Tập Lái
20/11/14
13
1
1
Tan Phu, HCMC
Hi OSers,
Đọc trường hợp xe bị đứt dây curoa cam, tôi thấy lo lắng lắm vì xe tôi cũng sử dụng dây curoa cam chứ không phải xích. Tôi đã thấy một xe bị đứt rồi và hậu quả là gãy tay ven, cong toàn bộ các sú bắp phải làm máy hoàn toàn! tôi muốn được chia sẻ:
1. Có kinh nghiệm gì giúp ta phát hiện sớm dây curoa đã bị giãn hay yếu trước khi nó bị đứt không??? Các OSers nếu biết những dấu hiệu nào báo trước khi đứt thì xin chia sẻ.
2. Xe Captiva nghe nói có dây curoa ngoài và đai truyền bên trong cũng là dây curoa. "Dây curoa" bên trong có khả năng bị đứt như dây curoa ở ngoài không?

Cám ơn các bác rất nhiều.
Notime
 
Hạng C
23/1/13
754
814
93
Kỹ thuật lái xe dưới trời mưa

Khi trời mưa, Đường trơn ướt. tài xế sẽ đứng trước mối nguy hiểm rình rập. Để tránh rơi vào tình huống bất lợi, người cầm lái cần thuần thục một số kỹ năng nhất định.

Trước tiên, lái xe cần nhớ rằng cơn mưa ngắn bất chợt còn nguy hiểm hơn cả khi mưa lớn kéo dài. Vì nước mưa không trôi ngay mà tạo ra bong bóng nhỏ trên mặt đường. Hãy thử hình dung lúc này vào cua hay phanh khi đang chạy với tốc độ cao, bánh xe tiếp xúc với các bong bóng đang vỡ tung ra - hậu quả cũng sẽ tương tự như xe có thể bị chệch hướng hay mất lái. Lời khuyên duy nhất trong trường hợp này là ngay khi có những giọt mưa đầu tiên hãy giảm tốc độ, tăng cường quan sát, tránh cơ động xe đột ngột


Bong bóng khí trên đường cũng là một nguyên nhân

Trong mưa lớn thì bắt buộc phải bật pha gần để giúp tài xế các xe khác dễ quan sát thấy xe của bạn hơn. Khi trời mưa hay khi vừa tạnh, lúc mặt đường chưa kịp khô, xe chạy sẽ tạo ra các "mà nước" như vậy các xe cùng chiều hay ngược chiều sẽ liên tục hắt nước và bùn đất bẩn vào xe của bạn nên khi đến gần xe khác cần phải mở chế độ gạt nước ở mức mạnh nhất. Nếu không thì vào thời điểm đó, kính trước dễ bị mờ hết khiến bạn hết khả năng quan sát trong 1-2 giây quan trọng nhất… Đó là trong trường hợp trời mưa, còn khi xe lao phải vũng nước thì sao? Tất nhiên, tốt nhất là nên giảm tốc độ từ trước mà đi chậm qua vũng nước.


Chế độ gạt nước hợp lý cũng góp phần giảm rủi ro

Còn nếu không cũng nên biết trước điều gì đang chờ đón bạn, nhất là trong trường hợp chỉ có các bánh ở một bên xe lao vào vũng nước: bạn sẽ cảm thấy tay lái không nghe theo sự điều khiển nữa; khi đó nên giữ chặt vô-lăng và đừng cố điều chỉnh hướng xe chạy. Sau một vài tích tắc, xe sẽ qua khỏi vũng nước. Khi cả 2 bánh mũi xe lao qua vũng nước sâu thì người cầm lái sẽ có cảm giác xe như bị giật mạnh lại: trong trường hợp này cũng không nên hốt hoảng, mà cần giữ vô-lăng thật chặt. Khi xe lao vào vũng nước không nên phanh gấp, tăng ga hay đánh vô-lăng. Tất cả đều vô nghĩa khi bánh xe gần như không tiếp xúc với mặt đường. Hãy coi đây là tình huống bất lợi, nhưng không đáng sợ vì xe sẽ ra khỏi vũng nước theo đúng hướng như khi nó đi vào. Còn tất cả các thao tác xử lý khác hoàn toàn có thể dẫn đến hậu quả khó lường.​
 
