Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Tám tít thế thôi...chứ ngẫm lại thì buồn...Tiếng Việt trong sáng, và phong phú. Quan gia thì chữ nghĩa đầy mình, bằng cấp đầy hộc, ai cu đầy quần...thế mà. Ví dụ...Trò chơi của Lại, hay chiếc nón kỳ dị, rồi thì lên đỉnh....ra câu hỏi: Ngả ba đường? Ai trả lời hay định nghĩa đây. Không lẽ chuyển cho Unesco? Ôi quê ta có mấy ngả ba? Thôi thì gọi là ngả 4-1 vậy.
 
Last edited by a moderator:
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Cứ tình hình như thế này thì cũng có ngày đến lượt anh em chúng mình.
Ví dụ : Các Bác đi vào một cái hẻm nào đấy để thông qua con đường khác,tuy nhiên khi đến cái ngã ba chết tiệt kia không biết đó là đường cấm ô tô,cấm dừng,cấm đậu,cấm tùm lum (vì nó cắm cách đấy rất nhiều mét và không lặp lại).
Căn cứ theo cái cách xét xử như trên thì sẽ nhân rộng ra cả nước cho đỡ tốn bảng chỉ dẫn
Vậy sao nhỉ,mình bị chết chắc rồi.
 
Hạng F
11/1/10
6.129
64.833
113
K9 dạo này vợ đẻ hay sao mà mất bóng nhể? Chứ anh í mà còn sống thì chẳng chịu tha cho mấy thớt này đâu. Hay là đã hết muốn tỏ ra nguy hiểm rồi.
 
Hạng C
26/5/10
688
4
0
Tp.HCM
cpkhanhhung nói:
Tổng cục Đường bộ giải thích khái niệm “ngã ba”
14/11/2011 0:44
ngã ba được hiểu là nơi hai đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, hoặc là nơi đường giao nhau cùng mức có 3 nhánh đường.

Sơ đồ “ngã ba” gây tranh cãi
Tổng cục Đường bộ cũng lưu ý, nếu xác định toàn bộ tuyến phố Xuân Thủy cấm đỗ xe thì Sở GTVT TP.Hà Nội cần xem xét các quy định hiện hành để cắm biển báo phù hợp, để người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết chấp hành. Cụ thể, biển báo có hiệu lực bắt đầu từ chỗ đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa chỗ định cấm hoặc hạn chế thì phải đặt biển phụ. Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc là tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.
Như Thanh Niên đã thông tin, trong tháng 6 và 9.2011, TAND các cấp Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án hành chính một công dân khởi kiện CSGT liên quan đến "ngã ba". Theo đó, ông Nguyễn Đức Đông, ngụ tại H.Từ Liêm, TP.Hà Nội điều khiển xe ô tô từ đường Phan Văn Trường ra đường Xuân Thủy. Tại điểm giao này do không thấy biển báo nên ông đã đỗ xe trước số 61-63 Xuân Thủy và bị CSGT - trật tự - phản ứng nhanh của Q.Cầu Giấy lập biên bản, xử phạt 800.000 đồng, tạm giữ giấy phép lái xe 30 ngày, với lý do "đỗ xe trên tuyến phố bị cấm". Không chấp nhận việc “không có biển báo vẫn bị phạt” nên ông Đông đâm đơn kiện Công an Q.Cầu Giấy. TAND hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã lần lượt bác đơn kiện của ông Đông, nhưng ông này vẫn tiếp tục khiếu nại đến nhiều cơ quan chức năng. http://www.thanhnien.com....-khai-niem-nga-ba.aspx
<hr/> Phải chi có cái KN này trước phiên phúc thẩm của anh Đông thì hay quá. Tổng cục làm vậy khác nào quăng 1 cục vào mặt anh Chánh HN.
Thật phức tạp và có vẻ mơ hồ. Phải định nghĩa hoặc tham chiếu hình học ko gian!!!Lại phải hiểu thế nào là Giao, Cắt. 2 đường thẳng; 2 con đường mà cắt nhau thì tạo ra ít nhất 4 lối rẻ (X). Còn giao nhau; hiểu theo nghĩa đụng đầu nhau thì mới tạo ra; ít nhất là "3 nhánh". Điều này cũng...mơ hồ. Vì nếu "2 đường thẳng" mà đụng nhau kiểu định nghĩa này thì coi như nhập thành 1 đường duy nhất. Còn nói đường giao nhau cùng mức thì mấy đường khi giao nhau tạo thành 2 nhánh rẽ??Hay ta nói: ngã 3 là khi 1 con đường dẫn đến chỗ giao thì phân ra thêm 2 nhánh nữa (+cộng với bản thân nó tạo thành 3 nhánh rẽ).
Toàn làm cái chuyện : mất bò mới lo làm chuồng. Cũng giống ND34 là cái...bổ sung, cụ thể mức phạt cho Luật GTĐB. Mới chỉ ra là vượt phải thì bao nhiêu lúa, giam bằng bao nhiêu. Sao ngay từ Luật GTĐB, kê luôn giá phạt cho đỡ rối...
Làm đến đâu, thiếu bổ sung đến đấy theo tinh thần NĐ sô.... thì còn chạy theo đuôi nữa, mãi.
 
Hạng F
18/9/10
7.485
2.396
113
54
Sài gòn
cpkhanhhung nói:
K9 dạo này vợ đẻ hay sao mà mất bóng nhể? Chứ anh í mà còn sống thì chẳng chịu tha cho mấy thớt này đâu. Hay là đã hết muốn tỏ ra nguy hiểm rồi.

Chắc bị đuổi việc rồi :D:D:D:D
 
Hạng F
11/1/10
6.129
64.833
113
Captivative nói:
cpkhanhhung nói:
Tổng cục Đường bộ giải thích khái niệm “ngã ba”
14/11/2011 0:44
ngã ba được hiểu là nơi hai đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, hoặc là nơi đường giao nhau cùng mức có 3 nhánh đường.
Thật phức tạp và có vẻ mơ hồ. Phải định nghĩa hoặc tham chiếu hình học ko gian!!!Lại phải hiểu thế nào là Giao, Cắt. 2 đường thẳng; 2 con đường mà cắt nhau thì tạo ra ít nhất 4 lối rẻ (X). Còn giao nhau; hiểu theo nghĩa đụng đầu nhau thì mới tạo ra; ít nhất là "3 nhánh". Điều này cũng...mơ hồ. Vì nếu "2 đường thẳng" mà đụng nhau kiểu định nghĩa này thì coi như nhập thành 1 đường duy nhất. Còn nói đường giao nhau cùng mức thì mấy đường khi giao nhau tạo thành 2 nhánh rẽ??Hay ta nói: ngã 3 là khi 1 con đường dẫn đến chỗ giao thì phân ra thêm 2 nhánh nữa (+cộng với bản thân nó tạo thành 3 nhánh rẽ).
Khái niệm của Cục gì đó đưa ra là chánh xoát rồi. Bác tự làm phức tạp nó đấy thôi.:D