Có hai trường Nguyễn bá Tòng nhe bác Hi ci vịt , một ở Sài Gòn , một ở Gia Định , bác hỏi NBT nào.
dưới đây là bà Dì cha hàng xóm tui : cô giáo Gia Long - lúc đó các Thầy Cô giáo Trung học đều gọi là Professeur - giờ bả U-90 rồi
Gia Long 26 Jan 1954 : nữ sanh áo bà ba trắng quần satin đen
hình đen trắng nên hổng thấy Nữ sanh nào bận<span style=""color: #cc99ff;""> Áo Tím</span> cả
Gia Long 26 Jan 1954 : nữ sanh áo bà ba trắng quần satin đen
hình đen trắng nên hổng thấy Nữ sanh nào bận<span style=""color: #cc99ff;""> Áo Tím</span> cả
Hồi xưa người ta phân biệt hai loại từ "giáo sư" chứ ạ. Một "giáo sư" là nghề nghiệp và một "giáo sư" là học hàm. Quý thầy cô dạy trung học đệ nhất cấp trở lên là được gọi là giáo sư (nghề nghiệp) rồi và những thầy này thì chữ giáo sư đứng sau tên, ví dụ: Nguyễn Văn Châm, giáo sư Anh ngữ trường trung học Võ Tánh. Còn lại những thầy cô có học hàm là giáo sư thì chữ giáo sư đứng trước tên, ví dụ: Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn.grenade nói:hồi xưa giáo viên cấp 2,3 đều được gọi là giáo sư. Còn bây h phải có bằng tiến sĩ , dạy đại học mới được gọi là giáo sư, có bằng master củng chỉ mới là giảng viên đại học
Ngoài ra thì bây giờ họ cũng phân biệt học hàm và học vị. Học vị cao nhất là tiến sỹ, tuy nhiên cho dẫu ông tiến sỹ có đang dạy ở Đai Học đi nữa thì cũng không là giáo sư (theo nghĩa học hàm) được. Để là giáo sư hoặc phó giáo sư, ông tiến sỹ phải trãi qua ba cấp hội đồng trình bày những công việc nghiên cứu cũng như những công tác có liên quan đến giáo dục sau đại học mới đặng.
Tây thì về học vị giống ta: cử nhơn --> thạc sỹ --> tiến sỹ là đụng nóc. Nhưng về học hàm thì có khác ta: Lecturer (Giảng Viên) --> Senior Lecturer (Giảng Viên Chính, hay còn gọi đùa là Gà Vịt Chó!) --> Assistant Professor (hổng có tương đương trong hệ thống giáo dục nước nhà!) --> Associate Professor (Phó Giáo Sư, hay còn gọi đùa là Phân Gia Súc!) --> Professor (Giáo sư).