Hạng C
23/1/13
754
814
93
Làm gì khi ôtô mất phanh?
Bình tĩnh về số thấp, áp dụng các các phương án giảm tốc và có thể chọn biện pháp cuối cùng là đâm xe vào nơi an toàn.
> 'Tài xế đâm xe vào vách núi để tránh lao xuống vực'
Mất phanh là tình huống thuộc loại nguy hiểm nhất mà tài xế phải đối mặt bởi dễ dẫn đến hoảng loạn khi xe không còn điều khiển được tốc độ, đặc biệt nếu đang đi trên đèo dốc. Mỗi người, dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm, sẽ có phản ứng khác nhau. Nhưng nếu làm đủ các bước mà các chuyên gia khuyên dưới đây, cơ hội sống của tài xế và hành khách sẽ cao hơn rất nhiều.

1. Giữ bình tĩnh

Lời khuyên này thường bị coi là nhàm chán theo kiểu "biết rồi khổ lắm nói mãi", cho tới khi chúng ta rơi vào nguy hiểm. Không bình tĩnh thì không thể thực hiện những bước tiếp theo. Chỉ cần người lái giữ sự chủ động thì cơ hội cho người xung quanh đã cao hơn rất nhiều.


Tài xế chiếc xe tại Khánh Hòa được cho là đã chủ động đâm xe vào vách núi để dừng lại, khi xảy ra mất phanh. Ảnh: Lan Hương.

Bình tĩnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, tố chất của người lái. Một anh chàng mới lái, chưa va chạm nhiều dĩ nhiên dễ mất bình tĩnh hơn tài già. Nhưng một tài già chủ quan sẽ dễ mất bình tình hơn người luôn chủ động. Vì vậy, hãy tập trung để không rơi vào tình thế ứng biến mà phần bị động lại ở phía bạn.

Bỏ qua nguyên nhân gây mất phanh, việc tài xế trong vụ tai nạn tại Khánh Hòa ngày 7/6 thông báo cho hành khách, yêu cầu mọi người bình tĩnh để anh xử lý là bằng chứng cho sự quan trọng của người cầm lái. Nếu lúc đó anh cũng hoảng loạn, truyền nỗi sợ xuống hàng chục người phía sau thì tai nạn có thể thảm khốc hơn.

2. Nhả chân ga

Nhả chân ga để giảm tốc độ, đồng thời tập trung hơn cho chân phanh.

3. Cảm nhận chân phanh

Hãy tiếp tục đạp phanh và cảm nhận nguyên nhân. Nếu phanh mềm và đạp sát tận sàn, có thể mất dầu do hỏng đường ống. Thử đạp lại nhiều lần để có cơ may hồi phục áp suất. Nhưng nếu chân phanh cứng đanh thì hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng. Nhưng đôi khi cũng có thể do vật nào đó chặn ở dưới.

4. Đạp phanh liên tục

Dẫu hết hy vọng thì tài xế luôn phải thử các cơ may. Đạp-nhả phanh thật nhiều để biết đâu hồi phục hệ thống. Nếu xe có ABS, hành động này có thể giúp ABS kích hoạt.

5. Trả về số thấp

Số thấp giúp xe chậm lại. Nếu đi số tự động, hãy chuyển sang chế độ bán tự động hoặc chế độ số thấp (ký hiệu bằng các số nhỏ như 1, 2 hoặc chữ cái L).

Mọi chuyện phức tạp hơn khi đi số sàn. Về số quá thấp ở tốc độ cao có thể phá hủy hệ truyền động và lực quán tính làm mất khả năng kiểm soát. Hãy về 1 hoặc 2 cấp mỗi lần. Nếu xe đang ở số 5 thì chỉ có thể về đến số 3. Khi mất phanh trên đèo dốc cần hết sức cẩn trọng khi trả số thấp và nên theo tuần tự.

Khi xe giảm tốc, cảm nhận tốc độ để trả về các số tiếp theo cho hợp lý.

Đừng tắt động cơ, bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển. Ngoài ra ở tốc độ cao, động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe mất kiểm soát do lực quán tính tác động.

6. Dùng phanh tay

Phanh tay, hay còn gọi là phanh khẩn cấp hoặc phanh đỗ, thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.

7. Giữ tầm quan sát

Hoảng loạn không những làm mất cơ hội của bạn mà còn gây nguy hiểm cho người khác. Hãy quan sát giao thông, tránh người đi bộ, xe máy và những nơi đông người.

