Hạng F
22/10/09
8.170
31.987
113
thời bao cấp thuốc men ko có nhiều, mỗi lần đau cổ, em bị ông già bắt ngậm tetracyline nè.. đắng nghét luôn
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
grenade nói:
thời bao cấp thuốc men ko có nhiều, mỗi lần đau cổ, em bị ông già bắt ngậm tetracyline nè.. đắng nghét luôn
tétra phải lạy Xuyên Tâm Liên = cụ
24.gif
 
Hạng D
5/1/08
1.569
28.085
113
Saigon
@xxmagicxx : ý bác BT là tetra làm sao chuyên trị bá bệnh bằng xuyên tâm liên được, thời đó, bất cứ bệnh giề cũng chữa bằng XTL, uống lần gần cả nắm viên thuốc XTL, còn có hết bệnh hay không thì phải
63.gif
!!
Nói y học thời đó chữa bệnh bằng XTL thì chưa hẳn nhưng nói XTL là niểm tin để hết bệnh thì hổng sai!
Hổng uống XTL thì biết uống giề đây trời! chắc chỉ còn rễ cây thuốc bắc!
Hùi đó chưa có HIV/SIDA chứ nếu có thì hổng chừng XTL có thêm công dụng chữa SIDA lun !
24.gif


Mà em thấy đau cổ thì kiểm tra thêm triệu chứng để chẩn đoán chính xác hơn chứ lị, ngậm/dùng tetra chỉ chặn phần ngọn còn gốc bệnh vẫn còn, chưa nói lạm dụng kháng sinh BS hổng khuyên dùng!
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
31.987
113
Nói đến SG xưa thì củng nên nhắc đến nền điện ảnh của Miền Nam trước 75.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120724/dien-anh-sai-gon-mot-thuo-chan-troi-tim-va-cuoc-tinh-bat-ngo.aspx

Điện ảnh Sài Gòn một thuở - Chân trời tím và cuộc tình bất ngờ</h1> 25/07/2012 3:52
Lê Hoàng Hoa là đạo diễn thực hiện 3 phim trên màn ảnh rộng đầu tiên ở Việt Nam, trong đó có Chân trời tím với chi phí cao nhất, mang lại doanh thu lớn nhất tại Sài Gòn đầu thập niên 1970.</h2>
le-hoang-1.jpg

