Trước khi trả lời 2 câu hỏi của bác
@Cafedenda , em hỏi thật bác muốn chuyên sâu đến mức nào, hay kiến thức phổ thông?
Chuyên sâu thì chúng ta sẽ đi thảo luận về thuật toán xác định vận tốc theo GPS, các bộ lọc Kalman, Hiện tượng fading, nhiễu, hài, thuật toán sửa sai, độ hấp thụ sóng của tầng điện ly, độ ổn định của quỹ đạo địa tĩnh, công suất phát từ vệ tinh địa tĩnh, ngưỡng thu, mức thu của máy GPS,...
Còn khoa học phổ thông thì bác thừa biết cứ lên google, search là ra hết đúng không.
Nhưng bản chất của nó thì bác có thể không hiểu.
1. Để GPS của Hệ thống GSHT thì cần ít nhất bao nhiêu vệ tinh?
- Bác phải hỏi đúng câu hỏi là để xác định được toạ độ tức thời tại 1 điểm thì máy thu tín hiệu GPS cần nhận được tối thiểu bao nhiêu tín hiệu vệ tinh địa tĩnh ?
Câu trả lời trên google là: 4.
Câu hỏi là tại sao 4 mà không là 3. Trong khi để định vị 1 toạ độ không gian 3 chiều x,y,z thì chỉ cần 3 là đủ rồi đúng không bác !?
Nhưng khi thiết bị thu tín hiệu GPS bám và khoá được 4 vệ tịnh địa tĩnh thì vị trí của bác sai số rất lớn.
Do đó, cần nhiều hơn 4 tín hiệu vệ tinh nhận được mới đảm bảo toạ độ chính xác.
2. Câu hỏi của bác liên quan đến vẽ đoạn đường đi của thiết bị thu tín hiệu GPS. Đường đi hiển thị trên bản đồ số mà bác dùng được vẽ dựa trên các thuật toán vẽ đường đi phổ biến hiện nay, anh có điều kiện thì thử hỏi anh Vietmap xem họ dùng thuật toán vẽ đường đi gì (từ tín hiệu thu được GPS).
Bác có bao giờ scale bản đồ lên độ phóng đại to hơn chưa, bác sẽ thấy các đường gấp khúc liền kề nhau theo chu kỳ cập nhật toạ độ GPS của thiết bị. Muốn biết lên bờ xuống ruộng hay không thì bác hãy chạy vào các tuyến đường chưa được số hoá bản đồ (chưa cập nhật toạ độ cố định lên đó ), Khi đó thiết bị dẫn đường sẽ dẫn bác đi hay lắm.
Tốc độ hiển thị trên thiết bị dẫn đường của bác sẽ trễ hơn tốc độ thực tế tại thời điểm xe chạy.
1 cái là tốc độ tức thời (dựa tên vòng tua quay của trục bánh xe), 1 cái là tốc độ trung bình giữa hai lần lấy mẫu.
Đến đây bác thoả mãn chưa? Nếu chưa thoả mãn thì em sẽ giải thích tiếp.