1/4/07
21.905
16.707
113
0913168658
thuandv nói:
Chắc tại kiểu v2 này hợp với lý trí hơn là tìm củm, phải không bác :)

Minhphu1049 nói:
... yêu xe đức, thích toyota, nhưng em lại sở hữu mit. Có lẽ từ tình yêu đên hôn nhân là 1 khoảng cách ko nhỏ. Vì xe là vợ 2 mà phải ko các bác !


Ông chủ top kêu người ta không chen. Nhưng dựng cái top xong rùi biến nơi mô rầu dzậy...
:)
Phần đầu viết khó lắm, sáng viết cho tỉnh táo.
 
Hạng D
2/5/08
1.288
184
63
54
Em mở màn phát với cái động cơ Mivec của Mit nhỉ, các bác đóng góp thêm vào nhá.
Vào năm 1993, hãng Mitsubishi bắt đầu đưa vào sản xuất loại động cơ có ứng dụng công nghệ MIVEC (Mitsubishi innovative Valve timing Electronic Control System). Vào thời điểm đó, MIVEC đứng đầu trong hàng ngũ những công nghệ giúp tiết kiệm nhiên liệu với mức tiêu thụ nhiên liệu vào khoảng 16 km cho 1 lít xăng khi đi trong thành phố. Đây là một trong những công nghệ đầu tiên trong các giải pháp nhằm nâng cao công suất và bảo vệ môi trường bằng cách tác động vào hệ thống nạp nhiên liệu, và công nghệ này hiện nay vẫn được ứng dụng. Trên thị trường ô tô Việt Nam hiện nay, hãng Mitsubishi ứng dụng công nghệ MIVEC trên xe GRANDIS.

4.JPG

Trong công nghệ MIVEC sử dụng các biên dạng cam khác nhau để mở xupap nạp theo hai chế độ động cơ: tốc độ thấp và tốc độ cao, nó sẽ nâng cao hơn công suất và và tăng mô men xoắn trong trong các chế độ làm việc của động cơ. Khi động cơ ở số vòng quay thấp MIVEC sẽ chọn biên dạng cam nhỏ và cung cấp hỗn hợp cháy ổn định, ít khí xả. Khi bướm ga được mở rộng, tốc độ động cơ tăng lên, MIVEC sẽ cho phép tăng thời gian và hành trình mở của xupap nạp, vì vậy nó sẽ cung cấp cho động cơ công suất và mômen lớn hơn hẳn so với các động cơ không cử dụng công nghệ này.


1.JPG

Công suất và mô men của động cơ đạt được khi sử dụng MIVEC ở 2 chế độ


Điểm đặc biệt của công nghệ MIVEC là việc bố trí trên trục cam với 3 biên dạng cam có kích thước khác nhau. Biên dạng cam lớn nhất đặt ở giữa và hai biên dạng cam nhỏ và trung bình đặt ở hai bên (như hình ), mặc dù có 3 biên dạng cam như vậy nhưng chỉ tạo ra 2 chế độ động cơ: Chế độ tốc độ thấp, sử dụng biên dạng cam nhỏ, trung bình và chế độ tốc độ cao sử dụng biên dạng cam to. Ở chế độ tốc độ thấp, các xupap nạp được dẫn động bởi hai biên dạng cam nhỏ và trung bình và sẽ được điều khiển độc lập bởi hai cò mổ riêng biệt, còn biên dạng cam to này được dẫn động trực tiếp cần chữ T, cần này sẽ điều khiển cả thời gian và khoảng mở của cả hai xupap nạp khi động cơ chạy ở chế độ tốc độ cao.


