23/10/06
14.700
5.170
113
Re:Thuế thu nhập cá nhân và những điều cần biết.

Nhân việc bác Phongluu nói về thuế thu nhập cá nhân, cá nhân em thấy trong luật sửa đổi mới này có một số điểm mới cơ bản mà em sẽ nêu lần lượt dưới đây (có khoảng 7-8 điểm mới cơ bản gì đó) nó ảnh hưởng nhiều đến việc xác định mức thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ thuế.
Các bác cứ bóng bàn thoải mái nhưng nhớ quy định của OS nhá! Chỉ phổ biến kiến thức, không đi xa hơn nha các bác! Nhân đây bác nào rành về Luật thì cũng cho ý kiến để các bác nhà ta tham khảo (như bác Duy Siena chẳng hạn ;))
Chúng ta bắt đầu!

1. Điểm mới đầu tiên: Bổ sung và quy định rõ hơn về đối tượng nộp thuế.

Điểm mới cơ bản nhất liên quan đến quy định về đối tượng nộp thuế là việc đưa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN. Theo quy định trước đây, cá nhân kinh doanh thuộc diện chịu thuế TNDN. Sự thay đổi này, trước hết đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thu nhập bởi đã là cá nhân có thu nhập chịu thuế thì dù thu nhập từ bất kì nguồn nào cũng đều được đối xử như nhau, tức là đều chịu thuế TNCN. Thêm vào đó, việc điều tiết thu nhập của cá nhân kinh doanh theo Luật thuế TNCN thực hiện theo phương pháp luỹ tiến sẽ đảm bảo điều tiết hợp lý thu nhập dân cư. Điều này rất có ý nghĩa đối với các hộ kinh doanh nhỏ ở Việt Nam vì theo quy định trước đây họ phải nộp thuế TNDN với thuế suất chung bằng với các doanh nghiệp (thông thường là những đơn vị kinh doanh có quy mô lớn). Việc áp dụng thuế suất như với các doanh nghiệp là quá cao đối với hộ cá nhân kinh doanh. Hơn nữa, quy định này cũng đảm bảo tính thông lệ quốc tế, vì hầu hết các nước đều đưa cá nhận kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN.
Về đối tượng nộp thuế, còn một điểm mới nữa là việc định nghĩa rõ hơn đối tượng cư trú (đối tượng phải nộp thuế TNCN cho Việt Nam đối với toàn bộ thu nhập, kể cả thu nhập phát sinh ở Việt Nam và nước ngoài). Nếu như trước đây, đối tượng cư trú chỉ là cá nhân có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày (Chính xác là 182,5 ngày:D) trở lên trong năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ khi đến Việt Nam thì Luật thuế TNCN đã bổ sung thêm một điều kiện nữa được coi là cư trú ở Việt Nam, đó là "cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở lại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn". Bổ sung như vậy làm cho việc xác định đối tượng nộp thuế được thuận lợi hơn, bao quát hết đối tượng nộp thuế và mở rộng đói tượng nộp thuế một cách hợp lý.

2. Thay đổi cách phân loại thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ đóng thuế

Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành, thu nhập được phân chia thành thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Tuy nhiên, không định nghĩa rõ thế nào là thu nhập thường xuyên, thế nào là thu nhập không thường xuyên. Do vậy, trong nhiều trường hợp không thể xác định đâu là thường xuyên và đâu là không thường xuyên do không có khái niệm rõ ràng. Đồng thời, việc tính thuế đối với từng loại thu nhập không hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật thuế TNCN mới có giải pháp khắc phục hạn chế này bằng việc phân loại thu nhập chịu thuế theo nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập khác (bao gồm: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ thừa kế, quà tặng, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại). Đây là cơ sở để tính thuế phù hợp với từng loại thu nhập. Từ cách phân loại này, việc áp dụng thuế suất được quy định theo hai hướng: đối với thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền công thì áp dụng biểu thuế suất luỹ tiến từng phần; đối với các khoản thu nhập còn lại thì áp dụng biểu thuế luỹ tiến toàn phần.

