Chào các bác, tôi xin đóng góp vài lời.
Tiền có thế nào thì làm ra đường thế đó, các bác cứ đòi hỏi hay so sánh với nước này nước kia, qua tai nạn thế này thì rồi nhà nước cũng sẽ có phương án cải thiện phần nào, nhưng đương nhiên sẽ kéo theo việc phải "bớt đi kinh phí" ở một dự án nào đó, thuộc lĩnh vực khác ở đâu đó trên đất nước VN này. Thế nên theo quan điểm của tôi, chúng ta chỉ nên bàn luận về vấn đề chính chúng ta, những người điều khiển xe, còn hạ tầng thì nó là cấp vĩ mô, chỉ nên dừng ở nêu ý kiến, phản ánh phù hợp và gửi đúng chỗ. Khi mà hạ tầng không thể được giải quyết một sớm một chiều (chắc chắn, nhanh cũng phải vài tháng để cắm lại/bổ sung biển báo, hay vài năm nếu sửa đường), vậy ngày mai chúng ta tiếp tục ra đường thì sẽ thế nào? Chúng ta phải thay đổi, hoặc không đi cao tốc đó nữa? hay thay đổi chính từ cách chúng ta lái xe, thái độ chúng ta khi đi trên đường?
Nhiều người cứ vin vào cái chữ "cao tốc" để nói đường chưa tiêu chuẩn này kia, tôi xin nói thẳng có ghi siêu tốc đi nữa, thì trách nhiệm của người lái xe là làm sao làm, đi tới nơi về tới chốn. Đơn giản như việc chạy xe trong phố (trong khu đô thị) cho phép 50, 60km/h, ai cũng chạy với tốc độ đó được không? Không tưởng. Vậy tại sao khi đó chúng ta chấp nhận có lúc chạy 10, 20km/h?
Cái thẳng thắn cần thừa nhận ở đây, là nhiều người cũng đang chạy xe với tâm lý háo thắng, đường cho 80 là phải chạy 80, cho chạy 100 là phải chạy 100, chính vì cái tâm lý này mà quên đi việc giữ an toàn là trên hết. Cao tốc cho chạy 100, chúng ta chỉ chạy được 60 thì là chưa phát huy tính năng của cao tốc, hiệu quả mong muốn của cao tốc, cái này thì hoàn toàn đúng. Song khi nói về tai nạn dồn toa, có người cho rằng lý do là ở người chạy chậm tất, thì lại là hoàn toàn là đổ lỗi mà không nhận lỗi về mình. Bạn chạy nhanh tiến tới một xe phía trước chạy chậm, bạn ủn người ta thì rõ là bạn sai. Bạn chạy nhanh hơn họ và ở trước họ, xe họ không có cơ hội ủn xe bạn. Vậy tai nạn dồn toa, hay tai nạn nói chung ở đâu mà ra? Đều xuất phát từ hành vi không chủ động giữ khoảng cách an toàn, có thể tạt đầu, có thể là nóng vội, có thể tạt đầu xong thì đạp thắng dằn mặt trước đầu người ta, tất cả là do ức chế tự thân của bạn gây ra mà thôi.
Không cổ súy hành động ôm làn trái cả quãng đường dài, song nghĩ rộng ra chút, nghĩ tới những tình huống có thể là bất khả thi, thì nó xảy ra cũng không lạ. Tôi ví dụ làn trong đang có 10 xe nối đuôi nhau ở vận tốc 80km/h, khoảng cách an toàn giữa 2 xe kề nhau là 60m, khi đó nếu xe bạn đang chạy làn ngoài với tốc độ 100km, muốn lách vào làn trong thì cũng phải chạy vượt qua quãng đường 640m trong điều kiện 10 xe kia đứng yên, còn họ đang chạy thì quãng đường sẽ xa hơn rất nhiều. Sau xe bạn có xe chạy 120km/h đòi vượt, bạn nhường được không? Nhường bằng cách đi chậm lại để nối đuôi 10 xe kia, hay vượt cho bằng hết rồi chuyển làn? Chắc chắn đều là không thực tế, bạn cũng sẽ bị ông muốn chạy 120km/h kia chửi thôi. Lái xe chậm hơn bạn không thấy an toàn thì họ chưa thể nhường, cũng có thể là một lý do (tôi chỉ nói là "có thể", tùy các bác nghĩ ra các nguyên nhân khác, đương nhiên chủ ý cản không cho vượt lại là vấn đề khác). Tình huống này không thiếu trong thực tế, từ nó dẫn tới hành động xào chẻ khi các xe sát sạt nhau là đây. Bao nhiêu bác dám khẳng định mình chỉ xào chẻ khi giữ đúng khoảng cách an toàn theo lý thuyết lái xe?
