Sếp ơi sếp ơi, cẩn trọng
. Quay về buôn trứng thối có khi còn kịp ạ
-------------------------------------------------------------------------------------
Nhiều đơn vị cung ứng gạo bỗng dưng... 'đột tử'
Một số nhà cung ứng gạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An rơi vào tình trạng thiếu nợ, phá sản... Vụ việc chỉ được phát hiện khi đến hạn giao gạo, các đơn vị này không có khả năng giao hàng.
Gần đây nhất, doanh nghiệp tư nhân Hiệp Hòa tại Cai Lậy (Tiền Giang) đã tuyên bố không còn khả năng trả nợ, số nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng. Đây không phải là trường hợp hiếm hoi mà theo ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội lương thực Việt Nam, có nhiều cơ sở cung ứng đã và sẽ rơi vào tình cảnh tương tự, việc phá sản của các nhà cung ứng chắc chắn ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu, dù thời điểm này chưa có phản ánh của các nhà xuất khẩu chịu tác động từ sự cố này.
Sự biến động mạnh của giá gạo khiến các đơn vị cung ứng gạo gặp khó. Ảnh: Như Ý.
Ông Bảy dẫn lời doanh nghiệp các địa phương, nguyên nhân của tình trạng doanh nghiệp cung ứng gạo rơi vào khủng hoảng là do các cơ sở, doanh nghiệp thu mua lúa nhận tiền trước từ các doanh nghiệp xuất khẩu, hay vay từ ngân hàng để thu mua lúa gạo, sau đó sử dụng nguồn vốn này vào các mục đích sinh lợi khác nhưng thua lỗ. Đến hạn phải giao hàng cho các nhà xuất khẩu lại rơi vào đúng thời điểm giá lúa gạo tăng cao khiến các cơ sở này mất khả năng trả nợ.
Tuy nhiên, ở vai trò của người trong cuộc, ông Trần Bảo Toàn, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Thanh Lịch (Đồng Tháp) bác bỏ lý do ông Bảy đưa ra. Ông Toàn thừa nhận, doanh nghiệp của mình cũng thua lỗ hàng tỷ đồng, nhưng khẳng định nguyên nhân khiến hầu hết các nhà cung ứng gặp “tai họa” là vì lãi suất ngân hàng và trượt giá, giá lúa gạo càng lên doanh nghiệp cung ứng càng lỗ.
Từ trước đến nay, hình thức liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu với doanh nghiệp cung ứng được thực hiện bằng cách, khi hai bên ký hợp đồng sẽ căn cứ trên giá xuất khẩu ở thời điểm ký, phía nhà xuất khẩu ứng vốn cho nhà cung ứng đi thu mua, hoặc dùng vốn vay ngân hàng. Do hầu hết nhà cung ứng không có sẵn gạo trong kho nên ký xong mới tổ chức đi mua gạo nguyên liệu về làm gạo thành phẩm. Vì vậy mà trong trường hợp giá gạo càng lên, rủi ro cho nhà cung ứng sẽ càng lớn.
Điều này hoàn toàn ứng với diễn biến thị trường gạo từ đầu năm đến nay. Trong khi đồng vốn bị siết lại, lãi suất cao và giá gạo cũng liên tục tăng và duy trì ở mức cao do có sự tham gia của một số doanh nghiệp nước ngoài, tính cạnh tranh cao hơn. Theo ông Trần Bảo Toàn, có thời điểm ký hợp đồng, giá gạo thành phẩm chỉ 7.000 đồng một kg, nhưng khi giao hàng giá lên xấp xỉ 10.000 đồng, nên việc các nhà cung ứng lỗ tiền tỷ là chuyện dễ hiểu. Ông Toàn khẳng định, ngoại trừ một nhà cung ứng thuộc VFA, còn lại là lỗ… tuyệt đối”.
12/10/2011
Nguồn: Theo Đất Việt