8. Báo hiệu cho xe khác

Bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.

9. Đánh võng nếu có thể

Nếu có khoảng trống đủ an toàn, hãy cho xe lượn từ trái sang phải và ngược lại để tăng lực cản và nhờ đó giảm tốc. Tuy nhiên không nên làm ở tốc độ cao bởi có thể lật xe.

10. Dùng vật cản giảm tốc

Hãy cân nhắc kỹ tốc độ trước khi quyết định dùng phương án nào, đặc biệt ở tốc độ cao. Dùng dốc để hãm tốc độ cần chú ý đỉnh dốc và sẵn sàng sử dụng phanh tay. Có thể dùng con lươn giữa đường hoặc dải phân cách. Nếu xuống dốc hãy lái sang hướng ta-luy dương để sẵn sàng đâm khi có thể.

11. Tìm điểm có thể va chạm

Đừng cố hy vọng xe tự dừng. Hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy.
 
Hạng C
23/1/13
754
814
93
Bí quyết lái xe đường trường

Dưới đây là một số gợi ý hữu ích để giữa an toàn khi lái xe trong thành phố hay trên đường có lề chắn.

Thường xuyên kiểm tra bánh lốp...

Luôn kiểm tra bánh lốp trước khi lên đường. Phải đảm bảo lốp xe đủ áp suất hơi tiêu chuẩn. Áp suất thích hợp cho lốp xe được quy định bởi nhà sản xuất, dễ nhìn thấy trên cạnh cửa, hộc cửa, cốp xe, hay trên nắp xăng. Nó cũng được ghi trong sách hướng dẫn sử dụng xe. Lưu ý rằng áp lực ghi trên lốp xe không phải là áp suất khuyến nghị cho xe của bạn, mà chỉ là áp suất tối đa mà lốp xe có thể chịu. Cần kiểm tra áp suất lốp xe tối thiểu một tháng một lần. Đồng thời cũng kiểm tra độ sâu gai của mặt lốp xe. Độ sâu gai mặt lốp đúng giúp ngăn ngừa trượt và hiện tượng chêm nước (aquaplaning).

Chạy xe chậm lại

Coi chừng chạy xe quá tốc độ. Lái xe ở tốc độ vừa phải giúp bạn có thể phản ứng kịp thời đối với những tình huống bất ngờ.

huongdanlaixeotoxemayviet.jpg

Ảnh sưu tầm

Học cách để trở thành người lái đêm vững vàng

Lái xe ban đêm có thể là một trải nghiệm thú vị nếu bạn chịu khó chú ý cảnh giác đặc biệt đến sự suy giảm tầm nhìn trong đêm dưới đây:

Vài điểm thiết yếu:
  • Bật đèn trước và sau của xe trong suốt thời gian từ khi trời bắt đầu tối cho đến lúc bình minh.
  • Bật đèn cốt phía trước ngay khi có xe chạy ngược chiều tới gần bạn trong phạm vi 200 mét hoặc bạn đang chạy sau một xe khác.
  • Nếu xe bạn bị hỏng giữa đường ban đêm, phải sử dụng các phương pháp cảnh báo để các tài xế khác có thể kịp thời thấy xe của bạn từ xa.
  • Bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc, nếu được, bạn nên đưa xe ra khỏi lòng đường.
  • Tránh phải dừng xe khi mới vừa qua đèo dốc hay đoạn đường cong, vì xe chạy sau có thể không kịp nhìn thấy bạn.
  • Phải lưu ý các kính phản chiếu và các dấu hiệu hướng dẫn rất hữu ích dọc đường để giúp bạn giữ xe an toàn trên đường đêm.

Luôn chú ý tới điều kiện sức khoẻ của bạn

Người lái xe cần có thị giác và thính giác tốt, luôn phải cảnh giác và đáp ứng kịp thời. Bạn đừng bao giờ cầm lái sau khi đã uống rượu, vừa uống thuốc theo toa hay mua bên ngoài, là yếu tố có thể gây buồn ngủ; khi bị tác động của thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hay cảm nhận giác quan. Khi mệt mỏi, có chuyện buồn phiền, bực tức, tất cả những yếu tố đó có thể vô tình khiến bạn trở nên bất cẩn.

