Hạng D
29/10/07
2.005
9.502
113
HCM
www.bsdinsight.com
anh em cho tôi hỏi có phần
mềm nào quản lý qui trình làm việc. Doanh Nghiệp thương mại xuất nhập khẩu.
Nghiệp vụ chính XNK hàng hoá.

Ngoài ra còn công ty về vận tải lo giao hàng nội địa các tỉnh đường biển , bộ.

Muốn có 1 plattform để quản lý scheduling/ booking theo dạng TMS và FMS tư vấn em với. Kế hoạch là muốn xây cái app như agoda để các vendor cung cấp thông tin lịch tàu xe, mình ở giữa coordinate

nó nè clickup.com
 
Tập Lái
10/5/19
31
4.075
95
46
Tôi chỉ nghe IT là đòn bẩy công nghệ chứ chưa nghe tối ưu hóa bằng IT cả
Mới nghĩ ra câu trả lời chuẩn hơn tối qua.

Dùng IT làm tối ưu cho tốt trước đi, sau đó sẽ thấy hiệu ứng đòn bẩy của công nghệ.
 
  • Like
Reactions: BaKe
Tập Lái
10/5/19
31
4.075
95
46
Anh ba xàm vừa phải thôi. Đặt câu hỏi thì mù mờ mà ai trả lời gì anh cũng bàn ra. Còn nói cái kiểu bà trợn như trên đúng là không biết gì mà bi bô, có A đòi B, có B đòi C...chủ yếu để gây war chứ bàn luận mịa gì.
Cho anh biết là không có cái giải pháp nào cover được hết nghiệp vụ của 1 doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có ngành nghề đặc thù thì cần có giải pháp đặc thù. Các công ty về thiết kế máy thì có phần mềm thiết kế như SolidPDM, y tế thì HIS, giáo dục thì SIS....Còn anh trên ví dụ CRM, ERP là chuẩn cmmr. Công ty nào mà không cần quản lý khách hàng, quản lý tài chính kế toán , ngay cả cái công ty thiết kế máy bay báy biếc gì của anh ở trên cũng cần.
Các công ty VN đa phần qui trình không chuẩn, làm toàn kiểu tự phát nên ràng vô platform chuẩn rất khó, nếu dùng thì customize rất nhiều dẫn đến hiệu suất và hiệu quả sử dụng không cao nên khá nhiều doanh nghiệp phải thuê đo ni đóng dày riêng. Nó có cái sướng là anh làm sao thì người ta viết như vậy , dễ dàng quản lý và thao tác vì nó đã thành tập tính của công ty và nhân viên. Nhưng lại không qui chuẩn hóa được qui trình cho công ty. Không phải tự nhiên mà người ra xây được 1 platform chuẩn cho ERP như SAP, Oracle , hay MS Dynamics, người ta đã nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ rất nhiều doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp khác nhau, tất nhiên đặc thù địa phương nào cũng có (dễ thấy nhất là HR Payroll, VAS - Vietnam Accounting Standard).
Như anh chủ thớt thì mình nghĩ là chỉ cần học kỹ word, excel, xài tool google cho tốt là có thể optimize công việc của mình rồi. Nói đến erp, crm, BI...các kiểu thì thôi khó quá bỏ qua đi.
Chắc anh này nghe nói mình tu hành đắc đạo rồi, nên muốn thử.
Nếu bỏ qua cảm xúc , thì dùng IT để tối ưu hóa doanh nghiệp, ảnh nói gần hết luôn rồi...(99%)...
 
Tập Lái
10/5/19
31
4.075
95
46
Hôm bữa anh lọ nói tư duy IT từ 10 năm trước chắc là có nguyên nhân từ đây nhỉ:
---------------------------------

SaaS là gì? Việt Nam đã phát triển mô hình SaaS như thế nào?
13/06/2020

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện về SaaS - loại hình phần mềm đang dẫn đầu xu hướng công nghệ toàn cầu.
Base Resources - Trong khi xu hướng SaaS và điện toán đám mây đang dẫn đầu thế giới công nghệ, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn còn khá xa lạ với chúng. Tuy nhiên, điều đó đang thay đổi nhờ các giải pháp SaaS không ngừng phát triển để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp, và nhiều công ty công nghệ của Việt Nam đã có tên tuổi trong lĩnh vực này.

