Xin chào tái ngộ với mọi người. Giờ chỉ còn ít ngày nữa là tới "hạn" ngày 01/01/2018 theo hiệp định thương mại giữa VN và ASEAN khi giá xe nhập khẩu phải giảm từ 30% xuống còn 0%. Trận đánh giữa hàng nội và ngoại chưa chính thức diễn ra, nhưng thế trận bên VN đã bày biện xong nên chúng ta có thể phân tích tình hình trước.
Như đã phân tích, trước đây, ngoài 2 loại thuế là thuế Nhập Khẩu và thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt được áp trên xe nhập khẩu, thị trường ô tô còn bị áp một loại "thuế" vô hình khác còn nặng nề hơn, đó là thông tư 20, trong đó quy định việc nhập khẩu xe được giao độc quyền cho các hãng lắp ráp xe trong nước, được nấp dưới ngôn từ "nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng". Do đó, các hãng lắp ráp xe trong nước cứ nhập khẩu nhỏ giọt và bán với giá thật cao để bán được xe lắp ráp trong nước với chất lượng .....cùi bắp so với xe lắp ráp tại nước ngoài. Việc giảm thuế theo hiệp định thương mại là chắc chắn, nhưng tất cả giá trị của hiệp định sẽ thành mây khói nếu như thông tư 20 tồn tại, vì các hãng sẽ vẫn chơi trò nhập khẩu nhỏ giọt để giữ giá nhằm bán xe lắp ráp trong nước.
Trên tinh thần đó, Nghị định 116/2017 ND - CP đã ra đời mà mục đích không có gì khác hơn là để đối phó với việc nhập khẩu xe theo Hiệp định TM giữa VN và khối Asean (ATIGA). Về nội dung, có 2 điều khoản chủ yếu là:
1. DN tại Việt Nam phải có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh DN được quyền thay mặt DN sản xuất lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.
Điều này có nghĩa là cũng chỉ có DN lắp ráp xe của chính hãng mới được nhập xe, vì chắc chắn hãng xe ở nước ngoài chỉ có thể triệu hồi xe thông qua DN của mình ở VN. Như vậy là TT 20 lại được duy trì với danh nghĩa khác: quyền triệu hồi. Loại "thuế" vô hình này sẽ tiếp tục đè lên giá cả và người tiêu dùng sẽ được "bảo vệ" bằng giá .... trên trời cho xe nhập khẩu lẫn xe lắp ráp trong nước.
2. yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài.
Yêu cầu này có lẽ nhằm mục đích không cho xe nhập khẩu được cắt bỏ option để giảm giá thành có thể cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước, và đây là điều kiện thuộc loại ..... có một không hai trên hành tinh này. Bởi chẳng có cơ quan quản lý nào ở các nước lại đi chứng nhận chất lượng cho hàng hóa xuất khẩu sang nước khác. Có lẽ nước ta là xứ thiên đường nên khác người? Do vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài đã bắt đầu phản ứng và đề nghị lùi việc áp dụng ND 116.
Ngoài ra, ND 116 còn một điều kiện "nhỏ" nữa là ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra, thử nghiệm theo quy định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng lô nhập khẩu. Mỗi lô xe nhập về sẽ phải lấy mẫu đem đi kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định. Quy định này làm cho xe nhập về phải mất từ 2 đến 3 tháng mới hoàn tất để đưa ra thị trường. Ngoài việc làm tăng thêm giá thành cho xe nhập khẩu, quy định này nhằm kéo dài thời gian cho xe lắp ráp trong nước được xả hàng tồn kho trong 3 tháng tới. Người tiêu dùng đã chờ đợi thời điểm 01/01/2018 sẽ không còn chờ đợi nổi và phải mua xe lắp ráp trong nước với giá cao. Việc này lẽ ra phải làm bằng cách giảm thuế nhập khẩu linh kiện từ quý 2/2017 cho các hãng xả hàng tồn thì nay mới giảm nên phải dùng thủ thuật này chặn xe nhập khẩu về ngày đầu năm 2018.
(còn tiếp)
Như đã phân tích, trước đây, ngoài 2 loại thuế là thuế Nhập Khẩu và thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt được áp trên xe nhập khẩu, thị trường ô tô còn bị áp một loại "thuế" vô hình khác còn nặng nề hơn, đó là thông tư 20, trong đó quy định việc nhập khẩu xe được giao độc quyền cho các hãng lắp ráp xe trong nước, được nấp dưới ngôn từ "nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng". Do đó, các hãng lắp ráp xe trong nước cứ nhập khẩu nhỏ giọt và bán với giá thật cao để bán được xe lắp ráp trong nước với chất lượng .....cùi bắp so với xe lắp ráp tại nước ngoài. Việc giảm thuế theo hiệp định thương mại là chắc chắn, nhưng tất cả giá trị của hiệp định sẽ thành mây khói nếu như thông tư 20 tồn tại, vì các hãng sẽ vẫn chơi trò nhập khẩu nhỏ giọt để giữ giá nhằm bán xe lắp ráp trong nước.
Trên tinh thần đó, Nghị định 116/2017 ND - CP đã ra đời mà mục đích không có gì khác hơn là để đối phó với việc nhập khẩu xe theo Hiệp định TM giữa VN và khối Asean (ATIGA). Về nội dung, có 2 điều khoản chủ yếu là:
1. DN tại Việt Nam phải có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh DN được quyền thay mặt DN sản xuất lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.
Điều này có nghĩa là cũng chỉ có DN lắp ráp xe của chính hãng mới được nhập xe, vì chắc chắn hãng xe ở nước ngoài chỉ có thể triệu hồi xe thông qua DN của mình ở VN. Như vậy là TT 20 lại được duy trì với danh nghĩa khác: quyền triệu hồi. Loại "thuế" vô hình này sẽ tiếp tục đè lên giá cả và người tiêu dùng sẽ được "bảo vệ" bằng giá .... trên trời cho xe nhập khẩu lẫn xe lắp ráp trong nước.
2. yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài.
Yêu cầu này có lẽ nhằm mục đích không cho xe nhập khẩu được cắt bỏ option để giảm giá thành có thể cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước, và đây là điều kiện thuộc loại ..... có một không hai trên hành tinh này. Bởi chẳng có cơ quan quản lý nào ở các nước lại đi chứng nhận chất lượng cho hàng hóa xuất khẩu sang nước khác. Có lẽ nước ta là xứ thiên đường nên khác người? Do vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài đã bắt đầu phản ứng và đề nghị lùi việc áp dụng ND 116.
Ngoài ra, ND 116 còn một điều kiện "nhỏ" nữa là ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra, thử nghiệm theo quy định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng lô nhập khẩu. Mỗi lô xe nhập về sẽ phải lấy mẫu đem đi kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định. Quy định này làm cho xe nhập về phải mất từ 2 đến 3 tháng mới hoàn tất để đưa ra thị trường. Ngoài việc làm tăng thêm giá thành cho xe nhập khẩu, quy định này nhằm kéo dài thời gian cho xe lắp ráp trong nước được xả hàng tồn kho trong 3 tháng tới. Người tiêu dùng đã chờ đợi thời điểm 01/01/2018 sẽ không còn chờ đợi nổi và phải mua xe lắp ráp trong nước với giá cao. Việc này lẽ ra phải làm bằng cách giảm thuế nhập khẩu linh kiện từ quý 2/2017 cho các hãng xả hàng tồn thì nay mới giảm nên phải dùng thủ thuật này chặn xe nhập khẩu về ngày đầu năm 2018.
(còn tiếp)