Re:topic chuyên về các bệnh thường gặp của matiz
Nhà SX đã tính toán tối ưu các chi tiết máy, nhất là hệ thống EVAP và EMISSION (gọi nôm là Sử dụng triệt để nhiên liệu dùng cho xe & Bảo vệ môi trường). Ở Việt Nam bây giờ mới áp dụng chuẩn của Châu Âu về môi trường cũng là tín hiệu tốt rồi, nhưng đa số người sử dụng xe ở VN ko quan tâm lắm, hoặc vì lý do nào đó làm mọi cách để vượt qua được Đăng kiểm (thử khói). Nói thì dài dòng bây giờ đi vào vấn đề chính của cái "ống":
1. Tác dụng của ống này là Làm giảm áp lực trong máy thông qua van 1 chiều (PCV Valve) & tái sử dụng 1 phần nhiên liệu ko đốt hết bị lọt (blow-by gas) qua các séc-măng (piston rings) xuống thân máy. Khi máy chạy nóng với tốc độ cao thì chuyện này sẽ xảy ra, dù cho các séc-măng kín cho đến thế nào đi nữa. Vì thế cho nên đường ống đó nhà SX mới nối trực tiếp vào đường dẫn khí (air duct) sau bộ lọc khí để tái sử dụng triệt để những khí đó. Nôm na là như vậy.
2. Khi bác rút ống thoát hơi PCV này ra sẽ xảy ra các việc sau:
* Xả thẳng khí độc (blow-by gas) ra ngoài môi trường (dù bác có lấy vải xô bọc lại rồi).
* Ống này ko dẫn khí được làm nóng trước khi vào buồng đốt. Ngược lại người ta còn cố làm lạnh không khí trước khi vào buồng đốt để tăng hiệu suất máy.
* Máy (cylinder skirt) sẽ bị mài mòn rất nhanh bởi khí bẩn (bụi, cát...) được hút thẳng qua cái lỗ trên air duct mà bác quên chưa bọc lại ấy.
* Chắc chắn hiệu suất máy sẽ thay đổi (bác ko cảm thấy bây giờ vì có thể bác chưa chạy xe dưới chế độ chở nặng, hoặc leo dốc,...) vì ECU sẽ đưa ra số liệu SAI để điều chỉnh lượng GIÓ/XĂNG phù hợp (Air/Fuel Ratio: 14.7/1). Lý do là vì ngay đằng sau Hộp lọc gió có Cảm biến lượng gió vào máy (MAF Sensor) đưa thông tin về ECU xử lý --->"lệnh" cho kim phun (Injectors) phun 1 lượng xăng phù hợp với lượng gió mà MAF Sensor đưa về. Nếu bác tiếp tục chạy thì chắc chắn đèn CHECK ENGINE sẽ nổi lên báo là có trục trặc trong Hỗn hợp Gió/Xăng (Lean Fuel Trim) vì ECU chỉ nhận được thông tin là bác có 14.7 đơn vị gió từ MAF Sensor (cứ cho là tối ưu nhất đi) thì lúc đó ECU "lệnh" kim phun đưa vào 1 đơn vị xăng: đó là theo đúng thiết kế tối ưu của nhà SX. Nhưng đằng này thự tế ko phải là 14.7 đơn vị gió vào buồng đốt mà có thể là 18 hoặc 20 đ/v gió (tùy theo tiết diện to hay nhỏ của lỗ hổng trên air-duct) hòa với 1 đ/v xăng vào buồng đốt ---> máy sẽ bị ì khi chở nặng hoặc leo dốc. Lúc này ECU sẽ có được thông tin (feedback data) từ nhiều cảm biến khác trên xe ---> nó sẽ "cảm thấy" có điều gì đó ko đúng với dữ liệu được lập trình trong ECU ---> bật đèn CHECK ENGINE hoặc SERVICE ENGINE SOON để cảnh báo cho lái xe kịp thời sửa chữa.
* Rút ống này ra khỏi hệ thống " tuần hoàn kín" trên xe (vacuum) cũng ảnh hưởng đến 1 số chức năng điều khiển có sử dụng áp thấp (vacuum pressure) trên 1 số xe đời cao.
Nôm na là như vậy bác ạ, còn thực tế thì tùy bác có thích tiếp tục làm "chuột bạch" hay ko thôi. Tất nhiên trong khi tune-up hoặc bảo dưỡng xe cần phải thông rửa PCV Valve này + vệ sinh bướm ga (throtle plate) và cổ hút (throtle body). Lưu ý là ko xịt hóa chất trực tiếp vào cổ hút vì trong đó có nhiều cảm biến ---> sẽ làm hỏng hoặc mất độ chính xác của các cảm biến này.
Thân.