SaaS là gì?

SaaS (viết tắt của Software-as-a-Service) - một trong những dạng điện toán đám mây phổ biến nhất - được định nghĩa là mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm; trong đó nhà cung cấp không bán sản phẩm phần mềm mà bán dịch vụ dựa trên phần mềm đó. Nói đơn giản hơn, nhà cung cấp tạo ra và duy trì một phần mềm chạy trên nền web, và khách hàng có thể truy cập từ xa thông qua internet sau khi trả một khoản phí đăng ký định kỳ (hàng tháng, quý, năm).

SaaS được coi là mô hình 4.0 ưu việt hơn so với phần mềm on-premise - dạng phần mềm được doanh nghiệp mua lại thông qua một giấy phép vĩnh viễn.

Xu hướng hội nhập của mô hình SaaS trên toàn thế giới

Chắc chắn bạn đang sử dụng ít nhất một dịch vụ phần mềm, chỉ là bạn có để tâm đó thực sự là một mô hình SaaS hay không mà thôi. Có thể liệt kê một vài phần mềm được phát triển rộng rãi bởi những nhà cung cấp SaaS hàng đầu thế giới như Amazone Web Services, Oracle, Adobe Creative Cloud, Slack, Dropbox, Google, IBM, Microsoft, ServiceNow,... Có thể thấy, SaaS gần như đã chiếm được độc quyền trong thị trường công nghệ.

saas-la-gi-01

Số lượng ứng dụng SaaS được sử dụng trong một doanh nghiệp tăng liên tục qua các năm (Nguồn: BetterCloud)

Trong một báo cáo mới có tên Thị trường phần mềm dịch vụ: Công nghệ và thị trường toàn cầu đến năm 2022, BCC Research dự đoán rằng ngành công nghiệp dựa trên mô hình SaaS được định giá $44,4 tỷ vào năm 2017. Trong khi đó, người ta ước tính giá trị đó sẽ đạt được $94,9 tỷ vào năm 2022, nghĩa là tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) của thị trường SaaS vào khoảng 16,4% - một con số "khủng" cho thấy tiềm năng và cơ hội rộng mở cho ngành dịch vụ phần mềm này.

Bởi lẽ các phần mềm dịch vụ SaaS có thể đến từ rất nhiều nhà cung cấp, nên xu hướng hiện đại của mô hình SaaS trên thế giới chính là gia tăng tích hợp giữa các phần mềm này để chúng cùng vận hành trơn tru, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho toàn doanh nghiệp. Điều này lý giải cho việc một doanh nghiệp có thể sử dụng đồng thời nhiều phần mềm SaaS. Theo dữ liệu thống kê năm 2017 của BCC Research, con số trung bình được tính trên thế giới là 16 phần mềm/doanh nghiệp.

Ưu điểm của mô hình SaaS

Nhờ biết cách vận dụng tối ưu internet kết nối vạn vật, mô hình SaaS ngày càng chiếm lĩnh thị trường công nghệ bởi hàng loạt lợi ích thiết thực.

1. Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Có một sự thật là mô hình SaaS giúp doanh nghiệp tiết kiệm được cả chi phí tiền mặt, thời gian, nhân lực, chi phí chuyển đổi và chi phí cơ hội.

Với mô hình SaaS, bạn không cần cài đặt và chạy các phần mềm trên hệ thống của doanh nghiệp. Điều đó giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn liên quan tới việc mua giấy phép phần mềm, lắp đặt phần cứng cũng như xây dựng hệ cơ sở dữ liệu mới (lên tới $42.000 cho một phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP chẳng hạn). Trong suốt quá trình sử dụng, mô hình SaaS không đòi hỏi bạn phải trả thêm phí hỗ trợ và bảo trì định kỳ giống như phần mềm on-premise (khoảng 15 - 20%).

Hầu hết các mô hình SaaS hiện nay đều tập trung vào và bán các dịch vụ phần mềm dưới hai dạng: Freemium - cho phép bạn dùng miễn phí trước rồi trả thêm tiền để sử dụng các tính năng nâng cao, và Premium - bán theo gói dựa trên số lượng tài khoản và thời gian sử dụng. Trong cả hai trường hợp, bạn đều có quyền lựa chọn ngừng đăng ký dịch vụ SaaS bất cứ khi nào bạn muốn, và chi phí cũng ngừng luôn tại thời điểm đó.

