Re:Topic: Chia sẻ nhật ký, hình ảnh du xuân Nhâm Thìn 2012-Hội ngộ Qui Nhơn
Mùng 4 Tết: Hải Vân Quan- Quy Nhơn hội ngộ
Sau một đêm café thơ mộng giữa trời khá lạnh trên vỉa hè một quán café khá đẹp ở đường Bạch Đằng cùng với bác Giữ Vững và gia đình bác ấy, vì vui quá mà về khách sạn khá là khuya nên làm một giấc tới sáng hôm sau.
Sau 3 ngày liên tục, dường như đầu óc mình có phẩn giảm tỉnh táo.. Tối hăng hái dẫn con đi chơi với chủ định chụp hình đêm sông Hàn và cầu xoay lung linh đèn màu, ra đến nơi thì hỡi ôi..Quên cắm lại thẻ vào máy chụp hình do chiều lấy ra và sáng hôm sau cũng lại mất tỉnh táo???
Sáng mùng 4 Tết: Đèo Hải Vân-Hải Vân Quan: Thiên hạ Đệ nhất Hùng Quan
Cả gia đình sang mùng 4 tết hôm nay, dậy sớm hơn mọi ngày vì muốn đi chinh phục đèo Hải Vân, đã đi đến Đà Nẵng rồi mà ko lên đỉnh Hải Vân, bước chân lên Hải Vân Quan kể có phí ko chứ!!! Vì sao ư??Lục lại chút Google cho nhanh vậy:
“Trên con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, Hải Vân luôn luôn là một địa danh ấn tượng. Đây là đèo cao nhất trong các đèo ở Việt Nam (khoảng 500m so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển. Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Hơn 6 thế kỷ trước, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Hiện nay, đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng”
“Trên đỉnh cao nhất của đèo, với độ cao 496 m so với mực nước biển có cửa ải tên Hải Vân quan xây từ thời Minh Mạng và được chính nhà vua cho treo biển "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (danh hiệu mà Lê Thánh Tông đặt cho nơi đây)”
Người Đà Nẵng nói: Nếu đi Hải Vân thì nên đi vào tầm 9h sáng là đẹp nhất.
Mùng 4 Tết: Hải Vân Quan- Quy Nhơn hội ngộ
Sau một đêm café thơ mộng giữa trời khá lạnh trên vỉa hè một quán café khá đẹp ở đường Bạch Đằng cùng với bác Giữ Vững và gia đình bác ấy, vì vui quá mà về khách sạn khá là khuya nên làm một giấc tới sáng hôm sau.
Sau 3 ngày liên tục, dường như đầu óc mình có phẩn giảm tỉnh táo.. Tối hăng hái dẫn con đi chơi với chủ định chụp hình đêm sông Hàn và cầu xoay lung linh đèn màu, ra đến nơi thì hỡi ôi..Quên cắm lại thẻ vào máy chụp hình do chiều lấy ra và sáng hôm sau cũng lại mất tỉnh táo???
Sáng mùng 4 Tết: Đèo Hải Vân-Hải Vân Quan: Thiên hạ Đệ nhất Hùng Quan
Cả gia đình sang mùng 4 tết hôm nay, dậy sớm hơn mọi ngày vì muốn đi chinh phục đèo Hải Vân, đã đi đến Đà Nẵng rồi mà ko lên đỉnh Hải Vân, bước chân lên Hải Vân Quan kể có phí ko chứ!!! Vì sao ư??Lục lại chút Google cho nhanh vậy:
“Trên con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, Hải Vân luôn luôn là một địa danh ấn tượng. Đây là đèo cao nhất trong các đèo ở Việt Nam (khoảng 500m so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển. Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Hơn 6 thế kỷ trước, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Hiện nay, đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng”
“Trên đỉnh cao nhất của đèo, với độ cao 496 m so với mực nước biển có cửa ải tên Hải Vân quan xây từ thời Minh Mạng và được chính nhà vua cho treo biển "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (danh hiệu mà Lê Thánh Tông đặt cho nơi đây)”
Người Đà Nẵng nói: Nếu đi Hải Vân thì nên đi vào tầm 9h sáng là đẹp nhất.