Lê Hoàng Hoa và cô bạn Anita thời du học ở Mỹ - Ảnh: Tư
liệu của tạp chí kịch ảnh xuất bản ở Mỹ năm 2002
Sau 6 năm du học ở Mỹ về điện ảnh tại thành phố Clarkesville bang Georgia (1952 - 1958), Lê Hoàng Hoa về nước năm 25 tuổi. Lúc đầu ông làm việc theo hợp đồng đã ký với chương trình International Cooperation Administration đảm trách đạo diễn phim thời sự tài liệu ngoài Trung. Hai năm sau hết hợp đồng (1960), ông rời Huế vào Sài Gòn cộng tác với Trung tâm điện ảnh lúc bấy giờ vừa thành lập xong. Sau phim tài liệu đầu tiên thực hiện trên màn ảnh rộng (còn gọi: màn ảnh đại vĩ tuyến): Cảnh đẹp miền Nam, dài 32 phút với Lệ Thu, Minh Hiếu, Kiều Oanh, tên tuổi ông ngày càng được biết đến nhiều hơn. Tiếp đó ông hoàn thành phim 11 giờ 30 cũng ở dạng màn ảnh rộng với các diễn viên Lê Quỳnh, Mộng Tuyền, Đoàn Châu Mậu, Trần Đỗ Cung, Minh Đăng Khánh. Đến Chân trời tím thì danh tiếng và tài năng của ông vượt lên hàng đầu trong giới các đạo diễn trẻ đương thời. Ông thực hiện thêm một loạt phim khác như Điệu ru nước mắt, Gác chuông nhà thờ, Con ma nhà họ Hứa, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Bẫy ngầm, Năm hiệp sĩ bất đắc dĩ, Triệu phú bất đắc dĩ, Người chồng bất đắc dĩ... tất cả đều ra mắt trước năm 1975. Sau 1975, một lần nữa, thành công lại đến qua bộ phim Ván bài lật ngửa do ông đạo diễn được công chúng cũng như giới báo chí đón nhận nồng nhiệt. Hiện ông sống tại Ba Lan và vào giữa năm nay đã về thăm Việt Nam, ngụ tại “mái nhà xưa” của mình trong hẻm 351 Lê Văn Sỹ, Q.3, TP.HCM.
Chúng tôi đến thăm, được ông đưa mượn cuốn bút ký Những tháng ngày làm phim do ông viết chưa xuất bản, chỉ mới đăng một phần trên tạp chí Kịch Ảnh ấn hành bên Mỹ. Dựa vào nội dung bút ký trên, cũng như một số hồi ức do ông trực tiếp kể lại, chúng tôi trích lược dưới đây những nội dung liên quan đến hoạt động của điện ảnh Sài Gòn năm xưa. Mà trước nhất là chuyện làm phim Chân trời tím - bộ phim điển hình đánh dấu đỉnh cao trong hoạt động nghệ thuật của ông thời trước, cũng là bộ phim để lại kỷ niệm đậm đà về một cuộc tình bất ngờ đã đến với ông ngoài đời đúng vào ngày bấm máy...
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương vào phim với Nửa hồn thương đau
Đó là ngày 11.12.1969 - ngày thu hình phân đoạn (sequence) đầu tiên của phim Chân trời tím tại khách sạn Continental với cảnh nhân vật chính là ca sĩ Liên (Kim Vui đóng) đang buồn thương rã rời khi biết tin người yêu mình bị đẩy ra tiền đồn xa xôi, khó mong ngày gặp lại nên đưa nỗi niềm vào tiếng hát. Để tìm bài hát thích hợp với tâm thái của Liên trong phân đoạn ấy, Lê Hoàng Hoa và Tổng giám đốc Liên Ảnh Công ty (đơn vị đầu tư sản xuất phim) là ông Quốc Phong (chủ nhiệm tạp chí Kịch Ảnh) cùng “đến phòng trà Đêm Màu Hồng gặp nhạc sĩ Phạm Đình Chương tức ca sĩ Hoài Bắc để nhờ sáng tác một bản nhạc riêng cho phim Chân trời tím. Đó là nhạc phẩm Nửa hồn thương đau” (Bút ký Những tháng ngày làm phim của Lê Hoàng Hoa). Như vậy, nhạc phẩm nổi tiếng ấy được Phạm Đình Chương viết cho phim Chân trời tím năm 40 tuổi (sau thời phải xót xa chia tay với vợ là ca sĩ Khánh Ngọc) và được phổ biến qua tiếng hát của em gái ruột Phạm Đình Chương là ca sĩ Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh). Nơi quay phân đoạn trên là phòng ăn của khách sạn Continental do nhân viên phụ trách dàn dựng của đoàn phim khéo sửa thành một “phòng trà ca nhạc” để nhân vật Liên sẽ lên hát. Theo ý đạo diễn, để gây ấn tượng mạnh về nỗi cô đơn của Liên, không nên có mặt toàn ban nhạc đệm ở phía sau Liên mà chỉ có “một nhạc sĩ kéo violon đứng cạnh ca sĩ và thật dễ thương khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương đồng ý với tôi là anh sẽ đảm nhận vai người kéo violon đó”. Ấn định sẽ bấm máy lúc 7 giờ tối hôm ấy.
“Tà áo tím” trên phim trường
le-hoang.jpg

