Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
TQ mà chế chiếc đối trọng F22 thì chưa đủ tầm đâu, cái J10 của chúng nó động cơ và rađa đều nhập cả. Nói chung TQ có tiềm năng, nhưng những máy móc tối tân thì chưa bằng Mỹ được.
VN thì không đủ tin cậy để Mỹ bán vũ khí, ai biết công nghệ vào tay VN có chạy qua TQ không? Ngay như Đài Loan, được dỡ bỏ hàng rào bán vũ khí công nghệ cao, nhưng chắc Mỹ cũng đề phòng 1 khi nó quay về đại lục.
 
Hạng B2
7/7/09
210
0
0
Windy City
mình đồng ý với bác sinhviengia là TQ nó có tiềm năng, nhưng từ tiềm năng đến khả năng cũng không xa lắm đâu, nên Mỹ rất cẩn thận với TQ về chuyện rò rỉ kỉ thuật trong ngành hàng không và vũ trụ.
Bản thân em cũng là sinh viên tốt nghiệp ngành này tại Mỹ, hiện giờ đang là nghiên cứu sinh (Ph.D Aerospace) tại Học Viện Ki Thuật Illinois (Illinois Institute of Technology, in Chicago) nên có những cảm nghĩ muốn chia sẽ với các bác. Em học được 1 năm tại Bách Khoa TPHCM (2002) trước khi theo gia đình sang đây định cư.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Bác G học về hàng không vũ trụ thì hay quá. Hôm rồi các bác cãi nhau ì xèo vụ Mỹ có lên mặt trăng chưa. Giả thuyết ủng hộ là vì khi đó Mỹ đủ khả năng để lên mặt trăng, vì 1 năm sau LX cũng đổ bộ xuống mặt trăng rồi (với 1 robot thăm dò và lấy mẫu quay về trái đất).
Giả thuyết chống thì không nói về mặt kỹ thuật, họ nói về mặt bằng chứng. Đó là mấy cuộn phim nhìn "đểu" vô cùng?
Bcá G có tin tức gì mới về cái này không?
 
Hạng B2
7/7/09
210
0
0
Windy City
Em đồng ý là Mỹ vẫn dùng rất nhiều F16 và F18, nhưng hiện tại những chiếc này đã "quá già" so với những cuộc chiến cần khả năng tàng hình bây giờ. Lockheed Martin đang build F35 (JSF) nhưng có lẽ là tiến độ bị chậm trễ nên giờ này vẫn chưa có. Obama đã chi thêm tiền và hối thúc dự án này. Còn số phận của F22 Raptor thì đã đến hồi kết, sẽ không còn một chiếc F22 nào được build thêm nữa.
 
Hạng B2
7/7/09
210
0
0
Windy City
sorry bác sinhviengia, em không để ý đến chuyện đó nên cũng chẳng biết. Em nghe nói là trong 1 vài năn nữa thì Mỹ sẽ đổ bộ lên mặt trăng lần 2 (should be) để xây station trên mặt trăng để các phi hành gia có thể dừng chân lại đó. Và station trên mặt trăng cũng là nơi mà các nhà khoa học và các kĩ sư chuẩn bị cho những cuộc phóng xa hơn.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Ngày nay F16 vẫn là máy bay chủ lực của các nước như Nhật, Hàn, Israel...Riêng israel thay thế hầu hết các bộ phận điện tử bằng sp của họ. Mỗi quốc gia có 1 phiên bản F16 riêng. Việc Mỹ cho ra F35 và F22 chỉ là ưu thế của riêng Mỹ, chứ đối trọng với hàng Mỹ chỉ có Nga hiện vẫn bán Su 27, Mig 29, Là thế hệ 4, (dùng từ 1980-2010). Dĩ nhiên sau đó là 4++ với các bản Su 30, Mig 31...
Trong thế hệ 4 còn có JF17 Thunder của Tung Của và Pakistan.
Mirage 2000 của Pháp
Riêng thế hệ 5 có sự tham gia của 3 anh chàng mới: TQ với Shenyang J-XX, Chendu (thành công hay thất bại thì chưa biết, ngay như J10 đạt chuẩn 4++ nhưng chưa đánh thật thì cũng chỉ biết vậy thôi). Ấn thì im lặng, đang hợp tác với Nga. Hàn Quốc thì có KFX vẫn chưa công bố.
Các phiên bản F16:

F-16A/B là chiếc đầu tiên được trang bị rada xung dopper AN/APG-66 của Westinghouse , động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney F100-PW-200 14.670 lbf (64.9 kN), 23.830 lbf (106.0 kN) khi sử dụng buồng đốt lần hai. Không quân Hoa Kỳ đã mua 674 chiếc F-16A và 121 chiếc F-16B, việc giao hàng đã hoàn thành tháng 3 năm 1985.
Gói 1 - Những gói ban đầu (Gói 1/5/10) với sự khác biệt nhỏ giữa từng chiếc. Đa số chúng sau đó đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn Gói 10 đầu thập niên 1980. Có 94 chiếc thuộc Gói 1, 197 chiếc Gói 5, và 312 chiếc Gói 10 đã được chế tạo. Gói 1 là phiên bản sản xuất ban đầu với nón mũi sơn màu đen.
Gói 5 - Thực tiễn cho thấy chiếc nón mũi màu đen là một đặc điểm nhận dạng dễ dàng ở tầm xa đối với những chiếc thuộc Gói 1, vì thế màu nón mũi sau đó được đổi thành xám khó nhận biết hơn với những chiếc thuộc Gói 5. Trong thời gian hoạt động của chiếc F-16 Gói 1, thực tế cho thấy nước mưa có thể đọng tại một số điểm bên trong thân máy bay, vì thế các lỗ thoát nước đã được khoan vào phần thân trước và đuôi cho những chiếc máy bay Gói 5.
Gói 10 - Liên bang Xô viết đã giảm đáng kể số lượng titan xuất khẩu cuối thập niên 1970, vì thế các nhà sản xuất F-16 đã phải dùng nhôm thay thế. Các biện pháp mới cũng được áp dụng: nhôm nhăn được cho thêm vào bề mặt epoxy của máy bay Gói 10, thay thế phương pháp nhôm rỗ tổ ong dán vào bề mặt epoxy của những chiếc sản xuất trước kia.

Gói 15 - Thay đổi lớn đầu tiên của F-16, máy bay Gói 15 có cánh ổn định ngang lớn hơn, tăng thêm hai mấu cứng tại cửa hút khí dưới mũi, radar AN/APG-66 cải tiến, tăng tải trọng cho các mấu cứng dưới cánh. F-16 đã được trang bị radio Have Quick II UHF . Để giải quyết tải trọng tăng do hai mấu cứng mới, cánh ổn định ngang được mở rộng thêm 30%. Máy bay gói 15 là biến thể với số lượng chế tạo lớn nhất của F-16, với 983 đã được chế tạo. Chiếc cuối cùng đã được giao cho Thái Lan năm 1996.

Gói 15 OCU - Từ năm 1987 máy bay Gói 15 đã được chuyển giao theo tiêu chuẩn Nâng cấp Khả năng Hoạt động (OCU), với các đặc điểm như, động cơ tuốc bin cánh quạt F100-PW-220 cải tiến với các giao diện điều khiển số, khả năng sử dụng các tên lửa AGM-65 , AMRAAM , và AGM-119 Penguin , các biện pháp phản công và buồng lái được nâng cấp, máy tính mạnh hơn và các cổng dữ liệu. Trọng lượng cất cánh tối đa của nó tăng lên tới 37.500 lb (17.000 kg). 214 chiếc đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn này, và một số chiếc thuộc Gói 10 và trước đó.

Gói 20 - 150 chiếc Gói 15 OCU cho Cộng hòa Trung Hoa ( Đài Loan) với khả năng cao nhất của những chiếc F-16 C/D Gói 50/52: mấu cứng mang AGM-45 Shrike , AGM-84 Harpoon , AGM-88 HARM , và LANTIRN . Các máy tính trên khoang chiếc máy bay thuộc Gói 20 cao cấp hơn nhiều so với trên các phiên bản trước đó, với tổng tốc độ tính toán lên tăng hơn 740 lần và tổng dung lượng bộ nhớ tăng 180 lần so với máy bay thuộc Gói 15 OCU. F16C/D:

Gói 25 Chiếc F-16C Gói 25 cất cánh lần đầu tháng 6 năm 1984 và đi vào phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ vào tháng 9. Chiếc máy bay này được trang bị radar AN/APG-68 của Westinghouse, khả năng tấn công chính xác ban đêm và sử dụng động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney F100-PW-220E , giao diện điều khiển số. Không quân Vệ binh Quốc gia và Bộ chỉ huy Đào tạo và Huấn luyện Không quân là những bên sử dụng duy nhất loại biến thể này với 209 chiếc đã được chuyển giao.