Cũng không nên chửi ai ngu, bởi ai cũng từng là lái mới, bạn cũng vậy. Kinh nghiệm lái xe không ai giống ai, nhưng mới thì sẽ có cùng 1 tâm lý chung là sợ thì đi chậm, chưa quen đường thì đi chậm, đi nhiều rồi sẽ quen dần. Người chưa quen đường, hay thời gian lái xe chưa nhiều mà kêu người ta phóng nhanh cùng các bạn, lúc đó hậu quả mới khủng khiếp hơn nhiều. Và cũng đừng nên kêu người ta xuống QL mà đi, không có ngày đầu đi cao tốc thì có ngày thứ hai? hay bắt người ta đi QL cả đời chăng? Người ta có đi sai luật, thì để pháp luật xử lý, phát luật chưa chặt chẽ thì cũng cần thời gian điều chỉnh dần, chứ bạn không có quyền (răn đe) dù dưới bất kỳ hành vi nào.
Thế nên, giao thông trên đường, ngoài tuân thủ luật thì cần cái đầu lạnh nhưng tâm hồn phải "ấm, nóng", biết nhường nhịn, thì ai cũng sẽ về nhà an toàn. Muốn vượt mà an toàn thì vượt, không thì đi sau một chút chẳng sao cả, bản thân tôi cũng luôn lái xe trong tâm thế như vậy.
Tiền có thế nào thì làm ra đường thế đó, các bác cứ đòi hỏi hay so sánh với nước này nước kia, qua tai nạn thế này thì rồi nhà nước cũng sẽ có phương án cải thiện phần nào, nhưng đương nhiên sẽ kéo theo việc phải "bớt đi kinh phí" ở một dự án nào đó, thuộc lĩnh vực khác ở đâu đó trên đất nước VN này. Thế nên theo quan điểm của tôi, chúng ta chỉ nên bàn luận về vấn đề chính chúng ta, những người điều khiển xe, còn hạ tầng thì nó là cấp vĩ mô, chỉ nên dừng ở nêu ý kiến, phản ánh phù hợp và gửi đúng chỗ. Khi mà hạ tầng không thể được giải quyết một sớm một chiều (chắc chắn, nhanh cũng phải vài tháng để cắm lại/bổ sung biển báo, hay vài năm nếu sửa đường), vậy ngày mai chúng ta tiếp tục ra đường thì sẽ thế nào? Chúng ta phải thay đổi, hoặc không đi cao tốc đó nữa? hay thay đổi chính từ cách chúng ta lái xe, thái độ chúng ta khi đi trên đường?
Nhiều người cứ vin vào cái chữ "cao tốc" để nói đường chưa tiêu chuẩn này kia, tôi xin nói thẳng có ghi siêu tốc đi nữa, thì trách nhiệm của người lái xe là làm sao làm, đi tới nơi về tới chốn. Đơn giản như việc chạy xe trong phố (trong khu đô thị) cho phép 50, 60km/h, ai cũng chạy với tốc độ đó được không? Không tưởng. Vậy tại sao khi đó chúng ta chấp nhận có lúc chạy 10, 20km/h?
