kq confirmed
Hạng C
9/9/05
531
4.856
93
F1 nhà mình đến cấp 2 vẫn không có nhu cầu xài tiền khi đi học, mỗi lần trường tổ chức outing cũng tính cho ít trăm dằn túi, nhưng toàn bố tưởng mẹ nhớ, mẹ tưởng bố nhớ. Có lần ảnh đi chơi, ra khỏi nhà gặp bà nội đi chợ về, bà nội vét túi còn mấy chục ngàn cho ảnh, lúc chờ xe đón bạn bè nó vô siêu thị ăn uống, nó khát nước mò vô quán highland, dò bảng giá tới lui chỉ đủ tiền mua được ly cà phê đen, không dám xin đường vì sợ phải trả thêm tiền.

Bây giờ ảnh uống cà phê không đường, lâu lâu 2 cha con ra đường đi chung, kêu 2 ly cà phê một không đường một ít đường, quán toàn đưa mình ly không đường nên riết quen, quán đưa ra 2 ly hai cha con cứ việc đảo qua lại là bảo đảm không lộn.
 
  • Like
Reactions: truongan
Hạng B2
19/6/15
356
30.203
103
Con mình lớp 5, ko cho tiền hằng ngày. Chỉ khi nào cần thì nó xin. Từ lớp 1 đến giờ chưa tới 10 lần hắn xin tiền.
Chỉ về nhà, xin tiền qua siêu thị mua đồ về chế biến đồ ăn nó thích, căng là khoản này rất tốn..
Hình như nó ko coa khái niệm tiêu vặt, tiêu rất đáng. Ko lặt vặt.
Ấy thử ADN chưa? :rolleyes:
 
Hạng B2
6/3/15
119
5.138
93
Tp HCM
Đúng là như vậy chị ạ, đọc những điều trên nghe có vẻ “cao siêu” nhưng khi đọc cuốn “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương” thì thấy cũng không khó để áp dụng vào thực tế ạ.
Mình nghĩ dạy theo cách nào nó còn tùy thuộc vào từng môi trường xh, vùng miền, chủng tộc và điều kiện sống Chị ạ.
Ai chả biết người Do thái thông minh giỏi giang, người Nhật cần cù khiêm tốn vv Xh nào cũng có cái hay, cái dở.
Nhưng mình phải biết mình đang sống ở môi trường nào? Cách dạy nào là phù hợp?
Vậy nên chỉ có từ "phù hợp thực tế" là ổn nhất Chị ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
15/8/11
662
1.996
93
Giống vầy hông em?

Người Do Thái không phải từ khi sinh ra đã có khả năng quản lý tài chính tốt. Họ được cha mẹ dạy bảo kỹ năng kiếm tiền, sử dụng và quản lý tài chính khôn ngoan từ khi còn rất nhỏ.

Dạy con về tiền theo từng giai đoạn
Giai đoạn thứ nhất: Nhận biết tiền
Ngay khi trẻ bắt đầu tập nói, cha mẹ người Do Thái đã dạy con cách phân biệt tiền, dạy chúng hiểu tiền có thể mua những thứ chúng muốn và quan trọng hơn là tiền từ đâu mà có.

Giai đoạn thứ hai: Kỹ năng cầm tiền
Nhiều cha mẹ không cho con cái mình quản lý tiền tiêu vặt, trong khi đó cha mẹ người Do Thái lại cho rằng, không cho con cầm tiền khiến chúng chỉ biết dựa dẫm vào gia đình.
Khi con được khoảng 10 tuổi, cha mẹ Do Thái sẽ lập cho con một tài khoản riêng với một số tiền nhất định, hướng dẫn con cách chi tiêu và tiết kiệm sao cho thông minh và khoa học. Con cái sẽ biết chịu trách nhiệm về hành vi chi tiêu của mình.

Giai đoạn thứ ba: Kỹ năng kiếm tiền
Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng. Cha mẹ người Do Thái dạy cho con những quy tắc kiếm tiền, quy tắc đầu tư, xoay vòng vốn. Họ dạy con hiểu được bài học về những đồng tiền do chính công sức mình bỏ ra mà có được.

Giai đoạn thứ tư: Kỹ năng quản lý tài chính
Không chỉ dạy con cách kiếm tiền, cha mẹ người Do Thái còn dạy con tiết kiệm tiền ra sao, chi tiêu đúng mức như thế nào. Họ dạy con cả những quy cách ngân hàng, những mẹo đầu tư thông minh.

Giai đoạn thứ năm: Ý nghĩa đằng sau việc quản lý tài chính
Người Do Thái dạy cho con cách quản lý tài sản không phải để biến chúng thành những cái máy kiếm tiền rồi tiêu tiền, mà là để giúp chúng có cuộc sống tốt đẹp hơn, biết trân trọng đồng tiền và sức lao động.
Mình cũng thích suy nghĩ dạy con quản lý tài chính (hay học cách sử dụng tiền) từ nhỏ như vậy, nhưng cũng đang lăn tăn, vì thằng con mình cũng chưa mê tiền. Cho tiền thì xài hết rồi thôi, chẳng xin thêm, cũng không biết tích lũy.
 
  • Like
Reactions: VHMK
Hạng D
12/10/12
2.429
93.581
113
Hỏi thật các ac chị chứ được bao nhiêu lần ngồi canteen trường xem bọn trẻ mua cái gì nhiều nhất và mua ntn với 10k?
 
Hạng B2
16/12/14
117
6.189
93
Cảm ơn các chia sẽ của các anh chị CNL. Sau khi đọc các chia sẽ này, mình suy nghĩ là sẽ chưa cho bé tiền, nhưng sẽ cho vào ba lô của 1 một vài món bé có thể thích ăn (bánh gạo gì đó, ăn ngọt ngọt) và chỉ cho bé biết mấy thứ bim bim là không tốt cho sức khỏe. Tạm thời nhẹ nhàng vậy thôi, ngoài ra tiền bạc không để lung tung trên bàn nữa.
 
Hạng C
23/1/06
619
23.026
93
52
Về vụ vẽ tranh, thằng lớn năm lớp 8 cũng đầu tư 1 bộ bút vẽ, xong cứ thấy nó vẽ miết trên tờ giấy A5. Một hôm, mình hỏi, sao ba thấy con ngày nào cũng vẽ mà không thấy sản phẩm ở nhà. Nó bảo, con đem lên trường, đứa nào thích tấm nào, con bán 1,000/tấm. Mấy đứa trên đó thích lắm ba. Em chỉ nói nó, bây giờ con lo tập trung vào việc học. Vè trong thời gian này nên chỉ là giải trí sau giờ học thôi, đừng lấy đó làm chính mà bỏ bê việc học. Nó bảo vân con nghe.

Cho đến gần đây, vào năm ngoái thì em phát hiện ra cuốn taajo vẽ riêng của nó mà nó giấu kín thật, không thể tin được. Em đã rất tức giận và bối rối khi phát hiện ra. Nó vẽ, đến giờ nghĩ lại em vẫn giận....



Thằng cu con mềnh năm lớp 3 đã.....vẽ và sáng tác truyệnn tranh cho các bạn đọc. Mới đầu cho đọc free, sau nó.....bán mỗi truyện 10k, lấy tiền để dành mua đồ chơi. Mẹ nó phát hiện la nó. Nó bảo: con sáng tác một truyện tranh và vẽ ra mệt đầu lắm chứ bộ, mà các bạn cứ đòi có truyện mới miết sao con làm kịp.
 
  • Like
Reactions: ngoctieutu