Gói 30/32 - Chiếc máy bay đầu tiên thuộc dự án Thay thế Động cơ Máy bay chiến đấu theo đó máy bay có thể được trang bị các động cơ Pratt & Whitney truyền thống hay lần đầu tiên được trang bị General Electric F110 . Những chiếc có số '0' cuối sử dụng động cơ GE, những chiếc có số '2' cuối sử dụng động cơ Pratt & Whitney .
Chiếc F-16 đầu tiên thuộc Gói 30 đi vào hoạt động năm 1987. Những khác biệt chính gồm tên lửa sử dụng AGM-45 Shrike và AGM-88 HARM . Từ Gói 30D máy bay được trang bị cửa hút khí lớn hơn thích hợp với loại động cơ GE, những chiếc thuộc Gói 32 không được sửa đổi theo cách này. 733 chiếc đã được chế tạo và giao hàng tới sáu nước. Máy bay Gói 32H/J được biên chế về phi đội thuyết trình bay Thunderbird của Không quân Mỹ được thành lập năm 1986 và 1987 và gồm một số trong những chiếc F-16 cũ nhất của Không quân. Những chiếc Gói 30 đã được nâng cấp thêm nhiều với Hệ thống Hoa tiêu Quán tính (EGI) từ Vệ tinh Định vị Toàn cầu (GPS) cho phép sử dụng bom JDAM và các vũ khí có độ chính xác cao khác . Khả năng này cộng với thiết bị chỉ điểm mục tiêu Grumman LITENING làm tăng khả năng và thời gian sử dụng của những chiếc máy bay gói này. Những chiếc theo thiêu chuẩn Gói 30 căn bản thường được gọi là Viper Drivers bởi phiên bản F-16C++.

Gói 40/42 (F-16CG/DG) - Đi vào sử dụng năm 1988, Gói 40/42 là biến thể tấn công mọi thời tiết/ngày và đêm cải tiến với hệ thống chỉ điểm mục tiêu LANTIRN , khả năng hoạt động ban đêm khiến nó được đặt tên "Night Falcons". Gói này được tăng cường khả năng chất tải ngoài để mang LANTIRN , radar và thiết bị thu GPS. Từ năm 2002 Gói 40/42 đã tăng danh sách vũ khí có thể sử dụng gồm JDAM , JSOW , WCMD và (tăng cường) EGBU-27. Cũng được tích hợp vào gói này là các hệ thống ánh sáng tương thích ANVIS. Thiết bị TCTO (Time Compliance Technical Order) bổ sung cho các hệ thống tương thích NVIS đã được hoàn thành năm 2004. 615 chiếc máy bay đã được chuyển giao cho 5 nước.

Gói 50/52 (F-16CJ/DJ) Gói 50/52 lần đầu tiên được giao hàng cuối năm 1991; những chiếc máy bay được trang bị Hệ thống định vị toàn cầu / Hệ thống dẫn đường quán tính cải tiến. Máy bay có thể mang thêm nhiều loại vũ khí tiên tiến hơn; tên lửa AGM-88 HARM , JDAM, JSOW và WCMD. Máy bay Gói 50 sử dụng động cơ F110-GE-129 Trong khi những chiếc Gói 52 dùng động cơ F100-PW-229.
F-16C Gói 52+ của Không quân Ba Lan
Gói 50/52 Plus (F-16U) - Do Không quân Ba Lan đặt hàng. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hiện đại nhất (gồm cả Hệ thống Ngụy trang Kéo theo ALE-50 ) và đã tích hợp sẵn khả năng sử dụng Conformal Fuel Tanks (CFTs). Ngày 9 tháng 11 năm 2006, thông tin được tiết lộ cho biết những chiếc F-16 của Ba lan sẽ được đặt tên là Jastrzab (Hawk). Những chiếc F-16 này sẽ có khả năng phục vụ hạn chế vào năm 2008 và những chiếc cuối cùng sẽ được giao hàng vào năm 2012. Không quân Hy Lạp đã đặt hàng phiên bản này với CFT.

Tất cả khung những chiếc "Plus" hai chỗ ngồi đều được lắp đặt Avionics Dorsal Spine mở rộng làm tăng thêm thể tích 30 feet khối (850 L) để lấy chỗ cho thêm các hệ thống điện tử và chỉ làm tăng rất ít trọng lượng cũng như lực cản. Phiên bản này thỉnh thoảng được gọi là F-16U và là nền tảng của F-16E/F Gói 60. Không quân Cộng hoà Singapore (RSAF) cũng đặt hàng các phiên bản hai chỗ ngồi của Gói 52+. Đơn hàng mới nhất của Singapore gồm một kiểu máy bay được đồn là có tính năng giống hệt với loại hiện đại F-16I, nhưng được đặt tên định danh khác nhằm tránh một số chi tiết nhạy cảm. Các phiên bản D+ mới nhất do Không quân Cộng hòa Singapore đặt hàng có cùng kiểu ăngten, vị trí cảm biến, kiểu bố trí buồng lái với F-16I. Những chiếc máy bay này cũng được trang bị hệ thống ngắm tích hợp trên mũ bay DASH-3, thùng dầu phụ 600- Gallon , CFT, AMRAAM, HARM và các vũ khí chỉ điểm laser, hoàn toàn thích hợp cho các nhiệm vụ tầm xa. Không quân Pakistan đã đặt hàng 18 chiếc F-16 Gói 52 Plus với quyền lựa chọn mua thêm 18 chiếc khác như một phần của gói vũ khí $5.1. Những chiếc F-16 của Pakistan sẽ được trang bị AIM-120C5 AMRAAM, AIM-9M-8/9, JDAM, Harpoon Block II, Hệ thống tín hiệu tích hợp trên mũ bay, CFT và có thể cả IRIS-T.

