trợ lực dầu. Cách thứ 2, mở khoang động cơ ra nếu thấy bình dầu trợ lực thì bít liền.
Cách nhận biết, bác đã nói ở trên rồi, lái điện làm việc cả lúc xe không nổ máy- do đó, đánh lái lúc động cơ chưa nổ máy và nổ máy  xem có năng nhẹ khác nhau không. 
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
31/1/11
22
2
0
54
profi nói:
Em chỉ nghe là dầu chứ chưa nghe là điện
Tại sao ?, ý nghĩa - hệ thống lái có trợ lực lái

1- Hiện có hai loại phổ biến là trợ lái thuỷ lực và trợ lái điện.


Để tăng tính an toàn, các nhà chế tạo đã nghĩ ra cách tăng diện tích và giảm áp suất của lốp xe để tăng cường khả năng bám đường khi xe di chuyển với tốc độ cao (điển hình là ở rất nhiều dòng xe đời mới) nhưng như vậy cần nhiều lực đánh lái hơn do tăng diện tích tiếp xúc lốp. Nếu tăng tỷ số truyền thì rõ ràng sẽ giảm được lực đánh lái nhưng khi lái xe bạn phải quay vô lăng nhiều hơn. Vậy có cách nào để vừa giảm được lực đánh lái mà không phải quay vô lăng quá nhiều. Các nhà chế tạo đã lắp thêm cho hệ thống lái các thiết bị phụ trợ gọi là hệ thống lái có trợ lực lái.
Trước đây, các hệ thống lái có trợ lực chủ yếu chỉ được lắp ở các dòng xe tải nặng nhưng ngày nay, ngay cả những dòng xe du lịch nhỏ cũng được lắp hệ thống này. Chiếm một tỷ trọng nhỏ là một số loại xe trang bị hệ thống lái trợ lực phi tuyến tính PPS, trợ lái thuỷ lực – điện EHPS.


2- Hệ thống lái trợ lực điện


Bộ trợ lực điện là bộ trợ lực sử dụng công suất của động cơ điện một chiều để hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng.
- Ưu điểm của bộ trợ lực điện so với bộ trợ lực thủy lực là ít tiêu hao công suất động cơ hơn. Trên bộ trợ lực thủy lực đông cơ luôn luôn kéo bơm thủy lực hoạt động, điều này gây lãng phí công suất của động cơ trong những khoảng thời gian không có yêu cầu trợ lực. Khắc phục được nhược điểm này bộ trợ lực điện chỉ cung cấp những mô men trợ lực trong những khoảng thời gian cần thiết nhờ các cảm biến mô men quay của trục lái và các cảm biến khác quyết định thời điểm và cường độ dòng điện đưa vào động cơ điện một chiều.
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
31/1/11
22
2
0
54
truong195 nói:
Trong trường hợp đứt hay chập điện tắt động cơ khi xe đang chạy( ngập nước, chuột cán.. đứt cầu chì tổng...) hệ thống đối phó ra sao?
  • Trợ lực điện có giá thành hạ, cấu tạo đơn giản: mô-tơ, bánh răng và một vài cảm biến. Kết cấu gọn nhẹ này có thể dễ dàng đặt dưới ca-pô bất kỳ xe nào. Trong trường hợp trợ lực điện bị hỏng, lực xoay vô lăng chỉ như xe không trợ lực lái, chứ không quá nặng như trường hợp hỏng trợ lực dầu.
  • Trợ lực điện chỉ đòi hỏi năng lượng cần thiết khi quay vô-lăng, không gây tổn hao công suất động cơ thường xuyên. Xe được trang bị hệ thống này tiết kiệm được 3% nhiên liệu so với xe dùng trợ lực dầu.
  • Ưu điểm lớn nhất của trợ lực điện là đảm bảo được sự chính xác và nhẹ nhàng của tay lái. Ví dụ như xe Fiat Punto, hệ thống này có 2 chế độ làm việc, ở nấc "Thành phố" nó hoạt động tối đa để giúp tài xế cơ động với tốc độ thấp hay khi đỗ xe. Với nấc "Bình thường", trợ lực sẽ giảm xuống mức tối thiểu nhằm đảm bảo độ chính xác và cảm nhận tốt nhất cho người lái. Chỉ với một nút bấm, người ta có thể dễ dàng chuyển đổi qua lại giữa 2 chế độ. Nếu tài xế để quên nấc "Thành phố" khi chạy trên xa lộ, thiết bị điện tử sẽ tự động chuyển sang chế độ "Bình thường" khi tốc độ xe vượt quá 70 km/h, sau một thời gian nhất định.
  • Trên ôtô, nhiều thiết bị trước đây được coi là xa xỉ như compac disc, kính điện, sưởi gương... bây giờ đã là tiêu chuẩn của các xe thông thường. Trong tương lai gần, cơ cấu hỗ trợ tay lái bằng thủy lực sẽ phải nhường chỗ cho trợ lực điện, vì sự ưu việt của hệ thống này là không thể phủ nhận.
+ Mô hình đơn giản hóa



  • Ưu điểm của trợ lực lái là rất lớn, cùng với hệ thống ESP ( cân bằng
thân xe) và các cảm biến giúp tránh tai nạn trên đường giao thông ở
các tình huống bất ngờ.