2.JPG

Bố trí dẫn động xupap nạp

Khi động cơ chạy ở chế độ tốc độ thấp, cần chữ T vẫn kết nối với biên dạng cam to, nhưng lúc này chỉ chuyển động tự do và không tiếp xúc với cò mổ của xupap nạp. Khi đó vấu cam nhỏ và trung bình được dẫn động từ trục cam sẽ điều khiển khoảng nâng và thời điểm mở thích hợp cho xupap nạp. Bên trong cò mổ có các piston được nén lại nhờ các lò xo, khi đó cần T chỉ chuyển động tự do và không điều khiển các cò mổ. Ngoài ra, việc sử dụng hai biên dạng cam khác nhau để mở xupap nạp khi ở chế độ tốc độ thấp giúp tạo ra sự xoáy lốc cho dòng khí nạp đi vào bên trong xilanh,làm quá trình cháy ổn định và giảm lượng khí thải.



3.JPG

Cấu trúc của hệ thống MIVEC
Khi động cơ ở chế độ tốc độ cao: MIVEC sẽ điều khiển mở van dầu làm tăng áp suất dầu tới piston, khiến cho piston được nâng lên và tiếp xúc với cần chữ T, khi đó biên dạng cam lớn thông qua cần chữ T tác động vào cả hai cò mổ và điều khiển đóng mở xupap nạp. Nhờ biên dạng cam lớn hơn nên sẽ tăng thời gian và độ mở của xupap nạp, vì vậy sẽ làm tăng được công suất và mô men của động cơ.
Ở động cơ 4G69 của hãng Mitsubishi (lắp trên xe Grandis), khi tốc độ động cơ đạt khoảng 3600 vòng/phút thì hệ thống MIVEC sẽ điều khiển mở van dầu để động cơ hoạt động ở chế độ tốc độ cao, và khi tốc độ động cơ giảm xuống dưới 3600 vòng/phút van dầu sẽ đóng lại và động cơ lại hoạt động ở chế độ tốc độ thấp.
Hiện nay hãng Mitsubishi đã ứng dụng công nghệ MIVEC trên xe Grandis 2.4 và trên xe Colt với động cơ 1.3L và 1.5L. Với việc ứng dụng công nghệ này sẽ giúp giảm được đáng kể chi phí nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

 
Last edited by a moderator:
Hạng D
27/6/12
3.368
993
113
ngoc_fanclub nói:
từ N sang D nếu ko đạp thắng thì giựt 1 cái
Bác chạy xe nguy hiểm quá. N sang D vẫn phải đạp thắng nha bác.
 
1/4/07
21.905
16.707
113
0913168658
Chào các Bác,
sẽ đi chậm chậm nhắm vào những bác không chuyên về kỹ thuật để có thể hiểu dể dàng, nên đầu tiên giới thiêu sơ bộ lại động cơ 4 thì căn bản.
9442241724_21a25c899a_o.jpg



Nguyên lý đơn giản, mọi người chắc đều xem qua: Piton chạy lên chạy xuống theo quá trình hút, nén, nỗ, xã lần lượt hút hòa khí (không khí) vào, nén lại, cháy nổ và sinh công. Quá trình lên xuống này qua trục khuỷu biến thành chuyển động quay của động cơ.


Chúng ta đặc biệt chú ý đến kỳ nạp, và kỹ sinh công- xã, vì các cải tiến và so sánh chủ yếu ở 2 giai đoạn này.

Làm quen với các biểu đồ.
Mình nghĩ đây là việc khó khăn với các bác không chuyên, nhưng so sánh các động cơ thì chỉ bằng biểu đồ mới so sánh được.

Đầu tiên là biểu đồ Momen. nó chỉ mối iên hệ của lực kéo động cơ, gồm 2 trục, trục nằm chỉ số vòng quay động cơ, trục đứng chỉ mommen hay lực xoắn, lực kéo của động cơ tương ứng vơi vòng quay và chân ga đó (chôm hình bác xedap :D ).

9442350788_cafb2ce198_o.jpg


Ví dụ tương ứng ở chế độ cầm chừng- không tải, không máy lạnh; thì tuy động cơ có quay (700 v/p) nhưng momen động cơ tạo ra bằng không.

9442383228_52ddee08f4_o.jpg


Các giáo trình thường bỏ qua giai đoạn mà chỉ vẽ một biểu đồ- xong, riêng mình sẽ nói rất kỹ, vì mọi thứ sẽ bắt đầu từ khu vực này.