Kiều Chinh, Kim Chi và Lê Hoàng Hoa trong phim Cảnh đẹp miền Nam
- Ảnh: tư liệu
Khoảng 4 giờ chiều, số đèn spot và flood light chuyển từ Trung tâm điện ảnh và các hãng phim Mỹ Vân, Alpha đến khách sạn Continental đã xong. Phải hai người mới vác nổi một cây đèn khổng lồ 10.000 watt với “mỗi bóng đèn to bằng cái đầu người”. Những sợi dây cáp to bằng cổ tay giăng và “những ống tròn bằng nhôm được ráp lại thành một dàn đèn trên bục hát, một đường ray dùng để làm dolly chạy dài từ bục hát đến cuối phòng” (Bút ký). Ngoài diễn viên chính Kim Vui, tham gia trong “phân đoạn phòng trà” còn có Ngọc Đức (vai Paul), Ngọc Phu (đại úy Minh) và Phạm Đình Chương (nhạc sĩ kéo violon). Đến 5 giờ, Lê Hoàng Hoa đang dò lại lần nữa bản phân cảnh bỗng nghe cô thư ký phim trường (script girl) báo cho biết có một cô bé tên Linh muốn gặp ông gấp. Ông chưa hiểu chuyện gì, một cô bé xinh đẹp với “mái tóc dài óng ả trong chiếc áo dài màu tím than làm nổi bật làn da trắng mịn” đã bước vào trước mặt, nói một cách tự nhiên: “Em tên là Diệu Linh, 17 tuổi học sinh trường Trưng Vương muốn gặp đạo diễn không phải để xin đóng phim”. Ông mỉm cười. Cô bé lại nói mình muốn vào coi quay phim như thế nào thôi. Ông đáp quá dễ, chỉ cần đóng vai khán thính giả (vai quần chúng) của bộ phim ở khoảng cách xa xa các nhân vật chính một chút sẽ tha hồ coi. Cô bé nói lại:
- Nhưng em không thích đóng phim, em nói thật đó.
- Vậy thì chỉ còn cách là cô đóng vai người yêu của đạo diễn mới vào trong sàn quay được.
Nghe thế, cô bé đỏ bừng mặt đứng im. Đó là “hình ảnh một buổi chiều” khó quên trong chuyện tình sẽ kể của ông...
Giao Hưởn
 
Hạng F
22/10/09
8.170
31.987
113
Văn hóa - Nghệ thuật http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120726/dien-anh-sai-gon-mot-thuo-ky-2-dao-dien-o-phim-truong-va-tren-may-xanh.aspx




Điện ảnh Sài Gòn một thuở - Kỳ 2: Đạo diễn ở phim trường và trên... mây xanh</h1> 26/07/2012 3:00
Có thể hình dung rõ nét công việc bận rộn của một đạo diễn trên phim trường Sài Gòn cách đây hơn 40 năm theo lời kể của Lê Hoàng Hoa trong bút ký của ông về những ngày quay phim Chân trời tím từ cuối năm 1969. </h2> >> Điện ảnh Sài Gòn một thuở
Vứt cả xe hơi vào sọt rác
Cuối năm ấy ở Sài Gòn “có tất cả 21 hãng phim”, trong đó 7 hãng liên kết và hợp nhất thành hãng phim lớn lấy tên Liên Ảnh Công ty thực hiện tác phẩm điện ảnh đầu tiên của hãng: Chân trời tím, với kịch bản dựa vào tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Văn Quang. Một trong 7 “cột trụ” của Liên Ảnh Công ty là ông Lưu Trạch Hưng - nguyên Giám đốc Hãng phim Mỹ Vân - người mà đạo diễn Lê Hoàng Hoa không bao giờ quên “câu nói vô cùng dễ thương” của ông ấy: “Nhớ nghe Hoa, mỗi thước phim là một miếng bít tết đó!”.
LeHoangHoa2.jpg

