Bò Hóng
22/1/13
1.549
33.180
113
Banh chành con mẹ nó rồi

Cơ hội cho thiên hạ vào phân tích

Start-up triệu đô The Kafe thất bại có lẽ có nhiều nguyên nhân hơn ngoài vấn đề thương hiệu. Tuy nhiên, nếu mổ xẻ dưới góc nhìn thương hiệu đây có lẽ là 4 sai lầm dẫn đến kết cục “đứt gánh” của The Kafe.
1. Thiếu concept “khác biệt”
Trước đây quán cà phê chuyên phục vụ đồ uống. Nhà hàng chuyên phục vụ đồ ăn. Nhưng hiện nay, nhà hàng có phục vụ cả đồ uống. Và ngược lại, các quán café phục vụ thêm đồ ăn như mô hình cà phê - cơm trưa văn phòng chẳng hạn… Mô hình kết hợp ăn & uống như The Kafe đã không còn mới nữa.
2. Định danh “ngành nghề” không rõ ràng
Một lần nữa nguyên lý không bao giờ cũ trong xây dựng thương hiệu: “The category first” luôn đúng. Nguyên lý này chỉ ra rằng hãy khoan nói về khác biệt nếu thương hiệu chưa trả lời được câu hỏi mình là ai và bán cái gì?
Nếu ai chưa từng đến hoặc chưa từng biết về The Kafe sẽ cho rằng họ chuyên về đồ uống bởi cái tên The Kafe khiến khách hàng liên tưởng đến “cà phê”.
Nhưng thực tế thì sao? The Kafe là ăn & uống. Dường như chính The Kafe cũng bối rối không rõ trọng tâm của họ là gì? Ăn hay Uống? Với The Kafe, dù là ăn hay uống họ đều làm chưa tới. Chính vì vậy nên báo chí cũng bối rối không biết gọi họ là chuỗi đồ uống (cà phê), chuỗi nhà hàng hay nhà hàng-cà phê?
3. Sản phẩm không “khác biệt” và thiếu sự “phù hợp”
Chất lượng đồ ăn uống không có gì đặc trưng nhưng “nổi bật” nhờ food stylish (trình bày món ăn). Món ăn ở The KAfe được trình bày đẹp, hấp dẫn, đầu bếp nước ngoài… Nhưng điều đáng tiếc là thiếu sự “phù hợp”.
Đồ ăn của The Kafe là đồ ăn vừa Á vừa Âu, nhắm vào ăn trưa là chủ yếu nhưng các món hầu như là món ăn chơi chơi như bánh ngọt, bánh mì, mì tươi, salad, pizza (trừ The Kafe Village thì có vẻ đồ ăn phong phú hơn và có thể ăn tối được)…. Với đồ ăn như thế này sẽ phù hợp với người nước ngoài hơn người Việt. Đơn giản bởi vì khách hàng người Việt chẳng thể ăn chơi chơi đồ Tây cả tuần. Nhưng cơm phở thì có thể ăn hàng ngày. Đó là lý do vì sao các mô hình café kết hợp cơm trưa văn phòng thì vẫn sống khỏe.
Thà rằng cứ làm cho tới, ăn ra ăn, uống ra uống như Cộng hay Coffee House. Hoặc nếu làm cả 2 thì cũng nên hướng tới phục vụ nhu cầu rất cụ thể: ăn trưa cho dân văn phòng, hay đồ ăn nhẹ cho bữa sáng?
4. Không gian thương hiệu
Không gian của The Kafe được đánh giá là thiết kế hiện đại, sang trọng và đẹp. Nhưng tiếc thay đây là điều mà rất nhiều thương hiệu café khác cũng làm, không riêng gì The Kafe. The Kafe không mới, không có một phong cách bài trí hoặc thiết kế riêng cho không gian để tạo sự khác biệt.
Khác với sự hiện đại và sang trọng đó của The Kafe và các thương hiệu khác trên cùng phân khúc. Thử ví dụ với chuỗi Cộng Cà Phê.
Chuỗi Cộng chọn cách lội ngược dòng lịch sử với concept rất riêng theo kiểu trở về lại với thời bao cấp xưa giữa những hối hả hiện đại.
Và thành công của Cộng đến từ việc khác biệt bằng concept “bao cấp”, được thể hiện rất “nổi bật” một cách nhất quán, xuyên suốt qua logo, màu xanh áo lính, những tờ menu giấy ngả vàng hoen ố, vật dụng trưng bày, không gian, website, … Điều đó làm cho Cộng không bị nhạt nhòa mà ngược lại rất nổi bật, rất riêng.
Khách hàng có thể nhận diện được The Kafe. Nhưng để cảm hay hiểu được The Kafe là gì và mô tả style của nó một cách ngắn gọn thì không. Nhưng với Cộng, khách hàng không chỉ nhận diện được mà họ sẽ nói ngay được Cộng là gì: Cộng là “hoài cổ” là “bao cấp”.
Với một thương hiệu café, thượng đế đến vì 1 trong 3 lý do: sản phẩm, vị trí và không gian. Điều dễ nhận thấy với các chuỗi café phân khúc trung cao trở lên là vị trí không còn khoảng cách khác biệt nữa, bởi vì thương hiệu nào cũng chọn cho mình những vị trí đẹp và trung tâm.
Các thương khác biệt chủ yếu bằng sản phẩm và không gian. Sản phẩm không khác biệt có thể được bù đắp bằng không gian và ngược lại.
Thương hiệu có cả 2, thương hiệu sẽ có tiềm năng trở thành thương hiệu dẫn đầu.
Với Cộng, sản phẩm không có gì khác biệt. Khách hàng không đến với Cộng vì sản phẩm. Nét “bao cấp” của Cộng Cà Phê làm khách hàng nhớ và đến vì không gian Cộng mang lại. Cộng khác biệt và nổi bật bằng không gian thương hiệu.
Với The Kafe, cả mô hình, sản phẩm và không gian đều không khác biệt, không nổi bật. Đây có lẽ là lý do mà The Kafe phải dừng lại giữa chừng khi còn chưa kịp trở thành Thánh Gióng.
Nếu tất cả các cô gái đều xiêm y lộng lẫy, để khác biệt bằng một bộ cánh đẹp hơn, lộng lẫy hơn quả là không dễ. Nhưng khác biệt đôi khi chỉ đơn giản là khoác lên người một dải yếm đào, chiếc khăn mỏ quạ và cái quần nái đen cũng đủ để làm vấn vương bao kẻ si tình, giống như cái cách mà Cộng Cà Phê đã làm.
Các thương hiệu hãy luôn nhớ điều này, khác biệt không nhất thiết phải tốt hơn, hay hơn hoặc giỏi hơn. Khác biệt chỉ đơn giản là “làm khác đi”.
 