3. Mở rộng, bổ sung một số khoản thu nhập chịu thuế.

Một số khoản thu nhập trước đây không quy định (mặc nhiên được coi là thu nhập không chịu thuế) được quy định trong Luật thuế TNCN gồm: thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại, thu nhập từ quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các cơ sở kinh doanh, bất động sản hoặc tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc sử dụng (tuy nhiên, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản của cá nhân chỉ có nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế), thu nhập từ casino, thu nhập từ trúng thưởng các cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác (trước đây chỉ tính đối với trúng thưởng xổ số và khuyến mại). Tất nhiên, những khoản thu nhập này chỉ bị đánh thuế khi thu nhập phát sinh lớn (từ trên 10 triệu đồng một lần phát sinh). Liên quan đến thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng, có một quy định đáng chú ý là Luật thuế TNCN quy định miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa vợ với chồng; cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; mẹ nuôi với con đẻ, con nuôi; cha chồng mẹ chồng với con dâu; cha vợ mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu nội, cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.

Một số khoản thu nhập trước đây chưa thu thuế như thu nhập từ đầu tư vốn (gồm lãi cho vay, lợi tức cổ phần và thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác); thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán. Tuy nhiên, phần thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng, các quỹ tín dụng và các tổ chức tín dụng khác) và lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN. Việc miễn thuế này nhằm mục đích thu hút khoản tiền nhàn rỗi nhỏ lẻ trong dân cư vào các kênh tín dụng, để từ đó sử dụng vốn của nền kinh tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích sử dụng có hiệu quả mọi đồng vốn của xã hội.

Một ví dụ nhỏ:
Theo quy định thì thu nhập từ trúng thưởng và thu nhập từ những cuộc thi có thưởng từ trên 10 triệu đồng thì phải đóng thuế TNCN. Vậy, trong trò chơi game show truyền hình "Vượt Lên Chính Mình", giá trị phần thưởng thường lớn hơn 10 triệu đồng thì có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không?

4. Bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế.

Trong quy định mới, thuật ngữ "thu nhập không chịu thuế" thay thế bằng thuật ngữ "thu nhập miễn thuế", đồng thời bổ sung một số khoản thu nhập miễn thuế mới. Cụ thể là bổ sung các khoản thu nhập sau vào diện miễn thuế: thu nhập từ tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn lương làm việc ban ngày, làm việc trong giờ (nhưng không quá 150% mức lương chính); lương hưu; Tiền thưởng cho cá nhân về việc phát hiện, khai báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luât; học bổng nhận từ ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ; thu nhập từ viện trợ, từ thiện với điều kiện các quỹ từ thiện này phải được Nhà nước cho phép thành lập hoặc công nhận hoạt động vì mục đích nhân đạo không nhằm mục đích thu lợi nhuận; thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ.

Tuy nhiên, tiền thưởng cho cá nhân về việc phát hiện khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được miễn thuế, nếu tổ chức kinh tế, cá nhân thưởng thêm thì vẫn chịu thuế bình thường.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
11/6/07
2.016
16
36
Re:Thuế thu nhập cá nhân và những điều cần biết.

Rất bổ ích - tiếp đi Bác !
 
23/10/06
14.700
5.170
113
Re:Thuế thu nhập cá nhân và những điều cần biết.