Lê Hoàng Hoa (thứ hai từ phải qua) trên trường quay phim Vết thù trên lưng ngựa hoang - Ảnh: đạo diễn cung cấp
Nói thế vì có nhiều thước phim đã quay nhưng không đúng ý đạo diễn, hoặc bị hỏng kỹ thuật phải bỏ đi làm lại, lắm lúc bỏ cả chục lần tốn kém lắm, tiếc lắm, vì như ông Mỹ Vân ví von mỗi thước phim (trắng) nhập khẩu ngang ngửa với giá của một đĩa thịt bò bít tết ở nhà hàng Caravelle. Mà “vô số” miếng bít tết như vậy đã bị vứt vào sọt rác! Song, muốn có những thước phim hay cũng đành chịu đánh đổi. Như cảnh Kim Vui đóng vai Liên hát playback đã “phải quay đi quay lại đến take thứ 4 tôi mới vừa ý”. Hoặc khi quay phân đoạn “tiền đồn” nằm trên ngọn đồi nhỏ cách Nha Trang 17 km về phía bắc, Lê Hoàng Hoa nhìn vào cái viewer nhỏ và “thấy như ở dưới (đồi) có một cái gì vương vướng”, hỏi ra biết là nhà để xe, liền nói với ông Mỹ Vân “cần phải phá bỏ nhà để xe ấy vì nó lọt vào khung hình chính của phân đoạn”. Ông Mỹ Vân đi tiếp xúc ban chỉ huy khu vực, 15 phút sau trở về lắc đầu bảo nếu phá bỏ nhà để xe kia hãng phim phải bồi thường 300.000 đồng. Số tiền ấy “đủ để mua một chiếc xe hơi” nên ông Mỹ Vân muốn đạo diễn đặt máy chỗ khác. Lê Hoàng Hoa không chịu, lẳng lặng bỏ về. Ra khỏi cổng một đoạn ngắn, ông Mỹ Vân bảo phụ tá đạo diễn là Bùi Nhật Quang rượt theo nói: “Đang phá nhà để xe”. Nghĩa là hãng phim đồng ý chi phí theo yêu cầu đạo diễn và lần đó không phải “những miếng bít tết bị vứt vào sọt rác” mà là cả một chiếc xe hơi.
Sáng 25.7.2012, chúng tôi đến nhà riêng của đạo diễn Lê Hoàng Hoa ở Q.3, TP.HCM, thấy cửa đóng (ông về thăm Việt Nam và ở một mình). Hàng xóm cho biết đêm 24.7 ông bị té ngã bất ngờ và sáng ra được xe cấp cứu chở vào bệnh viện. Chúng tôi liên hệ và biết thêm ông bị chấn thương xương chậu, phải qua cuộc phẫu thuật chỉnh hình và hiện đang nằm điều trị tại BV Phương Đông số 79 Thành Thái (Nguyễn Tri Phương nối dài), Q.10 - phòng 406.
Vào giai đoạn thu hình cuối cùng có mặt Hùng Cường (vai Phi), Bảo Ân, Hà Huyền Chi, Hoàng Cầm, tất cả phải làm việc “dưới cái nắng gay gắt không một bóng cây (...) có những cảnh phải quay đi quay lại cả chục lần vẫn chưa được”. Riêng một cảnh “quay từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng mới lấy được một “good take” - đó là cảnh Phi ngồi sau hàng rào bao cát. Tiền cảnh (foreground) là Phi, hậu cảnh (background) là vùng trời trước mặt Phi với rặng núi xa xa. Hiệu quả mà tôi muốn là một trái hỏa châu từ máy bay thả xuống rơi lơ lửng, tỏa ánh sáng lung linh trước mặt Phi”. Phải nhờ đến 3 máy bay cất cánh từ sân bay Biên Hòa ra Nha Trang thả hỏa châu lúc trời tối đến 10 giờ đêm nhưng vẫn không có trái nào “rơi đúng trước mặt Phi” như đã viết trong bản phân cảnh kỹ thuật, nên cần chờ đợt bay thứ hai thực hiện lại lần nữa lúc 1 giờ sáng. Thế là đoàn làm phim phải đợi ngoài trời suốt 3 tiếng đồng hồ dưới sương đêm và giữa hai cây spotlights 2.000 watts bật lên quét những luồng sáng trắng vào khung hình đã định sẵn trên một ngọn đồi khuya khoắt gần Nha Trang...