Chú ý đến các yêu cầu đặc biệt cho thời tiết từng mùa

Bạn không chỉ chuẩn bị xe và lốp cho mùa mưa ướt, mà cả những mùa khác nữa. Sương mù, mưa kéo dài, chói nắng và loáng nước hay thời tiết nắng nóng tất cả đều đòi hỏi các điều chỉnh thích ứng và công việc bảo trì. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tham vấn Đại lý Goodyear của mình.​
 
Hạng C
23/1/13
754
814
93
5 thói quen cần loại bỏ khi ngồi sau tay lái

Tôi đã để ý thấy vài thói quen thường xuyên đập vào mắt, thực hiện những điều đó không chỉ gây nguy hiểm cho chính bản thân người lái, mà bất cứ ai xung quanh họ cũng có thể bị vạ lây. Nếu bạn thấy mình mắc phải một (một vài hoặc tất cả) trong những tật xấu sau đây, hãy dành chút thời gian suy nghĩ về sự an toàn cho tất cả mọi người trên đường.

Theo đuôi mù quáng: Bạn có một cái đầu và nó dùng để suy nghĩ. Vì thế hãy tự mình nghĩ chứ đừng bao giờ phụ thuộc vào chiếc xe ở đằng trước. Tài xế đó có thể có đủ thời gian để đánh xe vào cua, nhưng nếu chỉ chăm chăm theo sát cản sau xe anh ta, có thể bạn sẽ bị cắt đầu bằng một chiếc xe khác bất ngờ lao tới đúng thời điểm đó, việc này có tiềm năng cao gây ra một vụ tai nạn. Nếu như bạn bị một chiếc xe tải hoặc công-te-nơ chắn mất tầm nhìn về phía cột đèn giao thông, tốt nhất là đợi cho đến khi bạn có thể tận mắt nhìn thấy đèn tín hiệu có màu gì chứ đừng theo đuôi nó. Rất có thể chiếc xe đó đi qua ngã tư lúc đèn vàng, và khi bạn đi qua đèn đã chuyển sang đỏ.

Quay đầu xe mà không kiểm tra: Hãy quan sát xem có nhiều tài xế khác cũng dừng ở đèn đỏ không, nhìn phía bên trái để xem dòng xe đang tiến lên, rồi sau đó bắt đầu quay đầu xe mà không được quên phải quan sát xem có người đi bộ nào chuẩn bị sang đường ở khi đèn dành cho người sang đường đang ở màu xanh hay không. Nên nhớ không bao giờ được di chuyển chiếc xe của bạn trừ khi bạn đang tập trung quan sát con đường mà mình sắp tới.

Tầm nhìn hạn chế: Kính trong là một ví dụ. Đừng bao giờ vất xó những gương chiếu hậu của bạn và dán mắt vào màn hình GPS gắn ở giữa kính chắn gió, hoặc buông một tấm mành để che nắng mặt trời. Vào những ngày ẩm ướt hoặc sương mù, cần tăng sự tập trung và phán đoán tình hình. Nếu thấy một chiếc xe tải lớn đang đi tới và tạo nên một bức tường nước bắn tung toé, hãy nhanh chóng khởi động thanh gạt nước ở kính chắn gió để bạn tầm nhìn của bạn không bị che khuất.

Tảng lờ xe công vụ: Tôi thường thấy cả đống những tài xế có thể cứ thản nhiên đỗ xe và tập trung vào việc của bản thân – và dậm chặt chân phanh để khỏi bi bắn tốc độ, mà dường như không thể nhận ra một chiếc xe cứu hoả đang bật đèn cảnh báo sáng trưng và hú còi inh ỏi. Hãy vặn nhỏ máy nghe nhạc thôi và kiểm tra gương chiếu hậu thường xuyên. Thử đặt mình vào tình thế chiếc xe đó đang đến để cứu bạn và bị một tay tài xế nào đó cản đường.

Không để ý tới sự an toàn túi khí: Những chiếc xe mới sản xuất gần đây hầu hết đều được trang bị túi khí ở bánh lái và túi khí bảo vệ hành khách ở bệ điều khiển phía ghế hành khách, và cũng có thể có cả túi khí ở hông ghế hay bên các cửa sổ xe. Chúng bật ra với tốc độ 300km/giờ, và chỉ cần một va chạm nhẹ ở cản trước cũng có thể khởi động cả hệ thống túi khí này.