F-16I - Gói 50/52 cho Lực lượng Phòng vệ Israel - Không quân, với gần 50% hệ thống điện tử Israel thay thế cho các hệ thống Hoa Kỳ (như thiết bị ngụy trang kéo theo của Israel thay thế cho ALE-50). Các hệ thống thay thế của Israel cho phép các cuộc diễn tập có thể được thực hiện độc lập với các hệ thống chỉ huy dưới đất, và thiết bị ngắm tích hợp trên mũ bay cũng là một trang bị tiêu chuẩn. F-16I cũng có những thùng nhiên liệu phụ do Công nghiệp Hàng không Israel tự chế tạo. F-16I được Lực lượng Phòng vệ Israel/Không quân gọi là Sufa (Cơn bão).

Chiếc máy bay sử dụng F100-PW-229 tương đương với những chiếc F-15I của Lực lượng Phòng vệ Israel/Không quân. Tháng 9 năm 1997 Israel đã đưa ra yêu cầu và lựa chọn F-16 thay vì F-15 vào tháng 7 năm 1999. Một hợp đồng "Peace Marble V" được ký kết ngày 14 tháng 1 năm 2000 với một hợp đồng kế tiếp được ký ngày 19 tháng 12 năm 2001 cho tổng cộng 102 chiếc. Chuyến bay đầu tiên của F-16I diễn ra ngày 23 tháng 12 năm 2003, tiếp theo là đợt giao hàng đầu tiên cho Lực lượng Phòng vệ Israel/Không quân ngày 19 tháng 2 năm 2004. F-16 CCIP Common Configuration Implementation Program (CCIP) là chương trình với mục tiêu tiêu chuẩn hóa toàn bộ những chiếc F-16 thuộc các Gói 40/42/50/52 F-16 lên mức 50/52 để đơn giản hóa quy trình huấn luyện và bảo dưỡng. Chương trình trị giá 2 tỷ dollar này được đưa ra tháng 9 năm 2001. Ngoài ra, CCIP sẽ được tích hợp khả năng Link-16 kết nối dữ liệu với MIDS để chia sẻ thông tin với máy bay đồng minh, và Hệ thống tín hiệu tích hợp trên mũ bay (JHMCS) với mục đích tương thích sử dụng AIM-9X .
Ngoài ra còn các phiên bản
F16AM cho Bỉ, BĐN, Đan Mạch, Hà Lan...
F16N làm mục tiêu giả huấn luyện
KF16 cho Đại Hàn
Riêng F2A/B là biến thể của F16, hợp tác giữa Mitsubishi và Lockheed Martin, dùng cho không quân Nhật

Những nước sử dụng nhiều số lượng từ 70 đến hơn 300 gồm có Bỉ, hà Lan, Đan mạch, Nauy, AI Cập, Đài Loan, Thổ, Israel.
Tóm lại F16, hay thế hệ cải tiến theo chuẩn 4++ vẫn là con bài chủ lực của không quân các nước mạnh. Họ sở hữu ít nhất cũng vài chục chiếc, cho đến cả trăm. Vn mình sắm mấy con Su 30 cũng là trên chuẩn 4, nhưng có vài chiếc thì cũng không chắc là chiếm ưu thế gì. TQ nó lùa đàn vịt J10 tự nuôi của nó lấy 2 đánh 1 thì mình bán lúa, cà phê và dầu mỏ không kịp để mua hàng thay.
Thôi nhịn cho lành:D

(thông tin tổng hợp trên mạng)
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
7/7/09
210
0
0
Windy City
em cũng công nhận là bác sinhviengia tích cực đóng góp thật. Cái bài đó dài quá, chưa đọc mà đã thấy oải người rồi. heheh
Dù gì đi nữa thì Mỹ vẫn muốn giũ vững vị trí số 1 trên lĩnh vực máy bay chiến đấu nên sẵn sàng bỏ tiền ra để nghiên cứu những tính năng mới mẻ hơn.
Hiện nay, Mỹ đang chủ động chuyển sang UAV trong hầu hết các cuộc chiến, nên việc nghiên cứu, phát triển và lắp ráp những chiếc máy bay như F22 là quá tốn kém và dư thừa.
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.400
113
vậy là F-22 sắp đi vào dĩ vãng rồi hả bác?
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Chừ Mỹ rất chú trọng đến UAV . hiệu quả , chính xác...F22 thì ko quân muốn mua thêm, quốc hội cũng vậy dưng Lão Obama và lão Gates phản đối..