Hình bóng Diệu Linh: “mỏng như một làn mây”
Trên chuyến bay từ Nha Trang về Sài Gòn “xen kẽ những ý nghĩ đan vào nhau trong đầu tôi (Lê Hoàng Hoa) là hình ảnh của Diệu Linh - hình ảnh nhẹ nhàng và mỏng như một làn mây. Không biết tôi bắt đầu thấy nhớ Linh từ lúc nào. Có lẽ từ hôm ăn sáng ở quán Tre trong passage Eden”. Ấy là buổi sáng sau đêm bấm máy phim Chân trời tím ở Continental, ông đã chở Diệu Linh đến quán Tre nói trên. Họ gọi hai phần ăn sáng với món nem chiên hột gà nổi danh ở quán đó, một tách cà phê đen cho ông và một ly cam vắt cho cô bé. Song, cái ngon ngọt của lần gặp ấy có sức sống vượt hẳn các món ăn trước mặt chính là những “câu hỏi không lời đáp” của họ:
- Em gọi ông là anh Hoa có được không?
- Tôi nhớ hình như cô nói cô 17 tuổi, vậy là tôi lớn hơn cô 19 tuổi, cô không thấy ngại khi gọi tôi bằng anh sao?
- Đây không phải là lần đầu một cô gái 17 tuổi (như em) gọi ông bằng anh phải không?
Phải. Có Hồng Hạnh 16 tuổi - một trong nhóm 7 nữ sinh học giỏi nhất trường Trưng Vương yêu ông, đã gọi ông bằng “anh” trước đó rồi.
Lần thứ nhất ngồi với nhau, ông chở Diệu Linh về nhà của cô, tại một biệt thự xinh xắn của dì ruột cô bé trên đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Lần thứ hai, họ gặp ở nhà hàng Thiên Nam đầu đường Lê Công Kiều, nơi có bán 6 món pizza rất ngon, cơm Rissotto, mì ống Alla Amatriciana, Aiglio Olio, với bánh tráng miệng tuyệt vời “Torta con frutti di bosco” - xong họ đến vũ trường Văn Cảnh cách đó không xa để lần đầu dìu nhau qua tiếng hát Lệ Thu. Và lần thứ ba này, khi chiếc DC6 chạm đất chầm chậm chạy trên đường băng Tân Sơn Nhất “tim tôi nhảy loạn lên không phải vì máy bay sốc mạnh mà vì tôi đang hồi hộp đợi chờ”:
Diệu Linh có đến không? (Còn tiếp)
Giao Hưởn
 
Hạng B1
13/6/07
97
1
6
53
Hình như đây là dàn máy tính của IBM tại Sì gòn năm 1967, có bác nào biết thẩm tra lại giùm.
ibm1967.jpg
 
Hạng F
14/9/04
9.909
29.298
113
Q3
Mainframe đó bác , dàn trên là dùng để đục lỗ gia6y
Lọa này giờ e nghĩ tuơng ứng với P Series của IBM á
 
Hạng B2
24/5/12
145
0
0
REAL ESTATE WORLD
thinkso nói:
xin phép mod, em ko biết hỏi ai nên lập topic này. Em hay vào topic "sài gòn xưa và nay" để xem hình, có bác nào biết topic này ở đâu ko ạ ???
Thanks các bác !
Oh, gặp bác thinkso hỏi e cũng mới nhớ...Topic này lâu rồi không thấy nhỉ....
 
Hạng F
22/10/09
8.170
31.987
113
so với bây h thì máy IBM hồi xưa quá sức là lạc hậu, kềnh kàng rùi, dưng mà Mỹ lại đưa được người lên cung trăng..