Điều này có nghĩa là nếu bạn móc vào bánh lái – quay đầu xe bằng cách đặt tay vào bên trong đầu bánh lái, ngửa bàn tay lên – túi khí sẽ quấn vào cổ tay, và có thể là khuỷu tay của bạn. Nếu bạn để cho những hành khách trẻ tuổi bồng bột ngồi cạnh thò chân lên bệ điều khiển, nó có thể làm vỡ xương đùi hay xương chậu của họ và có thể người đó sẽ không đi lại bình thường được trong sốt quãng đời còn lại. Đặc biệt nếu bạn để chú cún con trên đùi, túi khí có thể bật ra và giết chết thú cưng của bạn rồi ép nó vào bụng bạn và rất có thể gây nội thương. Dù bạn đang làm gì trong chiếc xe của mình, hãy luôn lường trước những gì có thể xảy ra nếu chiếc túi khí đột nhiên bật về phía bạn, và đảm bảo cho sự an toàn của bản thân.

Chúc các bạn lái xe an toàn.​
 
Hạng C
23/1/13
754
814
93
Một số bí quyết cơ bản khi lái xe trong thành phố :

Phải cảnh giác gấp đôi, do có rất nhiều chuyển động phải chú ý

Thị thành là nơi tập trung dân cư và giao thông phức tạp, từ người đi bộ, xe đạp, xe buýt, xe điện cho đến các loại xe công tác như xe quét đường, xe thu gom rác. Nghĩa là bạn phải tăng cường cảnh giác gấp hai lần so với lái xe đường lộ thông thường. Bạn phải trông chừng tứ phía, phải, trái, trước và cả sau xe của mình.

Không chỉ nhìn kính chiếu hậu, phải tranh thủ nhìn sau vai mình

Coi chừng có những điểm mù, mà bạn không thể thấy trong hai ba kính chiếu hậu, Mỗi khi chuyển làn xe hoặc lùi xe từ trên lề xuống, luôn xem chừng các ô tô, xe máy đang di chuyển.

Đến giao lộ cần cảnh giác tối đa

Cần chú ý hết sức khi qua các giao lộ. Có rất nhiều cái để coi chừng vì có nhiều chuyện dễ xảy ra. Hãy lái chậm và dự liệu các chuyển dịch nhiều khi loạn xạ của người đi đường.

Bật đèn hiệu chính xác và sớm trước

Luôn bật đèn hiệu xin đường thật sớm trước khi đến vị trí muốn quẹo hay đổi làn xe Cố ép vội xe khác để qua làn hay quẹo có thể gây bất bình hay gây gổ không cần thiết.

Luôn giữ phong cách mềm mỏng và thái độ hợp tác

Cố rèn luyện mình để cảm thông với những lỡ lầm của người khác. Điều này giúp chúng ta tránh được những tình huống xung đột không cần thiết có thể gây tai nạn
 
Hạng C
23/1/13
754
814
93
Những đoạn đường lầy lội, mặt đường phủ lớp bùn ướt nhẹp, trơn trượt luôn là nỗi sợ hãi với các tài xế. Đặc biệt với những bác tài còn non tay, đây thực sự là thử thách không dễ dàng. Chia sẻ với bạn một số kinh ngiệm điều khiển xe qua bùn lầy.

1. Xuống xe kiểm tra mặt đường:

Kinh nghiệm cho thấy, khi gặp địa hình phức tạp nhất là nơi mặt đường đất có bùn bao phủ, đừng ngại xuống xe để kiểm tra trước khi quyết định có nên điều khiển xe qua trở ngại này hay quay trở lại để tìm đường khác.

Chỉ một thao tác nhỏ như vậy có thể giúp tiết kiệm được thời gian và kha khá tiền bạc mà bạn hoàn toàn có thể phải mất để sửa chữa hoặc chờ đợi gọi cứu hộ “giải cứu” chiếc xe của mình. Lý giải cho điều này là trong lớp bùn nhầy thường hay có các chướng ngại vật như đá hộc, khúc gỗ, hố sâu hoặc bùn quá nhão làm mất khả năng bám đường của lốp xe.

Bằng trực quan, hoàn toàn có thể đánh giá tương đối mức độ lầy lội và khoảng sáng gầm xe an toàn, độ dốc của mặt đường và chiều rộng sống trâu so với trục ngang giữa hai bánh xe. Nếu chiếc xe bạn đang điều khiển là loại dẫn động cầu trước trong khi gặp chướng ngại vật có thể làm bánh trước bị nhấc khỏi mặt đất hoặc lốp quá mòn thì cách tốt nhất là nên tìm một con đường khác để đến đích kể cả khi quãng đường có dài hơn nhiều.