5. Áp dụng giảm trừ gia cảnh
Đây chính là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất song cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất. Sự ủng hộ xuất phát từ cơ sở là, thay vì áp dụng mức khởi điểm chịu thuế chung cho mọi đối tượng nộp thuế (có tính riêng đối với người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) thì chuyển sang áp dụng giảm trừ gia cảnh, tức là có tính đến hoàn cảnh cá nhân của đối tượng nộp thuế. Điều này làm cho việc xác định nghĩa vụ thuế của mỗi đối tượng nộp thuế được công bằng hơn. Tuy nhiên, điểm gây nhiều tranh cãi là ở chỗ, mức giảm trừ nên là bao nhiêu cho bản thân đối tượng nộp thuế và cho người phụ thuộc. Và mức giảm trừ được thông qua là cho bản thân đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1.6 triệu đồng/tháng.
Có ý kiến cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh như trên là thấp (tùy trường hợp). Và có thể lý giải như sau: mức giảm trừ gia cảnh như trên là phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam trong những năm tới (nhìn tổng quát). Với mức thu nhập bình quân đầu người dự kiến cho năm 2009 là khoản 1.5 triệu đồng/tháng thì mức giảm trừ cho bản thân đối tượng nộp thuế ở mức 4 triệu đồng/tháng có ý nghĩa rằng, chỉ những người có thu nhập từ trung bình khá trở lên mới phải nộp thuế (và chỉ phải nộp đối với phần thu nhập vượt trên mức giảm trừ này). Những năm sau đó, khi thu nhập tăng lên, mức giảm trừ này sẽ tiến gần đến với mức thu nhập trung bình trong xã hội và khi đó những người có thu nhập ở mức trung bình trở lên sẽ phải nộp thuế TNCN. Điều này có nghĩa là Luật sẽ tự động mở rộng diện tích đánh thuế để thực hiện nguyên tắc mọi công dân có thu nhập (trừ trường hợp thu nhập quá thấp) đều có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, từ đó đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của tầng lớp dân cư. Trừ trường hợp mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao đột biến ngoài dự tính thì phải thay đổi một khung mới.
Việc giảm trừ cho người phụ thuộc được thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Những người phụ thuộc được giảm trừ khá rộng, bao gồm: con chưa thành niên, con đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, con tàn tật không có khả năng lao động; các cá nhân khác không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn mức quy định của Chính phủ hoặc không có nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng (gồm cha, mẹ, vợ chồng, cô, dì, chú, bác, cháu…). Luật cũng không khống chế mức giảm trừ tối đa cho người phụ thuộc.
Tuy nhiên bản thân thấy: Nếu một người nước ngoài cư trú và làm việc tại Việt Nam nhưng thân nhân của người này không ở Việt Nam thì việc giảm trừ gia cảnh (1,6 triệu đồng/Người) thì có quá thấp so với nức sống tại nơi thân nhân người này sinh sống hay không? Trong khi mức thu nhập ở Việt Nam là cao nhưng ở nước này thì có thể coi là qua ngày. Và việc xác định thu nhập của những người thân của người này và xác định tình trạng phụ thuộc là rất khó khăn.

6. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo.
Khoản đóng góp từ thiện nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế nhưng chỉ áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh; không áp dụng đối với cá khoản thu nhập khác. Với quy định này, Luật đã khuyến khích mọi công dân trong xã hội tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Đồng thời, đây cũng chính là một khoản "chi tiêu qua thuế" của nhà nước, thể hiện ở chỗ một khoản thu lẽ ra được nộp về ngân sách Nhà nước bây giờ được chuyển sang cho đối tượng thụ hưởng khoản đóng góp từ thiện. Chẳng hạn như, một người có thu nhập từ kinh doanh trước thuế của một năm 360 triệu đồng (thu nhập bình quân tháng 30 triệu đồng) thực hiện góp quỹ ủng hộ đồng bào lụt 10 triệu đồng. Khi đó, 10 triệu đồng này được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế. Với biểu thuế như sẽ được trình bày ở phần sau, số thuế nhà nước giảm thu khi cho cá nhân này giảm trừ vào thu nhập tính thuế là 2 triệu đồng. Có thể hiểu trong trường hợp này, coi như Nhà nước đã sử dụng ngân sách góp vào quỹ ủng hộ đồng bào bão lụt 2 triệu đồng, còn cá nhân này thực ra chỉ ủng hộ 8 triệu đồng.