Thời gian và nhân lực cần thiết để triển khai một phần mềm SaaS cũng tiết kiệm hơn hẳn so với giải pháp on-premise truyền thống. Doanh nghiệp phải tốn tới 6 tháng hoặc lâu hơn vào việc tạm ngưng hoạt động một số bộ phận để lắp đặt hoàn chỉnh một hệ thống on-premise cồng kềnh, đồng thời huy động tất cả nhân viên kỹ thuật tốt nhất đến hỗ trợ. Còn với đội ngũ hỗ trợ (thường chỉ gồm 1-2 thành viên) của nhà cung cấp SaaS, họ chỉ cần tối đa là 2 ngày để thiết lập tài khoản và training sử dụng phần mềm cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.

Mô hình SaaS cũng giúp doanh nghiệp giải bài toán chi phí chuyển đổi khi lắp đặt và áp dụng công nghệ. Giả sử phần mềm on-premise gặp phải sự cố phát sinh trong quá trình vận hành, tất cả hệ thống sẽ "chết"; mà khi phần mềm đó đã thực sự lỗi thời, doanh nghiệp cũng khó dứt khoát loại bỏ nó vì chi phí ban đầu bỏ ra quá lớn. Còn phần mềm SaaS được ví như một chiếc xe bus, bạn chỉ cần bỏ ra số tiền vừa phải để được chở đi đến bất cứ nơi nào bạn muốn mà không cần mua chiếc xe mới hay quá lo lắng cho việc chiếc xe bị hỏng hóc giữa đường.

2. Luôn nhận được các tính năng phần mềm tốt nhất

Là khách hàng sử dụng SaaS, bạn không cần một bộ phận IT luôn túc trực để xử lý vấn đề kỹ thuật trong quá trình vận hành phần mềm nữa. Từ việc đảm bảo hệ thống máy chủ chạy tốt, duy trì bảo mật đến fix các bugs phát sinh,... đều được nhà cung cấp chịu trách nhiệm. Đội ngũ tester và IT của họ làm rất tốt phần này, và bạn sẽ luôn được sử dụng dịch vụ tốt nhất từ phía họ.

Doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc các nhà cung cấp SaaS luôn thường xuyên tự động cập nhật phần mềm, bao gồm cả việc tối ưu các tính năng cũ và bổ sung thêm các tính năng cao cấp hơn. Bạn không cần lo lắng tìm mua phiên bản mới được phát hành hoặc các bản vá công nghệ.

3. Dễ dàng sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi

Vì các nhà cung cấp SaaS triển khai dịch vụ qua internet nên người dùng dễ dàng truy cập phần mềm từ bất kỳ thiết bị và trình duyệt nào có kết nối internet.

Với SaaS, bạn không cần phải đến văn phòng, mở chiếc máy tính được cài sẵn phần mềm thì mới có thể sử dụng nó. Khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng phần mềm, bạn được phép tạo thêm tài khoản (với giới hạn số lượng tuỳ theo gói đã mua) cho nhân viên trong doanh nghiệp. Bạn và nhân viên có thể ngồi ở bất cứ đâu, tại bất cứ thời gian nào, thực hiện thao tác đăng nhập đơn giản và sử dụng các tính năng không giới hạn.

saas-la-gi-02

Với SaaS và internet, bạn và nhân viên có thể sử dụng phần mềm ở bất cứ đâu, tại bất cứ thời gian nào

Hầu hết các nhà cung cấp SaaS đều đang cố gắng phát triển ứng dụng trên đa hệ điều hành (Windows, MacOS, iOS và Android) và trên nhiều trình duyệt (Microsoft Internet Explorer, Google Chrome, Apple Safari, Mozilla Firefox,...) để hỗ trợ tối đa trải nghiệm người dùng. Thông thường, bạn có thể cùng lúc đăng nhập trên nhiều thiết bị.