(ăn trưa, xong tiếp).





 
Last edited by a moderator:
Hạng D
2/5/08
1.288
184
63
54
So sánh động cơ Mivec. Vtec và VVT
080402cool_prv.gif

[link]http://www.youtube.com/watch?v=mgDdbrMh6bo[/link]
 
Hạng D
2/5/08
1.288
184
63
54
Hóng bài của bác do bác bón quá nên em mới chen ngang chút để có cái thư gian mong bác thông cảm nhé
21.gif

 
1/4/07
21.905
16.707
113
0913168658
Tìm hiểu biểu đồ (tiếp).
9442383228_52ddee08f4_o.jpg


Các biểu đồ thường chỉ so sánh ở chế độ toàn tải (100% ga), nên đường biểu diển mo men là tâp trung nhừng điểm ở nhiều vòng quay, bắt đầu là điểm Mmin

9442975150_c49ebe543b_o.jpg


Thường thì khách chỉ quan tâm đến Momen xoắn cực đại; nhưng cùng tầm Momen xoắn cực đại thì Mmin lớn chừng nào thì chứng tỏ động cơ tốt chừng đấy.



Theo vòng quay tăng dần, Momen Lực tăng dần đến khi đạt đỉnh điểm
9440190027_c74f2ac281_o.jpg


Tại (khoảng) tốc độ Mmax Do hạn chế của diện tích supap nạp và thời gian nạp của từng chu kỳ ít dần (do động cơ quay nhanh) nên khối lượng nạp từng chu kỳ giảm xuống
9091849548_bfcfd70c86_o.jpg


Momen Lực càng lúc càng yếu đi theo tốc độ vòng xoay tăng lên, đến tốc độ tối đa của động cơ có thể đạt được.

9443095440_23770174e5_o.jpg



Khoảng thời gian trước, tốc độ này đạt ngưỡng chịu đựng của Piston, thanh truyền.. thời đó; nên việc chấp nhận đông cơ tiêu chuẩn như trên là mặc nhiên.

Nhưng sau này, khi vật liêu tiến bộ, cụm piston có thể quay nhanh hơn và chịu lực nặng hơn thì các nhà thiết kế bắt đầu lao vào tìm con đường tăng nạp bằng các cách khác.

- Tăng nạp bằng Tubin cho động cơ xăng , đây là dòng có thể nói là cao cấp hơn, nhưng sử dụng và bảo dưỡng phúc tạp (không tìm hiểu).

- Nạp bằng cơ cấu van biến thiên:
+ VVTi của Toyota và các loại tương tự.
+ Bằng cách sử dụng Cam thứ 2 cho supap như VTEC của Honda VVTLi của Toyota và MIVEC của Mitsubishi



 
  • Like
Reactions: parksonghiep
Hạng D
18/12/11
1.042
313
83
Tp. Hồ Chí Minh
bikecarevodao nói:
Em mở màn phát với cái động cơ Mivec của Mit nhỉ, các bác đóng góp thêm vào nhá.Vào năm 1993, hãng Mitsubishi bắt đầu đưa vào sản xuất loại động cơ có ứng dụng công nghệ MIVEC (Mitsubishi innovative Valve timing Electronic Control System). Vào thời điểm đó, MIVEC đứng đầu trong hàng ngũ những công nghệ giúp tiết kiệm nhiên liệu với mức tiêu thụ nhiên liệu vào khoảng 16 km cho 1 lít xăng khi đi trong thành phố. Đây là một trong những công nghệ đầu tiên trong các giải pháp nhằm nâng cao công suất và bảo vệ môi trường bằng cách tác động vào hệ thống nạp nhiên liệu, và công nghệ này hiện nay vẫn được ứng dụng. Trên thị trường ô tô Việt Nam hiện nay, hãng Mitsubishi ứng dụng công nghệ MIVEC trên xe GRANDIS.
4.JPG
Trong công nghệ MIVEC sử dụng các biên dạng cam khác nhau để mở xupap nạp theo hai chế độ động cơ: tốc độ thấp và tốc độ cao, nó sẽ nâng cao hơn công suất  và và tăng mô men xoắn trong trong các chế độ làm việc của động cơ. Khi động cơ ở số vòng quay thấp MIVEC sẽ chọn biên dạng cam nhỏ và cung cấp hỗn hợp cháy ổn định, ít khí xả. Khi bướm ga được mở rộng, tốc độ động cơ tăng lên, MIVEC sẽ cho phép tăng thời gian và hành trình mở của xupap nạp, vì vậy nó sẽ cung cấp cho động cơ công suất và mômen lớn hơn hẳn so với các động cơ không cử dụng công nghệ này.

1.JPG

Công suất và mô men của động cơ đạt được khi sử dụng MIVEC ở 2 chế độ

Điểm đặc biệt của công nghệ MIVEC là việc bố trí trên trục cam với 3 biên dạng cam có kích thước khác nhau. Biên dạng cam lớn nhất đặt ở giữa và hai biên dạng cam nhỏ và trung bình đặt ở hai bên (như hình ), mặc dù có 3 biên dạng cam như vậy nhưng chỉ tạo ra 2 chế độ động cơ: Chế độ tốc độ thấp, sử dụng biên dạng cam nhỏ, trung bình và chế độ tốc độ cao sử dụng biên dạng cam to. Ở chế độ tốc độ thấp, các xupap nạp được dẫn động bởi hai biên dạng cam nhỏ và trung bình và sẽ được điều khiển độc lập bởi hai cò mổ riêng biệt, còn biên dạng cam to này được dẫn động trực tiếp cần chữ T, cần này sẽ điều khiển cả thời gian và khoảng mở của cả hai xupap nạp khi động cơ chạy ở chế độ tốc độ cao.

2.JPG
 
Bố trí dẫn động xupap nạp
Khi động cơ chạy ở chế độ tốc độ thấp, cần chữ T vẫn kết nối với biên dạng cam to, nhưng lúc này chỉ chuyển động tự do và không tiếp xúc với cò mổ của xupap nạp. Khi đó vấu cam nhỏ và trung bình được dẫn động từ trục cam sẽ điều khiển khoảng nâng và thời điểm mở thích hợp cho xupap nạp. Bên trong cò mổ có các piston được nén lại nhờ các lò xo, khi đó cần T chỉ chuyển động tự do và không điều khiển các cò mổ. Ngoài ra, việc sử dụng hai biên dạng cam khác nhau để mở xupap nạp khi ở chế độ tốc độ thấp giúp tạo ra sự xoáy lốc cho dòng khí nạp đi vào bên trong xilanh,làm quá trình cháy ổn định và giảm lượng khí thải.


3.JPG
 
Cấu trúc của hệ thống MIVECKhi động cơ ở chế độ tốc độ cao: MIVEC sẽ điều khiển mở van dầu làm tăng áp suất dầu tới piston, khiến cho piston được nâng lên và tiếp xúc với cần chữ T, khi đó biên dạng cam lớn thông qua cần chữ T tác động vào cả hai cò mổ và điều khiển đóng mở xupap nạp. Nhờ biên dạng cam lớn hơn nên sẽ tăng thời gian và độ mở của xupap nạp, vì vậy sẽ làm tăng được công suất và mô men của động cơ. Ở động cơ 4G69 của hãng Mitsubishi (lắp trên xe Grandis), khi tốc độ động cơ đạt khoảng 3600 vòng/phút thì hệ thống MIVEC sẽ điều khiển mở van dầu để động cơ hoạt động ở chế độ tốc độ cao, và khi tốc độ động cơ giảm xuống dưới 3600 vòng/phút van dầu sẽ đóng lại và động cơ lại hoạt động ở chế độ tốc độ thấp.
Hiện nay hãng Mitsubishi đã ứng dụng công nghệ MIVEC trên xe Grandis 2.4 và trên xe Colt với động cơ 1.3L và 1.5L. Với việc ứng dụng công nghệ này sẽ giúp giảm được đáng kể chi phí nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

Bài viết quá hay, cám ơn bác nhé