Hi bác! Em đọc bên otf thấy có 1 bác chuyên kỹ thuật nói về cái vấn đề anh em mình thắc mắc rất kỹ! em pass nguyên văn nhé bác!ddtuyen nói:Vậy hả Bác? Vậy dù sao em cũng có người cùng cảnh ngộ để chia sẻ Quyết tìm ra câu trả lời hen Bác. Chờ tiếp ý kiến của các Bác khác xem sao hén. À, cái ống ngắn này Bác mua ở đâu vậy? Trên xe em thì em chế nên nó hơi rộng, rút van một chiều ra dễ ợt hà.
Nhà SX đã tính toán tối ưu các chi tiết máy, nhất là hệ thống EVAP và EMISSION (gọi nôm là Sử dụng triệt để nhiên liệu dùng cho xe & Bảo vệ môi trường). Ở Việt Nam bây giờ mới áp dụng chuẩn của Châu Âu về môi trường cũng là tín hiệu tốt rồi, nhưng đa số người sử dụng xe ở VN ko quan tâm lắm, hoặc vì lý do nào đó làm mọi cách để vượt qua được Đăng kiểm (thử khói). Nói thì dài dòng bây giờ đi vào vấn đề chính của cái "ống":
1. Tác dụng của ống này là Làm giảm áp lực trong máy thông qua van 1 chiều (PCV Valve) & tái sử dụng 1 phần nhiên liệu ko đốt hết bị lọt (blow-by gas) qua các séc-măng (piston rings) xuống thân máy. Khi máy chạy nóng với tốc độ cao thì chuyện này sẽ xảy ra, dù cho các séc-măng kín cho đến thế nào đi nữa. Vì thế cho nên đường ống đó nhà SX mới nối trực tiếp vào đường dẫn khí (air duct) sau bộ lọc khí để tái sử dụng triệt để những khí đó. Nôm na là như vậy.
2. Khi bác rút ống thoát hơi PCV này ra sẽ xảy ra các việc sau:
* Xả thẳng khí độc (blow-by gas) ra ngoài môi trường (dù bác có lấy vải xô bọc lại rồi).
* Ống này ko dẫn khí được làm nóng trước khi vào buồng đốt. Ngược lại người ta còn cố làm lạnh không khí trước khi vào buồng đốt để tăng hiệu suất máy.
* Máy (cylinder skirt) sẽ bị mài mòn rất nhanh bởi khí bẩn (bụi, cát...) được hút thẳng qua cái lỗ trên air duct mà bác quên chưa bọc lại ấy.
* Chắc chắn hiệu suất máy sẽ thay đổi (bác ko cảm thấy bây giờ vì có thể bác chưa chạy xe dưới chế độ chở nặng, hoặc leo dốc,...) vì ECU sẽ đưa ra số liệu SAI để điều chỉnh lượng GIÓ/XĂNG phù hợp (Air/Fuel Ratio: 14.7/1). Lý do là vì ngay đằng sau Hộp lọc gió có Cảm biến lượng gió vào máy (MAF Sensor) đưa thông tin về ECU xử lý --->"lệnh" cho kim phun (Injectors) phun 1 lượng xăng phù hợp với lượng gió mà MAF Sensor đưa về. Nếu bác tiếp tục chạy thì chắc chắn đèn CHECK ENGINE sẽ nổi lên báo là có trục trặc trong Hỗn hợp Gió/Xăng (Lean Fuel Trim) vì ECU chỉ nhận được thông tin là bác có 14.7 đơn vị gió từ MAF Sensor (cứ cho là tối ưu nhất đi) thì lúc đó ECU "lệnh" kim phun đưa vào 1 đơn vị xăng: đó là theo đúng thiết kế tối ưu của nhà SX. Nhưng đằng này thự tế ko phải là 14.7 đơn vị gió vào buồng đốt mà có thể là 18 hoặc 20 đ/v gió (tùy theo tiết diện to hay nhỏ của lỗ hổng trên air-duct) hòa với 1 đ/v xăng vào buồng đốt ---> máy sẽ bị ì khi chở nặng hoặc leo dốc. Lúc này ECU sẽ có được thông tin (feedback data) từ nhiều cảm biến khác trên xe ---> nó sẽ "cảm thấy" có điều gì đó ko đúng với dữ liệu được lập trình trong ECU ---> bật đèn CHECK ENGINE hoặc SERVICE ENGINE SOON để cảnh báo cho lái xe kịp thời sửa chữa.
* Rút ống này ra khỏi hệ thống " tuần hoàn kín" trên xe (vacuum) cũng ảnh hưởng đến 1 số chức năng điều khiển có sử dụng áp thấp (vacuum pressure) trên 1 số xe đời cao.
Nôm na là như vậy bác ạ, còn thực tế thì tùy bác có thích tiếp tục làm "chuột bạch" hay ko thôi. Tất nhiên trong khi tune-up hoặc bảo dưỡng xe cần phải thông rửa PCV Valve này + vệ sinh bướm ga (throtle plate) và cổ hút (throtle body). Lưu ý là ko xịt hóa chất trực tiếp vào cổ hút vì trong đó có nhiều cảm biến ---> sẽ làm hỏng hoặc mất độ chính xác của các cảm biến này.
Thân.