Quá nhiều vụ tai nạn giao thông từ những hệ lụy về văn hóa lưu thông, kỹ năng của tài xế. Thực tế đáng buồn là tình hình giao thông ngày càng tăng về số lượng, mật độ nhưng dẫn theo đó là cơ sở hạ tầng không tăng mà còn xuống cấp, bằng lái thì bao đậu nên khi ra thực tế thì xử lý yếu kém dẫn đến tâm lý nóng nảy, bực bội của những người tham gia giao thông xung quanh khi sự ùn ứ kéo dài và dẫn đến những tình huống xử lý ẩu dẫn đến tai nạn liên tục. Ngẫm lại đúng là kinh tế đi lên, văn hóa đi xuống.
Nghĩ quá đau xót, em chỉ hi vọng khi tổng tư lệnh xuất thân từ công an sẽ làm quyết liệt vấn đề này, vấn nạn này xuất phát từ nhiều phía ( giáo dục, nhận thức, luật pháp xử phạt cho các hành vi thế này còn nhẹ) , sáng nào em đi làm cũng gặp tình trạng này ở ngã 4 vũng tàu. Em quan niệm rằng đã có bằng lái xe thì có thể sẽ là chân trong chân ngoài( tức 1 chân có thể trong tù bất kì lúc nào) .
Bác chủ topic nói đấy.Nghĩ quá đau xót, em chỉ hi vọng khi tổng tư lệnh xuất thân từ công an sẽ làm quyết liệt vấn đề này, vấn nạn này xuất phát từ nhiều phía ( giáo dục, nhận thức, luật pháp xử phạt cho các hành vi thế này còn nhẹ) , sáng nào em đi làm cũng gặp tình trạng này ở ngã 4 vũng tàu. Em quan niệm rằng đã có bằng lái xe thì có thể sẽ là chân trong chân ngoài( tức 1 chân có thể trong tù bất kì lúc nào) .
20 năm trước tài xế là bác tài, chỉ những tài thường phải lớn và đàng hoàng biết lý lẽ
Còn 20 năm nay là thằng tài, chỉ bọn tài xế nhỏ dưới 50 tuổi tối ngày phóng, còn khi lái xe thì mở điện thoại chơi thiếu nghiêm túc đùa giỡn, hút thuốc, trông phản cảm.
Nên nó gây tai nạn là tất yếu
1 lý do lớn nữa là nạn bảo kê, nếu kg có bảo kê thì có dám chạy bất chấp kiểu đó không?
Tôi nhớ thời cách đây 30-35 năm Nhà Ngoại Tôi có xe khách chạy tuyến Tánh Linh đi Sài Gòn và cả xe tải nữa, Thời đó Ông Tôi vẫn là lái xe, có 2 người theo ông gọi là Phụ xe và Lơ xe. Dù hai Chú ấy theo ông cũng cả chục năm nhưng những nơi rất vắng ông mới cho lái và là lúc ông không mệt mới chỉ dạy lái xe. Thời ấy dù xe Hải Âu Liên Xô và đường xá từ Tánh Linh đi bến xe Văn Thánh đường phải gọi là cụ tổ của xấu (thường 2g sáng đi mà tới 8g mới tới Văn Thánh) Thời ấy lái rất kỹ và phải nói là để lên cầm lái họ phải trải qua thực tiễn nhiều làm Lơ xe, Phụ xe mới đc lái nên ai cũng có cho mình tính nhẫn nại và cẩn thận.Trước mỗi chuyến đi Ông thường cùng hai chú cặm cụi tra dầu bôi mỡ kiểm tra xe hết lượt kỹ rồi mới khởi hành, Ông Tôi hiểu cái xe có khi còn hơn hiểu bà Ngoại Tui nữa.
Thời này tài xế xe đường dài, xe lớn, xe nặng đa phần là choi choi, chơi thuốc, xâm trổ, chợ búa... + áp lực giao hàng... nên ra đường mặc sức tung hoành.nhiều bạn đang dấu C nâng lên D vừa xong là ôm chạy luôn cứ như đã quen lắm rồi.thế nên chuyện gì đến cũng đến.
Đám xe rau 49, đám xe cua Cà Mau, Đám hung thần 16c Vũng Tàu... tất cả cũng đều từ đào tạo mà ra cả thôi.
Thời này tài xế xe đường dài, xe lớn, xe nặng đa phần là choi choi, chơi thuốc, xâm trổ, chợ búa... + áp lực giao hàng... nên ra đường mặc sức tung hoành.nhiều bạn đang dấu C nâng lên D vừa xong là ôm chạy luôn cứ như đã quen lắm rồi.thế nên chuyện gì đến cũng đến.
Đám xe rau 49, đám xe cua Cà Mau, Đám hung thần 16c Vũng Tàu... tất cả cũng đều từ đào tạo mà ra cả thôi.
em đi con đường này thường xuyên, xe tải, xe công, xe con chạy vào làn xe máy hằng ngày. Coi đó như chuyện bình thường và chết cũng khá nhiều theo kiểu như vầy rồi. Mà CSGT ở đây làm ngơ, như bị mù. Chết rồi lại thôi.
Đây là 1 trong những con đường chết chóc ở bình dương
Đây là 1 trong những con đường chết chóc ở bình dương