Sau khi hội tụ các yếu tố trên mà theo chủ quan người điều khiển đã đủ an toàn để vượt qua bùn lầy thì việc cần làm ngay là yêu cầu toàn bộ người đồng hành rời khỏi xe để tải trọng của chiếc xe đạt ở mức thấp nhất.



2. Tận dụng tối đa các ứng dụng công nghệ an toàn và hỗ trợ trơn trượt được trang bị sẵn:

Trước khi cho xe lăn bánh vào khu vực bùn lầy, nên tận dụng tối đa các các ứng dụng công nghệ an toàn và hỗ trợ trơn trượt được trang bị sẵn. Nên cài cầu sau và khóa hệ thống vi sai trung tâm cùng bộ cài cầu trước trong trường hợp xe có hệ thống này. Đối với các xe có khóa vi sai cho cầu trước và sau, nên nhớ khóa vi sai cầu sau và mở vi sai cầu trước để quá trình điều khiển chính xác hơn.

Đừng quên chuyển cần số về vị trí số 1 nhằm mục đích để xe luôn hoạt động ở chế độ mạnh mẽ nhất. Giữ vững vô-lăng cho xe chạy thẳng và với tốc độ thật chậm để đủ thời gian cảm nhận mức độ trơn trượt và xử lý tình huống theo cách hợp lý nhất.


3. Khi bánh xe bị trượt, không nên bỏ hẳn chân ga mà giảm một cách từ từ nhằm giữ đà cho xe trong khi độ trượt được giảm xuống. Đừng mất bình tĩnh và nhấn phanh, vì thao tác này chỉ gây thêm rắc rối và rất có thể làm chiếc xe bị quay ngoài khả năng kiểm soát.

Chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được chiếc xe đang bị dịch chuyển sang ngang đặc biệt ở phần sau của chiếc xe. Khi đó, tránh tất cả các thao tác điều khiển một cách đột ngột trong khi vô-lăng vẫn phải giữ thật thẳng và hạn chế tối đa việc đánh lái không cần thiết.

4. Khi xe bị quay ngang, bạn phải nhả chân ga và đánh vô-lăng để lấy lại hướng trước khi tiếp tục rà chân ga nhẹ nhàng. Riêng với bùn cứng, bạn có thể đánh tay lái nhẹ sang hai bên khi di chuyển để thành lốp bám vào bùn làm tăng thêm độ ma sát.

5. Trong những trường hợp khác:

- Với những đoạn đường có sống trâu lớn, thì cách an toàn nhất là cho xe di chuyển với 1 hàng bánh xe đi trên sống trâu và lúc đó vô-lăng luôn phải giữ chặt nhưng có xu hướng hơi đánh về phía hàng bánh xe đối diện.

- Trong trường hợp có dốc hoặc chướng ngại vật cao, bạn nên lưu ý việc tích lũy đà cho xe ở đoạn đường bằng và nhấn ga dứt khoát để xe vượt qua một cách nhanh chóng.

Nếu bánh xe bị trượt và xe có xu hướng giảm dần tốc độ thì coi như bạn đã bị kẹt lại vũng bùn. Tuy nhiên đừng mất bình tĩnh và tăng ga, điều nên làm lúc này là thả hẳn chân ga để xe tự dừng lại. Như vậy, bánh xe sẽ không bị lún sâu vào bùn và việc giải cứu xe sẽ dễ dàng hơn.

- Khi lái xe xuống dốc có bùn trơn trượt, vẫn giữ ở số 1, không tác động vào bất kỳ bàn đạp nào và cho xe tự di chuyển với tốc độ chậm. Nếu cần phanh xe, thao tác trong trường hợp này phải dứt khoát và không được kéo dài để tránh xe bị khóa bánh dẫn đến mất lái.

Tuy nhiên, để có những chuyến đi an toàn và nhiều cảm xúc, ngoài những kinh nghiệm và kỹ năng điều khiển xe thuần thục, bạn nên kiểm tra kỹ càng độ an toàn và tìm hiểu trước cung đường sẽ đi để chắc chắn chiếc xe luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy.