Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
10/7/08
2.388
2.338
113
Chào bác Quang,

Bác cho em hỏi trường hợp này: em mua nhà 2013, sổ hồng 2002, khi mua em chỉ đi cập nhật chứ kg ra sổ hồng mới. Hiện trạng nhà có sai lệch so với sổ hồng (diện tích đất thì đúng, diện tích nhà thì nhiều hơn, do chủ cũ sữa lại mà kg thay đổi sổ hồng). Vậy trường hợp này em có thể làm bản vẽ hiện trạng mới đúng thực tế, xin đổi sổ hồng mới; vậy có được kg? họ cho mình đóng phạt hay sao? Hay đổi sổ hồng mới mà vẫn vẽ theo bản vẽ hiện trạng cũ (ít hơn thực tế). Cám ơn bác
 
Hạng D
26/12/12
1.249
12.100
113
không nói trước được điều gì hết tại vì đo đạc ở nước ta có cái vui là năm 2002 bác đo thì diện tích đất bác như vầy còn 2014 bác đo thì diện tích đất bác có thể....bự hơn hoặc nhỏ hơn. Nếu bự hơn thì nó hành bác thấy mịa luôn và chắc chắn phải tốn 1 mớ bánh mì nếu bác muốn làm cho xong việc.

Còn diện tích nhà có thay đổi mà bác không hoàn công được thì nó gạch bỏ phần dư ra trên sổ hồng mới thôi, không có vấn đề gì hết.
 
Hạng D
10/7/08
2.388
2.338
113
em chỉ dư diện tích nhà thôi, diện tích đất vẫn đúng như trên sổ hồng
 
Hạng D
4/8/11
1.035
4.519
143
Chắc cú là đúng ngày hẹn mình gặp thì cơ quan công quyền sẽ trả hồ sơ, hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ, hoặc từ chối hồ sơ với lý do xxx gì đó!
Cái hay của 1 cửa là chỗ đó, và cái dở cũng chỗ đó, đợi chán chê đúng ngày giờ lên nó nói thiếu tờ giấy xzy gì đó, phải chi lúc phát hiện thiếu nó nhắn tin, hay gọi 1 cuộc (em mua cái thẻ cào 200k nạp tiền giùm liền) để bổ sung giấy tờ thiếu rồi trả hồ sơ đúng hẹn, đằng này cứ đợi đúng ngày trả, xong rồi nhận lại tính từ đầu...lịt mịa mấy thèng đầy tớ của nhân dân :-9
Mỗi lần có việc đến cơ quan công quyền là em phải giũ bỏ mọi bận rộn, chuẩn bị tư tưởng chịu đựng...chịu đựng và chịu đựng. Toàn bọn lười và cửa quyền hách dịch. Khi nào tách bộ máy hành chính công ra khỏi bộ máy chính trị thì may ra dân đở khổ. Thằng nào làm khó vô lý là bị dân chửi thằng vào mặt, còn bây giờ thì dân dạ thưa đầy tớ thấy mie.
 
Hạng D
29/11/06
2.951
38.614
113
53
Chào bác Quang,

Bác cho em hỏi trường hợp này: em mua nhà 2013, sổ hồng 2002, khi mua em chỉ đi cập nhật chứ kg ra sổ hồng mới. Hiện trạng nhà có sai lệch so với sổ hồng (diện tích đất thì đúng, diện tích nhà thì nhiều hơn, do chủ cũ sữa lại mà kg thay đổi sổ hồng). Vậy trường hợp này em có thể làm bản vẽ hiện trạng mới đúng thực tế, xin đổi sổ hồng mới; vậy có được kg? họ cho mình đóng phạt hay sao? Hay đổi sổ hồng mới mà vẫn vẽ theo bản vẽ hiện trạng cũ (ít hơn thực tế). Cám ơn bác

Ca này rất là tiêu chuẩn trong hàng ngàn trường hợp còn treo lại đợi thông tư hướng dẫn của Sở XD, mặc dù nghị định có từ tháng 11/2013. Gọi nôm na là sai hiện trạng.
Nếu giờ bác chưa có nhu cầu gì gấp làm sổ hồng mới thì cứ đợi thông tư hướng dẫn rồi làm, cho tụi nó ko có đường ăn.
Chứ nếu bác đi sang bán mà phải ra sổ mới thì quận yêu cầu đo vẽ lại theo đúng hiện trạng bây giờ -> phát hiện sai khác với sổ hổng -> vặt lông bác sạch luôn. Đổi sổ hồng mới KHÔNG vẽ theo hiện trạng cũ nhé bác, nhiều lúc mình ko cần muốn nó công nhận phần dư ra nhưng đập là đập, ko thì số tiền đập -> xây lại bao nhiêu cứ chuẩn bị 1/2 để hầu các cụ đầy tớ nhân dân :)
 
Hạng C
20/7/08
552
203
43
Bác Quang cho hỏi là sổ cập nhật tên phía sau và đổi sổ mới, giá trị pháp lý có khác nhau không.
 
Hạng D
29/11/06
2.951
38.614
113
53
Bác Quang cho hỏi là sổ cập nhật tên phía sau và đổi sổ mới, giá trị pháp lý có khác nhau không.

Rất buồn mà trả lời bác là chả có giá khác nhau về pháp lý :)
Chẳng qua sổ mới thì có update nhiều thông tin hơn về quy hoạch, ranh lộ giới...người mua nhà gặp sổ mới (sau 2010 là ngon) thì an tâm ko phải đi check thông tin quy hoạch.
Cái khác chỉ là tên mình chính chủ trên trang nhất của sổ oai hơn chút :)
 
Hạng C
20/7/08
552
203
43
Thanks bác. Nhà em mới mua, đang đăng bộ, sổ 2011, đầy đủ quy hoạch treo rồi. Em chỉ cập nhật trang sau thôi. Mà vợ cả thì thích đổi sổ mới, để cho oai.
 
Hạng D
29/11/06
2.951
38.614
113
53
@tuanthaolove05: gửi bác bài tình cờ lượm được trên net về cái hd ủy quyền :