Hạng D
13/8/14
2.547
30.709
113
Banh chành con mẹ nó rồi

Cơ hội cho thiên hạ vào phân tích

Start-up triệu đô The Kafe thất bại có lẽ có nhiều nguyên nhân hơn ngoài vấn đề thương hiệu. Tuy nhiên, nếu mổ xẻ dưới góc nhìn thương hiệu đây có lẽ là 4 sai lầm dẫn đến kết cục “đứt gánh” của The Kafe.
1. Thiếu concept “khác biệt”
Trước đây quán cà phê chuyên phục vụ đồ uống. Nhà hàng chuyên phục vụ đồ ăn. Nhưng hiện nay, nhà hàng có phục vụ cả đồ uống. Và ngược lại, các quán café phục vụ thêm đồ ăn như mô hình cà phê - cơm trưa văn phòng chẳng hạn… Mô hình kết hợp ăn & uống như The Kafe đã không còn mới nữa.
2. Định danh “ngành nghề” không rõ ràng
Một lần nữa nguyên lý không bao giờ cũ trong xây dựng thương hiệu: “The category first” luôn đúng. Nguyên lý này chỉ ra rằng hãy khoan nói về khác biệt nếu thương hiệu chưa trả lời được câu hỏi mình là ai và bán cái gì?
Nếu ai chưa từng đến hoặc chưa từng biết về The Kafe sẽ cho rằng họ chuyên về đồ uống bởi cái tên The Kafe khiến khách hàng liên tưởng đến “cà phê”.
Nhưng thực tế thì sao? The Kafe là ăn & uống. Dường như chính The Kafe cũng bối rối không rõ trọng tâm của họ là gì? Ăn hay Uống? Với The Kafe, dù là ăn hay uống họ đều làm chưa tới. Chính vì vậy nên báo chí cũng bối rối không biết gọi họ là chuỗi đồ uống (cà phê), chuỗi nhà hàng hay nhà hàng-cà phê?
3. Sản phẩm không “khác biệt” và thiếu sự “phù hợp”
Chất lượng đồ ăn uống không có gì đặc trưng nhưng “nổi bật” nhờ food stylish (trình bày món ăn). Món ăn ở The KAfe được trình bày đẹp, hấp dẫn, đầu bếp nước ngoài… Nhưng điều đáng tiếc là thiếu sự “phù hợp”.
Đồ ăn của The Kafe là đồ ăn vừa Á vừa Âu, nhắm vào ăn trưa là chủ yếu nhưng các món hầu như là món ăn chơi chơi như bánh ngọt, bánh mì, mì tươi, salad, pizza (trừ The Kafe Village thì có vẻ đồ ăn phong phú hơn và có thể ăn tối được)…. Với đồ ăn như thế này sẽ phù hợp với người nước ngoài hơn người Việt. Đơn giản bởi vì khách hàng người Việt chẳng thể ăn chơi chơi đồ Tây cả tuần. Nhưng cơm phở thì có thể ăn hàng ngày. Đó là lý do vì sao các mô hình café kết hợp cơm trưa văn phòng thì vẫn sống khỏe.
Thà rằng cứ làm cho tới, ăn ra ăn, uống ra uống như Cộng hay Coffee House. Hoặc nếu làm cả 2 thì cũng nên hướng tới phục vụ nhu cầu rất cụ thể: ăn trưa cho dân văn phòng, hay đồ ăn nhẹ cho bữa sáng?
4. Không gian thương hiệu
Không gian của The Kafe được đánh giá là thiết kế hiện đại, sang trọng và đẹp. Nhưng tiếc thay đây là điều mà rất nhiều thương hiệu café khác cũng làm, không riêng gì The Kafe. The Kafe không mới, không có một phong cách bài trí hoặc thiết kế riêng cho không gian để tạo sự khác biệt.