7. [/b]Giảm trừ chi phí cho cá nhân kinh doanh[/b]
Cùng với việc chuyển cá nhân kinh doanh từ diện nộp thuế TNDN sang nộp thuế TNCN, Luật thuế TNCN đã quy định các khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân kinh doanh. Về cơ bản, các khoản chi phí hợp lý được trừ này kế thừa các quy định hiện hành của Luật thuế TNDN. Trường hợp cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán để làm cơ sở xác định chi phí hợp lý được trừ thì thu nhập chịu thuế đựơc xác định bằng doanh thu ấn định nhân với tỷ lệ thu nhập chịu thuế quy định cho từng ngành.


8. Điều chỉnh thuế suất theo hướng giảm thuế suất, tăng bậc thuế suất; thống nhất biểu thuế đối với người Việt Nam và người nước ngoài.
Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập thường xuyên chịu thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần với bốn mức thuế suất, thấp nhất là 10% và cao nhất là 40%. Đối với thuế thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công, Luật thuế TNCN vẫn áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần nhưng mức thuế suất thấp nhất giảm xuống còn 5% và mức thuế suất cao nhất giảm xuống còn 35% với số lượng bậc thuế nâng lên thành bảy và áp dụng chung cho cả người Việt Nam và người nước ngoài, cụ thể:

Bảng 1

bang1ol1.jpg

Với biểu thuế mới này, tuy việc tính toán có phức tạp hơn (do tăng số lượng bậc thuế) nhưng lại đảm bảo công bằng hơn trong điều tiết thu nhập do chênh lệch về thuế suất giữa các bậc thuế giảm đi. Việc hạ thuế suất cao nhất và thấp nhất xuống thể hiện tinh thần mở rộng diện đánh thuế nhưng mức độ điều tiết cũng giảm đi, huy động sự đóng góp của nhiều người nhưng với mức độ vừa phải. Mặc khác, việc giảm mức thuế suất cao nhất sẽ góp phần khuyến khích người lao động tích cực lao động và sản xuất, kinh doanh; khuyến khích người dân làm giàu chính đáng.
Đối với các khoản thu nhập còn lại. Luật thuế thu nhập cá nhân quy định biểu thuế luỹ tiến toàn phần như bảng sau:

bang2nd1.jpg

Ngoài ra, Luật còn quy định thuế suất cụ thể cho từng loại thu nhập áp dụng đối với cá nhân không cư trú với các mức thuế suất từ 1% đến 10% tính trên toàn bộ thu nhập phát sinh ở Việt Nam (không được trừ chi phí).


 
Last edited by a moderator:
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
Re:Thuế thu nhập cá nhân và những điều cần biết.

Hay lắm bác Phuhaonguyen ,Cố mần cho hết bài nha bác .Đọc từ từ kiểu này dễ vô hơn là vác cuốn sách .....luật nhiều. Cám ơn Bác.:D
 
23/10/06
14.700
5.170
113
Re:Thuế thu nhập cá nhân và những điều cần biết.

Cảm ơn bác phongluu khích lệ! Nhưng các bác khác cũng góp thêm tí chứ! em thấy các bác ân thầm đi vô xem rồi lặng lẽ đi ra mà không góp ý kiếm để thêm phần phong phú
 
Hạng D
10/1/07
2.397
4
38
Việt Nam
Re:Thuế thu nhập cá nhân và những điều cần biết.

Nhưng các bác khác cũng góp thêm tí chứ! em thấy các bác ân thầm đi vô xem rồi lặng lẽ đi ra mà không góp ý kiếm để thêm phần phong phú
Dạ tại bắt đầu 01/01/2009 sẽ chính thức có hiệu lực, còn ...bóng bàn thì các bác cứ thoãi mái !!! góp ý thì ...."phận dân đen" như em đâu dám hóng hớt bậy bạ sợ bị .........chửi nữa ??? hihihi
Đọc từ từ kiểu này dễ vô hơn là vác cuốn sách .....luật nhiều
vậy còn mấy "thằng đệ" của bác bỏ đâu như là ......em chẳng hạn !! hehehehe ???? nó đang .....hổng có việc làm đóa bác !!! hix hix
 
23/10/06
14.700
5.170
113
Re:Thuế thu nhập cá nhân và những điều cần biết.