Rủi ro khi mua nhà hợp đồng ủy quyền
Vì nhiều lý do, có không ít người đã chọn hình thức mua bán căn hộ hợp đồng ủy quyền công chứng. hình thức mua bán tiềm ẩn rất nhiều rủi ro này đang có chiều hướng gia tăng.
Thông tin từ các phòng công chứng cho biết, có đến 60% giao dịch nhà đất bằng hình thức này.
Để ghi nhận “chuyển quyền sở hữu căn hộ”, bên mua và bán thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền tại phòng công chứng. Sau khi hoàn tất hợp đồng ủy quyền, các bên dường như yên tâm rằng hợp đồng mà mình lập đã “ổn”. Bởi bên mua đã được cơ quan công chứng chứng thực việc hưởng mọi quyền của một chủ sở hữu đối với bất động sản. Thế nhưng, mọi chuyện không như thế.
Đối mặt với rủi ro
Dưới đây là một số rủi ro pháp lý mà một hoặc các bên sẽ phải gánh khi vận dụng “giải pháp” nói trên. Thứ nhất, dù rằng khi giao dịch “mua bán” đã hoàn tất (bên mua đã thanh toán đầy đủ, nhận bất động sản cùng giấy tờ kèm theo, hợp đồng ủy quyền đã được công chứng hoặc chứng thực), nhưng vì lý do bất kỳ nào đó, ví dụ giá bất động sản lên cao hoặc xuống thấp, một bên vẫn có thể yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền trên cơ sở hợp đồng này được xác lập nhằm che giấu giao dịch mua bán bất động sản, vốn là giao dịch thuộc ý chí đích thực của các bên
Thứ hai, hợp đồng ủy quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt bất động sản có thể bị chấm dứt theo quy định của pháp luật. Theo điều 589 BLDS, hợp đồng ủy quyền sẽ bị chấm dứt đương nhiên (dù các bên có thỏa thuận khác) trong trường hợp “bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”.
Thứ ba, vì thực tế những hợp đồng ủy quyền loại này thường được lập dưới dạng ủy quyền không có thù lao, căn cứ theo quy định của điều 588 BLDS, bên ủy quyền (bên bán) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất kỳ lúc nào miễn là báo trước cho bên được ủy quyền một thời hạn hợp lý. Vấn đề ở đây là việc xác định thế nào là “thời hạn hợp lý” và trong thời hạn này thì bên được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện hợp đồng ủy quyền?
Về hai vấn đề này, hiện tại chưa có câu trả lời theo pháp luật Việt Nam chung cho mọi loại hợp đồng ủy quyền chứ chưa nói riêng cho hợp đồng ủy quyền loại này. Vào từng vụ việc cụ thể, với “niềm tin nội tâm” của mình, mỗi thẩm phán sẽ có câu trả lời riêng cho hai câu hỏi trên. Mặc dù vậy, dường như nếu kịch bản bên ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng xảy ra, không có cách nào khác, các bên lại phải nhờ đến tòa án phân xử và kết cục là tòa án lại tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền do giả tạo theo điều 129 BLDS.
Thứ tư, khi bên ủy quyền có nghĩa vụ với một bên thứ ba, ví dụ nợ đối tác, cơ quan thuế hay ngân hàng thì theo quy định của Luật Tố tụng dân sự, quản lý thuế, thi hành án... các chủ nợ này có quyền yêu cầu phong tỏa, kê biên và phát mãi các tài sản của bên ủy quyền, bao gồm cả bất động sản đã “chuyển nhượng” theo hợp đồng ủy quyền. Trừ khi đã được chuyển giao hợp lệ cho bên thứ ba, về mặt pháp lý bất động sản vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ủy quyền. Bên được ủy quyền về bản chất chỉ là đại diện cho chủ sở hữu nên các chủ nợ vẫn có nguyên quyền yêu cầu kê biên và/hoặc phát mãi bất động sản để thanh toán cho khoản nợ với mình.
Thứ năm, trên thực tế, khi có nhu cầu vay vốn, bên được ủy quyền mang bất động sản thế chấp cho ngân hàng thì một số ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nước ngoài, từ chối việc nhận thế chấp vì các ngân hàng hiểu rõ bản chất và ngần ngại về hệ lụy của giao dịch mua bán - ủy quyền này.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp khác mà nếu bên bán (bên ủy quyền) hoặc thậm chí bên mua (bên được ủy quyền) có ác ý thì các bên này vẫn có thể sử dụng những kỹ thuật nhất định trong việc vận dụng hợp đồng và quy định của pháp luật để tước đi một cách hợp pháp quyền lợi của bên kia.
Vì vậy, kể cả khi xét về góc độ thương mại thuần túy, các bên cần cân nhắc kỹ mặt lợi và hại của các giao dịch đường vòng trước khi giao kết nó.
Lời khuyên của các luật sư, không nên mua bán theo hình thức hợp đồng ủy quyền. Có thể làm hợp đồng vay tiền có điều kiện hoặc hợp đồng đặt cọc với chế tài phạt tương ứng để bên bán không thể trở mặt và sau khi có đủ điều kiện làm giấy tờ nhà thì bên bán phải thực hiện nghĩa vụ sang tên.
 
  • Like
Reactions: Langtugia1988
Hạng D
10/7/08
2.388
2.338
113
cám ơn bác Quang chia sẽ thông tin rất hữu ích cho Osers. Em thì chỉ có CCUQ khi mua xe thôi, khi mà phí trước bạ còn cao, chứ bây giờ thì cũng ký HDMB luôn, còn nhà đất thì chưa bao giờ, và sẽ kg bao giờ
 
Status
Không mở trả lời sau này.