Khác với sự hiện đại và sang trọng đó của The Kafe và các thương hiệu khác trên cùng phân khúc. Thử ví dụ với chuỗi Cộng Cà Phê.
Chuỗi Cộng chọn cách lội ngược dòng lịch sử với concept rất riêng theo kiểu trở về lại với thời bao cấp xưa giữa những hối hả hiện đại.
Và thành công của Cộng đến từ việc khác biệt bằng concept “bao cấp”, được thể hiện rất “nổi bật” một cách nhất quán, xuyên suốt qua logo, màu xanh áo lính, những tờ menu giấy ngả vàng hoen ố, vật dụng trưng bày, không gian, website, … Điều đó làm cho Cộng không bị nhạt nhòa mà ngược lại rất nổi bật, rất riêng.
Khách hàng có thể nhận diện được The Kafe. Nhưng để cảm hay hiểu được The Kafe là gì và mô tả style của nó một cách ngắn gọn thì không. Nhưng với Cộng, khách hàng không chỉ nhận diện được mà họ sẽ nói ngay được Cộng là gì: Cộng là “hoài cổ” là “bao cấp”.
Với một thương hiệu café, thượng đế đến vì 1 trong 3 lý do: sản phẩm, vị trí và không gian. Điều dễ nhận thấy với các chuỗi café phân khúc trung cao trở lên là vị trí không còn khoảng cách khác biệt nữa, bởi vì thương hiệu nào cũng chọn cho mình những vị trí đẹp và trung tâm.
Các thương khác biệt chủ yếu bằng sản phẩm và không gian. Sản phẩm không khác biệt có thể được bù đắp bằng không gian và ngược lại.
Thương hiệu có cả 2, thương hiệu sẽ có tiềm năng trở thành thương hiệu dẫn đầu.
Với Cộng, sản phẩm không có gì khác biệt. Khách hàng không đến với Cộng vì sản phẩm. Nét “bao cấp” của Cộng Cà Phê làm khách hàng nhớ và đến vì không gian Cộng mang lại. Cộng khác biệt và nổi bật bằng không gian thương hiệu.
Với The Kafe, cả mô hình, sản phẩm và không gian đều không khác biệt, không nổi bật. Đây có lẽ là lý do mà The Kafe phải dừng lại giữa chừng khi còn chưa kịp trở thành Thánh Gióng.
Nếu tất cả các cô gái đều xiêm y lộng lẫy, để khác biệt bằng một bộ cánh đẹp hơn, lộng lẫy hơn quả là không dễ. Nhưng khác biệt đôi khi chỉ đơn giản là khoác lên người một dải yếm đào, chiếc khăn mỏ quạ và cái quần nái đen cũng đủ để làm vấn vương bao kẻ si tình, giống như cái cách mà Cộng Cà Phê đã làm.
Các thương hiệu hãy luôn nhớ điều này, khác biệt không nhất thiết phải tốt hơn, hay hơn hoặc giỏi hơn. Khác biệt chỉ đơn giản là “làm khác đi”.
Nói chung, bình luận hay phân tích khi người ta đã chết thì cũng ko quá khó.
Cái hay và cái khó là bình luận, phân tích để tiên đoán số phận khi nó còn sống.
 