  • Khi xe vào cua chưa đủ thì tài xế thường hay xoay thêm vô lăng
(xe 1) và như thế dễ bị văng ra lề đường. Khi ấy ESP chẳng
giúp được gì mà hệ thống điều khiển động lực sẽ làm bánh chuyển
hướng (bánh lái) xoay ít hơn tác động trên vô lăng (xe 2). Nếu như
vậy vẫn chưa đủ thì hệ thống ESP sẽ tự động phanh và kết quả là
xe cua lượn đúng đường nhờ tác động của nhiều thứ lực ma sát.

  • Bên trong trợ lực điện tử có gì đặc biệt? nào cùng khám phá ...

 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
31/1/11
22
2
0
54
EPS (hộp ECU trợ lái bằng điện)


  • EPS (Trợ lái bằng điện) tạo mômen trợ lực nhờ mô tơ vận hành lái và giảm lực đánh lái.
  • Như ở phần trên đã đề cập đến, trợ lái thuỷ lực sử dụng công suất động cơ để tạo áp suất thuỷ lực và tạo mômen trợ lực, do vậy làm tăng phụ tải động cơ, dẫn đến tốn nhiên liệu Do EPS dùng mô tơ điện nên không cần công suất động cơ và làm cho việc tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn. Hệ thống EPS có các thiết bị chính như sau:
  • ECU của EPS nhận tín hiệu từ các cảm biến, đánh giá tình trạng xe và quyết định dòng điện cần đưa vào động cơ điện một chiều để trợ lực.


  • Khi người lái xe điều khiển vô lăng, mô men lái tác động lên trục sơ cấp của cảm biến mô men thông qua trục lái chính. Người ta bố trí các vòng phát hiện 1 và 2 trên trục sơ cấp (phía vô lăng) và vòng 3 trên trục thứ cấp (phía cơ cấu lái). Trục sơ cấp và trục thứ cấp được nối bằng một thanh xoắn. Các vòng phát hiện có cuộn dây phát hiện kiểu không tiếp xúc trên vòng ngoài để hình thành một mạch kích thích. Khi tạo ra mô-men lái thanh xoắn bị xoắn tạo độ lệch pha giữa vòng phát hiện 2 và 3. Dựa trên độ lệch pha này, một tín hiệu tỷ lệ với mô men vào được đưa tới ECU. Dựa trên tín hiệu này, ECU tính toán mô men trợ lực cho tốc độ xe và dẫn động mô tơ.


  • Mô tơ điện một chiều DC bao gồm rô to, stato và trục chính. Cơ cấu giảm tốc bao gồm trục vít và bánh vít. Mô-men do rô to tạo ra truyền tới cơ cấu giảm tốc. Sau đó, mô men này được truyền tới trục lái. Trục vít được đỡ trên các ổ đỡ để giảm độ ồn. Ngay dù mô tơ DC bị hỏng không chạy thì chuyển động quay của trục lái chính và cơ cấu giảm tốc vẫn không bị cố định nên vô lăng vẫn có thể điều khiển.


  • Ngoài ra còn có: ECU ABS (tín hiệu tốc độ xe); ECU động cơ (tín hiệu tốc độ động cơ); Đồng hồ táp lô (Trường hợp có sự cố đèn sẽ bật sáng); Rơle (Cung cấp năng lượng cho mô tơ DC và ECU EPS).
 
Hạng D
27/4/10
1.502
33
48
Hành tinh Xay-da
Cho em móc bài này lên cái.
Em cảm giác xe em (i20) tay lái nó nặng làm mình hơi mệt khi lái xe, nhất là em hay có thói quen cầm 1 tay khi lái lúc vắng xe, lúc này em nhúc nhích cái tay lái hơi vất vả. Em đã vào check trong hãng và họ nói xe.. bình thường, em không biết điều này có thể thay đổi gì không và em có thể đem đến nơi nào chuyên nghiệp check chuyện này xem xe em có vấn đề gì không hạy thật sự dòng xe này nó như vậy?
Cám ơn các bác rất nhiều.
 
Hạng D
5/3/14
2.016
711
113
TPHCM
http://www.otobienhoa.vn/tin-tuc/cong-nghe-xe-hoi/1725.html
Bác nào còn thắc mắc trợ lực dầu và trợ lực điện thì vô link này tham khảo nha. Nguyên tắc hoạt động của 2 loại trợ lực tay lái là như vậy. Còn các bác nghe trợ lực thủy lực hay trợ lực điện công nghệ mới thì chẳng qua là nta sản xuất ra 1 loại bơm mới hay hệ thống dẫn hay kiểm soát mới cho trợ lực dầu, hay là con ECU thế hệ mới gì đó cho trợ lực điện. Nói chung là cái nào cũng là hỗ trợ đánh lái tốt hơn, và người ta nghiên cứu để làm cho nó hoạt động tốt hơn, ít rủi ro hơn. Cái nào cải tiến ra sau thì gọi là thế hệ mới hay công nghệ mới thôi.Theo ý kiến cá nhân mình là vậy
 
Hạng B1
16/4/15
85
42
18
48
Ho Chi Minh City, Vietnam
Giới thiệu với các bạn video Hệ thống trợ lực điện xe Honda CR-V