Cái thẳng thắn cần thừa nhận ở đây, là nhiều người cũng đang chạy xe với tâm lý háo thắng, đường cho 80 là phải chạy 80, cho chạy 100 là phải chạy 100, chính vì cái tâm lý này mà quên đi việc giữ an toàn là trên hết. Cao tốc cho chạy 100, chúng ta chỉ chạy được 60 thì là chưa phát huy tính năng của cao tốc, hiệu quả mong muốn của cao tốc, cái này thì hoàn toàn đúng. Song khi nói về tai nạn dồn toa, có người cho rằng lý do là ở người chạy chậm tất, thì lại là hoàn toàn là đổ lỗi mà không nhận lỗi về mình. Bạn chạy nhanh tiến tới một xe phía trước chạy chậm, bạn ủn người ta thì rõ là bạn sai. Bạn chạy nhanh hơn họ và ở trước họ, xe họ không có cơ hội ủn xe bạn. Vậy tai nạn dồn toa, hay tai nạn nói chung ở đâu mà ra? Đều xuất phát từ hành vi không chủ động giữ khoảng cách an toàn, có thể tạt đầu, có thể là nóng vội, có thể tạt đầu xong thì đạp thắng dằn mặt trước đầu người ta, tất cả là do ức chế tự thân của bạn gây ra mà thôi.
Không cổ súy hành động ôm làn trái cả quãng đường dài, song nghĩ rộng ra chút, nghĩ tới những tình huống có thể là bất khả thi, thì nó xảy ra cũng không lạ. Tôi ví dụ làn trong đang có 10 xe nối đuôi nhau ở vận tốc 80km/h, khoảng cách an toàn giữa 2 xe kề nhau là 60m, khi đó nếu xe bạn đang chạy làn ngoài với tốc độ 100km, muốn lách vào làn trong thì cũng phải chạy vượt qua quãng đường 640m trong điều kiện 10 xe kia đứng yên, còn họ đang chạy thì quãng đường sẽ xa hơn rất nhiều. Sau xe bạn có xe chạy 120km/h đòi vượt, bạn nhường được không? Nhường bằng cách đi chậm lại để nối đuôi 10 xe kia, hay vượt cho bằng hết rồi chuyển làn? Chắc chắn đều là không thực tế, bạn cũng sẽ bị ông muốn chạy 120km/h kia chửi thôi. Lái xe chậm hơn bạn không thấy an toàn thì họ chưa thể nhường, cũng có thể là một lý do (tôi chỉ nói là "có thể", tùy các bác nghĩ ra các nguyên nhân khác, đương nhiên chủ ý cản không cho vượt lại là vấn đề khác). Tình huống này không thiếu trong thực tế, từ nó dẫn tới hành động xào chẻ khi các xe sát sạt nhau là đây. Bao nhiêu bác dám khẳng định mình chỉ xào chẻ khi giữ đúng khoảng cách an toàn theo lý thuyết lái xe?
Cũng không nên chửi ai ngu, bởi ai cũng từng là lái mới, bạn cũng vậy. Kinh nghiệm lái xe không ai giống ai, nhưng mới thì sẽ có cùng 1 tâm lý chung là sợ thì đi chậm, chưa quen đường thì đi chậm, đi nhiều rồi sẽ quen dần. Người chưa quen đường, hay thời gian lái xe chưa nhiều mà kêu người ta phóng nhanh cùng các bạn, lúc đó hậu quả mới khủng khiếp hơn nhiều. Và cũng đừng nên kêu người ta xuống QL mà đi, không có ngày đầu đi cao tốc thì có ngày thứ hai? hay bắt người ta đi QL cả đời chăng? Người ta có đi sai luật, thì để pháp luật xử lý, phát luật chưa chặt chẽ thì cũng cần thời gian điều chỉnh dần, chứ bạn không có quyền (răn đe) dù dưới bất kỳ hành vi nào.
Thế nên, giao thông trên đường, ngoài tuân thủ luật thì cần cái đầu lạnh nhưng tâm hồn phải "ấm, nóng", biết nhường nhịn, thì ai cũng sẽ về nhà an toàn. Muốn vượt mà an toàn thì vượt, không thì đi sau một chút chẳng sao cả, bản thân tôi cũng luôn lái xe trong tâm thế như vậy.