Hạng B2
18/7/04
316
1.533
93
Nói chung, bình luận hay phân tích khi người ta đã chết thì cũng ko quá khó.
Cái hay và cái khó là bình luận, phân tích để tiên đoán số phận khi nó còn sống.
Bình luận the coffee house hay phúc long đi anh
 
Hạng D
13/8/14
2.547
30.709
113
Bình luận the coffee house hay phúc long đi anh
Tui là dân tay mơ, chỉ biết nói mấy chuyện râu ria vớ vỉn thôi chứ đâu có kiến thức chuyên sâu về F&B, chuỗi, quản trị, thương hiệu, tài chính,...
Hóng anh @lqkhoi
Bình luận ko hay về người còn sống như TCH hay PL thì cũng có khả năng bị xóa thớt. Hổm rài thấy xóa nhiều thớt bình luận về mấy hãng xe rồi đó.
 
Hạng C
25/7/11
836
60.252
93
Tui là dân tay mơ, chỉ biết nói mấy chuyện râu ria vớ vỉn thôi chứ đâu có kiến thức chuyên sâu về F&B, chuỗi, quản trị, thương hiệu, tài chính,...
Hóng anh @lqkhoi
Bình luận ko hay về người còn sống như TCH hay PL thì cũng có khả năng bị xóa thớt. Hổm rài thấy xóa nhiều thớt bình luận về mấy hãng xe rồi đó.
Anh còn pro gấp mấy lần mình mà :).
Nhìn bên ngoài thì hiện tại Phúc Long siêu ổn. Ảnh mở store rất có chiến lược bám sát khu trung tâm, đặt nặng takeaway khu trung tâm với giá cạnh tranh, ngoài ra ở khu vực ngoài như Q7 thì ảnh bám sát mall và tập trung chỗ 8 cho teen như ở Crescent Mall.
Giá cũng ko cố định mà ảnh có giá riêng cho từng khu vực. Chỗ trung tâm takeaway có giá rẻ hơn khu ngoại ô dành cho ngồi đồng.

Món chủ đạo của ảnh là Trà cũng ko gặp cạnh tranh nhiều dù cũng bị giành giật khá nhiều bởi đám trà sữa Đài Loan nhưng ai thích gout trà đen và trà chanh, trà sữa nặng thì vẫn thích Phúc Long.

Nói túm lại thì ảnh ổn. Ảnh đi khá chậm nhưng rất chắc. Khách hàng của ảnh hiện giờ trong trung tâm là nhân viên văn phòng cho takeaway, ở ngoài là teen và khá loyal.
Ảnh cũng dính 2 cú scandal nặng, trong đó có 1 cú là bọn Fbker nó mò lên Đà Lạt kiếm cái trang trại mà ảnh khoe là anh làm ra trà và cafe nhưng ko thấy đâu :D. Nhưng cuối cùng có vẻ ảnh cũng thoát mà ko để lại ảnh hưởng nào đáng kể?
 
Hạng D
13/8/14
2.547
30.709
113
Nghĩa tử là nghĩa tận, thêm 1 giọt nước mắt cho người đã khuất:
http://thitruong.nld.com.vn/tai-chi...the-kafe-va-dao-chi-anh-20170421005743882.htm

6 sai lầm được rút ra từ thất bại của The KAfe và Đào Chi Anh

CEO của The KAfe đã từng chia sẻ trong tiếc nuối: "Nếu được quay lại, tôi sẽ mạnh mẽ hơn trong lúc đàm phán với nhà đầu tư, sẽ quyết liệt hơn trong việc chấp nhận hay không chấp nhận chỉ tiêu họ áp đặt cho mình".

