Bác cần xem lại hệ thống báo hiệu giao thông QC 41:2016 trước khi điều khiển xe tham gia lưu thông :
1. Làn đường dành cho xe cơ giới được quy định tại điều 3.20 và 3.22 QC 41:2016 --> làn đường dành cho xe cơ giới lưu thông là một phần của phần đường dành cho các loại xe chạy. Các làn đường được xác định bằng vạch kẻ trên đường theo điều 52 QC 41.
2. Việc phân làn đường được thể hiện qua báo hiệu giao thông gồm : biển báo, vạch kẻ, ... --> tùy theo tính chất của làn đường mà sử dụng biển báo, vạch kẻ phù hợp --> nếu để phân làn đường 2 chiều thì sử dụng vạch số hiệu 1.1 --> 1.5.
3. Đường HBT là đường 2 chiều và được phân làn đường bằng vạch 1.1, 1.2 --> mổi chiều của đường HBT có 1 làn đường cho phương tiện lưu thông.
4. Theo giải thích từ ngữ về vượt phải tại điều 3.60 QC 41 --> vượt phải là hành vi chạy nhanh hơn xe bên trái trong cùng 1 làn đường.
==> xác đinh làn đường được thể hiện qua biển báo, vạch kẻ --> luật không quy định bắt buộc phải đặt biển báo xác định làn đường nhất là đường có 1 làn đường cho mỗi chiều, trừ khi có từ 2 làn trở lên và có phân làn theo loại phương tiện hoặc theo hướng di chuyển --> khi lưu thông phải xem vạch kẻ trên đường để biết đường đó có bao nhiêu làn cho cùng 1 chiều đường --> GT họ nói đúng về đường HBT và lỗi vi phạm.
Thực tế xe chạy không phải là quy định pháp luật, trước đây đi như vậy không sao vì có thể GT không bắt hoặc chưa bắt chứ không phải là không vi phạm.
Theo luật, xe máy vượt bên phải cũng là vi phạm lỗi vượt phải, tuy nhiên do thực tế gt của VN là xe máy và ôtô lưu thông cùng 1 làn đường cũng như không thể kẻ vạch phân làn riêng theo kích cỡ của từng xe máy vì vậy GT họ chấp nhận thực trạng xe máy vượt phải là bình thường và đương nhiên, đây là vấn đề không phù hợp về quy định vượt phải của xe máy nếu bị xử lý ---> lấy lý do xe máy vượt bên phải không bị xử lý thì mình được vượt phải vừa không có căn cứ vừa không đúng với thực trạng.
Chổ nào luật qui định "xe máy vượt bên phải cũng là vi phạm lỗi vượt phải" vậy bác?
Bác đừng nói cấm 2b "lùi xe" nơi đường giao nhau chết e à!
E thấy chỉ có nhiêu đây thôi:
Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.