Giảm thuế:
1. Xác định số thuế được giảm:
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm dương lịch; đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm đó. Không cấn trừ luỹ kế cho năm sau.

2. Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà đối tượng nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm:
- Thuế thu nhập cá nhân đã nộp hoặc đã khấu trừ đối với các khoản thu nhập chịu thuế tính theo biểu thuế toàn phần.
- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.

3. Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng số chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ đi (-) các khoản bồi thường nhận được từ cơ quan bảo hiểm (nếu có), hoặc tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).

4. Số thuế giảm được xác định như sau:
- Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm sẽ bằng mức độ thiệt hại.
- Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm sẽ bằng số thuế phải nộp.

Vấn đề phát sinh mới là giảm trừ do bệnh hiểm nghèo được quy định nhưng không nói rõ bệnh như thế nào là bệnh hiểm nghèo. Chắc vấn đề này lại chờ Bộ Y Tế quy định mới áp dụng được.
 
23/10/06
14.700
5.170
113
Re:Thuế thu nhập cá nhân và những điều cần biết.

Một chuyện ]ời thư giãn có liên quan tới thuế TNCN:

Bác Phongluu, sau khi được cập nhật thông tin về thuế thu nhâp mới sẽ áp dụng năm 2009, vội vàng tạm biệt vợ hiện tại và 2 con để quay lại "chiến trường xưa". Nơi mà thời trai trẻ oanh liệt đã để lại vài hậu quả của các cuộc tình thơ mộng. Sau cuộc truy lùng cật lực, Bác Phongluu nhà ta hớn hở dắt thêm 2 cậu nhóc về nhà hòng mong được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Vào đến nhà, bác Phongluu nhìn thấy vợ buồn bã, cảnh nhà hoang vắng. Phongluu hỏi: "Các con đâu hả em". Vợ đáp: "Bố chúng nó đón về rùi anh ơi"
 
VW confirmed
Hạng C
11/2/04
524
7.492
113
54
SG
Re:Thuế thu nhập cá nhân và những điều cần biết.

các bác cho em hỏi:
-Thuế thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10%. Như vậy ba mẹ cho con cái, anh chị em tặng nhau ( nhà, đất) thì cũng đóng thuế 10% à ?
 thanks
 
Hạng D
21/12/06
1.129
765
113
Re:Thuế thu nhập cá nhân và những điều cần biết.

8. Điều chỉnh thuế suất theo hướng giảm thuế suất, tăng bậc thuế suất; thống nhất biểu thuế đối với người Việt Nam và người nước ngoài.
Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập thường xuyên chịu thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần với bốn mức thuế suất, thấp nhất là 10% và cao nhất là 40%. Đối với thuế thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công, Luật thuế TNCN vẫn áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần nhưng mức thuế suất thấp nhất giảm xuống còn 5% và mức thuế suất cao nhất giảm xuống còn 35% với số lượng bậc thuế nâng lên thành bảy và áp dụng chung cho cả người Việt Nam và người nước ngoài, cụ thể:


Bảng 1

bang1ol1.jpg
Bác Phuhaonguyen ơi, như vậy là có 2 biểu thuế suất hả?
1. min là 10% - max là 40%
2. min là 5% - max là 35%
Nếu một người có "lương" cao thì có "bị" xem như là : thu nhập thường xuyên?! (vì lương cao thì em nghĩ cũng giống như..."thu nhập cao, thu nhập thường xuyên- lương mà- do đó mức chịu thuế khởi đầu min là 10% thay vì 5% ?