Thời gian gần đây, cộng đồng Startup xôn xao trước thông tin chuỗi cửa hàng The KAfe đã đồng loạt đóng cửa chỉ nửa năm sau khi CEO Đào Chi Anh rời công ty.

6 sai lầm được rút ra từ thất bại của The KAfe và Đào Chi Anh Liên quan đến vấn đề này, Ông Phan Lê Thành Long - Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA Australia) tại Việt Nam đã đăng tải trên trang cá nhân bài viết "Bạn không chỉ cần tiền", chỉ ra những sai lầm của những startup như The KAfe. Chúng tôi xin được đăng tải lại bài viết này tại đây, mời độc giả đón đọc.

CEO của The KAfe đã từng chia sẻ trong tiếc nuối: "Nếu được quay lại, tôi sẽ mạnh mẽ hơn trong lúc đàm phán với nhà đầu tư, sẽ quyết liệt hơn trong việc chấp nhận hay không chấp nhận chỉ tiêu họ áp đặt cho mình".
"Những chỉ tiêu đó, tôi cũng đạt được và đã có trả giá. Những cái giá đó không bao giờ nhìn được trong lúc mình làm,mà càng về sau càng hiện ra rõ hơn…"


Trường hợp thất bại của The KAfe và Đào Chi Anh sau khi gọi vốn 5 triệu USD từ nhà đầu tư là bài học tài chính điển hình cho các start-up khi gọi vốn. Theo kinh nghiệm của tôi khi tư vấn M&A, gọi vốn, và giúp các doanh nghiệp xây dựng quản trị và tài chính, và cả kinh nghiệm xây dựng công ty của mình, sau đây là những sai lầm khi start-up hay doanh nghiệp gọi vốn và sau gọi vốn (thứ tự từ bên ngoài vào bên trong):

1. Lựa chọn nhà đầu tư không phù hợp Có những nhà đầu tư gọi là Nhà đầu tư cá mập, chỉ có mục tiêu thâu tóm chứ không có mục tiêu đồng hành. Họ đến để tiếm quyền và với mục tiêu kiếm lời ngắn hạn từ việc kiểm soát công ty và bán công ty chứ không hướng tới dài hạn. Nhiều nhà đầu tư tài chính nhắm đến mục tiêu này. Vì thế, thứ tự ưu tiên lựa chọn nhà đầu nên là Đối tác cùng ngành => Quỹ đầu tư cùng ngành => Quỹ đầu tư tài chính. Trong các thương vụ tư vấn của mình, tôi biết có những doanh nghiệp Việt nhận đầu tư với số tiền lên đến đơn vị 2 con số triệu đô, nhưng đồng thời cũng nhận về sản phẩm mới từ đối tác, công nghệ mới từ đối tác, hỗ trợ quản trị, chuyên gia từ đối tác để phát triển thị trường Việt Nam. Đó sẽ là mục tiêu hướng tới. Trong khi đó, bản chất của quỹ đầu tư tài chính là họ sẽ có thời hạn đầu tư và áp lực thoái vốn từ chính cổ đông của quỹ, nên họ đến với bạn ngắn hạn hơn nhiều. 6 sai lầm được rút ra từ thất bại của The KAfe và Đào Chi Anh

2. Không cẩn trọng trong đàm phán điều khoản nhận đầu tư Đây chính là điểm mấu chốt trong thương vụ thất bại của The KAfe. Nhận tiền đầu tư sẽ kèm theo hàng loạt các điều kiện của nhà đầu tư, nhất là họ sẽ đưa ra yêu cầu kiểm soát hoàn toàn về tài chính. Trong khi đó, các founders lại thường không giỏi về vấn đề này. Nhà đầu tư sẽ áp đặt các chỉ tiêu mang tính thâu tóm, và nếu founders không đạt được chỉ tiêu, thì họ sẽ nâng tỷ lệ sở hữu và thâu tóm công ty. Các start-up thường không xây dựng cho mình chiến lược tài chính chủ động ngay từ đầu, nên khi khát tiền, họ sẽ chấp nhận một cách mù quáng mọi yêu cầu của nhà đầu tư. Ngoài ra, họ cũng sẽ thường quên đàm phán một gói Incentive (lợi tức, gồm cả lương và thưởng) cho các founders. Gói Incentive là bình thường trong mọi thương vụ, nhưng các nhà đầu tư thường hay lờ đi, còn start-up thì không biết mà đàm phán.