4. Khả năng tích hợp cực kỳ lớn

Các phần mềm on-premise thường được thiết kế để giải quyết bài toán một cách biệt lập và không cần liên quan tới các ứng dụng ngoài. Nhưng trên thực tế, bạn luôn cần trao đổi dữ liệu qua lại giữa các phần mềm với nhau để hệ thống hoá quy trình và tiết kiệm thời gian, công sức làm việc. Hiểu được nhu cầu thiết yếu này, các nhà cung cấp đã phát triển khả năng tích hợp thành thế mạnh vượt trội của mô hình SaaS trên toàn thế giới.

Hầu hết các phần mềm SaaS hiện nay đều được tối ưu hệ thống API - giao diện lập trình ứng dụng mở cho phép đồng nhất và trao đổi dữ liệu qua lại giữa các ứng dụng đến từ nhiều bên cung cấp khác nhau. Đó chính là cơ hội để bạn và doanh nghiệp hội nhập nhanh hơn với các công nghệ mới ngay trên chính hệ thống hiện tại của mình.

5. Dễ dàng mở rộng quy mô sử dụng

Một ưu điểm lớn của dữ liệu đám mây nói chung và SaaS nói riêng là khả năng mở rộng. Bạn dễ dàng tăng gấp đôi, gấp 3,... số lượng tài khoản hoặc tích hợp thêm các phần mềm mới mà không ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng hay cơ sở dữ liệu có sẵn của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng nóng hoặc bạn đang có dự định mở rộng quy mô trong tương lai.

Nhược điểm của mô hình SaaS

Không có giải pháp công nghệ nào là hoàn hảo, và mô hình SaaS cũng vậy. Những vấn đề này không hẳn là nhược điểm mà đôi khi chỉ là những yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng phần mềm mà bạn hoàn toàn hiểu và có biện pháp khắc phục. Dưới đây là một số điểm đang được các nhà cung cấp SaaS hoàn thiện thêm.

1. Tính bảo mật hệ thống

Chính bởi tập trung vào sự linh hoạt, gọn nhẹ và dễ dàng triển khai mà mô hình SaaS có một điểm yếu so với giải pháp on-premise - đó là vấn đề bảo mật. Với SaaS, server của phần mềm sẽ được đặt ở bên phía nhà cung cấp chứ không đặt tại doanh nghiệp, còn dữ liệu được ký gửi trên “đám mây” (cloud) nên bạn có thể có cảm giác không an toàn, lo sợ thông tin rò rỉ hoặc bị lấy cắp.

Khi nền điện toán đám mây 4.0 càng phát triển thì vấn đề này càng bớt lo ngại. Đó là nhờ các nhà cung cấp SaaS chú trọng hơn vào mã hoá dữ liệu và có các điều khoản cam kết bảo mật chặt chẽ hơn trong Cam kết mức độ dịch vụ (SLA). Bạn nên kiểm tra lại một lượt về bảo mật trước khi đưa ra bất cứ quyết định triển khai phần mềm SaaS nào.

2. Yêu cầu bắt buộc về kết nối internet

Người dùng cần phải kết nối internet để đăng nhập và sử dụng phần mềm SaaS. Trong trường hợp thiết bị sử dụng không kết nối được, hoặc khi đang ở những nơi internet không khả dụng như di chuyển trên máy bay, việc sử dụng sẽ bị gián đoạn.

Đây có thể coi là một điểm trừ của SaaS trong đánh giá của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp khó tính. Còn đối với số đông còn lại, những người luôn thường xuyên cập nhật thông tin trên Facebook, chat, gửi Email, nghe nhạc online,... thì internet giống như một trợ thủ song hành, chứ không phải yêu cầu khắt khe từ phía nhà cung cấp.

Trên tất cả, các nhà cung cấp hiện đang phát triển tính năng hỗ trợ sử dụng ngoại tuyến cho các phần mềm này.

3. Chưa sẵn sàng với phiên bản mới cập nhật

Lợi ích được tự động cập nhật miễn phí phiên bản mới của phần mềm cũng có thể mang lại sự bất tiện. Đó là khi bạn hoặc một số nhân viên trong doanh nghiệp có thể cảm thấy bỡ ngỡ với các thay đổi trong giao diện hay tính năng nâng cao của phần mềm.
................
 
  • Haha
Reactions: nospam