3. Không xây dựng cơ chế quản trị công ty quy chuẩn Không nhiều start-up hiểu thế nào là quản trị công ty. Cơ chế quản trị công ty không ổn sẽ gây ra mâu thuẫn giữa người điều hành với nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tài chính thuần tuý. Khi xảy ra mẫu thuẫn, các cơ chế không rõ ràng đã khiến mâu thuẫn trầm trọng hơn. Và như trường hợp The KAfe, người sáng lập Đào Chi Anh đã phải rời khỏi công ty chỉ trong thời gian ngắn ngay sau khi nhận vốn, khiến công ty sụp đổ. 6 sai lầm được rút ra từ thất bại của The KAfe và Đào Chi Anh

4. Không xây dựng được kế hoạch kinh doanh khả thi sau gọi vốn Kế hoạch kinh doanh nửa vời là vấn đề. Khi chỉ có một mình làm chủ, bạn có thể làm bất kỳ thứ gì bạn muốn. Nhưng khi có nhiều hơn các "ông chủ" bạn cần phải đảm bảo lợi ích của tất cả. Khi đó, một kế hoạch kinh doanh chi tiết và khả thi và từ đó các bên bám vào đó mà thực hiện sẽ giúp đáp ứng được lợi ích, hoặc ít nhất lấy đó làm căn cứ "đồng cam cộng khổ". Ngược lại, thì mâu thuẫn sẽ ra tăng. Nhất là founder nào có tư tưởng "tự dưng có tiền" mà giảm nhiệt huyết công việc. Nhà đầu tư cảm thấy lợi ích của họ bị ảnh hưởng, và họ sẽ hành động. Lúc này cơ chế quản trị không tốt sẽ dẫn tới ngõ cụt cho các bên.

5. Thiếu khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh Nhiều founders sau khi nhận vốn thì hơi vĩ cuồng về khả năng của mình. Họ luyên thuyên về nào là thương hiệu, nào là ý tưởng lớn mà quên mất một điều rằng thương hiệu hay ý tưởng lớn thành công thì đều từ vận hành tốt hàng ngày mà ra. Công ty phải được thiết kế và vận hành tinh gọn. Nếu không thì quy mô bắt đầu lớn do "vừa nhận được tiền", mọi thứ tự dưng trở lên hỗn loạn, chi phí phát sinh khổng lồ, hiệu quả ngày càng giảm. Làm thương hiệu chẳng qua là làm vận hành thật tốt, từ đó thương hiệu sẽ đến. Còn cứ trên mây trên gió thì thất bại sẽ đến. 6 sai lầm được rút ra từ thất bại của The KAfe và Đào Chi Anh

6. Không quản lý tài chính và dòng tiền tốt Ngày xưa, thời còn làm một mình hoặc hai ba mình, tiền bao nhiêu thì cứ chui vào tài khoản rồi lấy ra chi tiêu, đầu tư và chia nhau. Giờ đây, mọi thứ cần phải chuẩn chỉnh, thế là các founders không biết xoay sở thế nào. Bên cạnh đó, lại còn vấn đề về thuế: Trước đây bán F&B, toàn khách lẻ nên khai thuế thấp. Giờ đây, phải khai đủ doanh thu, chi phí thuế tăng vọt lên. Founders thấy thu được bao nhiêu thì chi hết bấy nhiêu, chưa thấy lợi ích đâu, chỉ thấy quy mô to thì việc nhiều và hiệu quả thấp. Dòng tiền tự dưng chạy hỗn loạn, không biết đằng nào mà lần. Không những vậy, có founders thậm chí không đọc được báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động. Sau khi quy mô to, thiếu tiền do hiệu quả xuống thấp, founders lại tính đến chuyện gọi vốn lần tiếp theo. Lúc này, lợi ích của nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng dẫn tới xảy ra mâu thuẫn. Vì thế, startup cần một chiến lược tài chính tốt và thực thi chiến lược tài chính một cách hiệu quả.

(Theo Tri thức trẻ)
 
Mun confirmed
Hạng D
1/4/10
2.181
15.322
113
thành công hay thất bại..............

cũng sẽ trở thành đề tài đàm tiếu của thiên hạ.