- Tags
- tacoma trd pro
Có 360Nm mà hay ho gì : PAi vô chê cái động cơ của thánh đi kìa.
Ai chạy Hilux và Ranger thì biết ngay thằng nào hơn. Bên Thái nó dùng bán tải như xe tải nhỏ, thậm chí trở cả người ở thùng sau, tiêu chuẩn, nhu cầu và nhận thức tiêu dùng về xe hơi không hơn Việt Nam bác nhé. Ford trước đây nó bán Ranger tại Mỹ cũng đứng đầu như dòng F, nó bỏ Ranger vì lợi nhuận thấp thôi, để tập trung sản xuất dòng F. Nói chung những dòng xe càng lớn(trừ sedan), cần hiệu xuất vận hành thì Toy không có của so với Ford.Ford được bán tải cỡ lớn F-Seri thôi, còn dòng bán tải cỡ vừa Ranger chưa bao giờ là đối thủ của Toyota Hilux. Hiếm hoi lắm mới có thị trường Ranger vượt qua Hilux, Việt Nam cũng là một trong những thị trường như vậy, cũng bởi các hãng khác không nhập những bản mới nhất về. Ngay cả bên Thái, thị trường nhập của xe bán tải Việt, Ranger cũng luôn bị Hilux, D-Max bỏ xa. Đừng nghĩ người Thái bảo thủ, nếu họ bảo thủ D-Max ra bản mới đã bỏ xa tượng đài Hilux nhanh chóng vậy đâu, Civic mới cũng không nhận được 15000 đơn đặt hàng khi ra mắt dù bình thường người Thái không thích xe hạng C, họ thực dụng và hiểu biết về xe hơn chúng ta nhiều, nhìn cách họ Review xe thì biết, họ cho vào Gara tháo bung các bộ phận ra để coi bên trong chứ không nhìn nhìn, ngó ngó như chúng ta đâu.
Chỉnh sửa cuối:
Phần lớn người VN mình đang hiểu sai về xe bán tải. Mọi người trả giá cao để mua bản 4x4 nhưng lại rất ít (được phép) sử dụng tính năng dẫn động 4 bánh của nó. Họ không thể sử dụng hệ dẫn động 4 bánh của bán tải để đi lại hàng ngày trên đường vì đơn giản là đại đa số các xe bán tải không riêng ở VN mà còn trên toàn thế giới, đều sử dụng hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian. Với hệ dẫn động này, chế độ dẫn động 4 bánh không thể sử dụng trên đường bình thường được nếu không muốn hệ truyền động bị phá vỡ. Ví dụ dù đường có dốc và ngoằn nghèo hay cùi chỏ như thế nào nhưng xe bán tải cũng không thể sử dụng hệ dẫn đường 4 bánh để leo đổ đèo Bảo Lộc, đèo An Khê hay tất cả các con đèo trải đường nhựa khác.
Ngay cả F-150, Tundra và Tacoma cũng vậy. Chính vì hạn chế như vậy nên ở các bản cao cấp của F-150 (Toy hoàn toàn không trang bị) từ Lariat trở lên được trang bị tiêu chuẩn là hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian, xe có thể sử dụng dẫn động 4 bánh trong tất cả các loại đường và điều kiện sử dụng.
Thật bất ngờ, 1 bản xe bán tải rẻ tiến nhưng lại có hệ dẫn động với 4 chế độ dẫn động 2 bánh (1 chế độ là 2HH) & 4 bánh (3 chế độ gồm 4HH, 4HL và 4LL) tiên tiến có thể sử dụng hàng ngày trên mọi loại đường (Với chế độ 2HH hoặc 4HH). Đó chính là Triton 2016 4x4 với hệ dẫn động Super Select II đang có bán tại VN. Có lẽ bởi nó không hầm hố, không được tiếp thị đúng mức và đặc biệt là về hệ dẫn động 4x4 Super Select II tiên tiến & đa năng hơn tất cả các đối thủ đang bán ở VN bao gồm cả bản cao nhất của Ford là Ranger Wildtrake 3.2 4x4 nên số bán thấp. Thật tiếc khi người yêu bán tải lại bỏ qua chiếc xe này để chọn mua các loại xe tuy đắt tiền hơn nhưng lại kém hữu dụng hơn.
Sao lại 4HL là thế nào Cụ nhỉ ? thường thấy 4H-4L = 2 cầu nhanh - 2 cầu chậm để trèo. Có thêm ngắt vi sai thì hơi bị xịn. Chưa hiểu lắm cái phía trên. Thanks
Thường các loại dẫn động 4 bánh nó có các chế độ như sau:Sao lại 4HL là thế nào Cụ nhỉ ? thường thấy 4H-4L = 2 cầu nhanh - 2 cầu chậm để trèo. Có thêm ngắt vi sai thì hơi bị xịn. Chưa hiểu lắm cái phía trên. Thanks
1. 4 bánh bán thời gian: 2H - 4H - 4L
2. 4 bánh toàn thời gian: 4H - 4HLc (High range locked) - 4LLc (Low range locked)
3. Super Select của Mitsubishi (Không biết xếp vào loại nào bên trên) có thể gọi là 4 bánh toàn thời gian đa chế độ (Multi-mode full time 4x4): 2H - 4H - 4HLc - 4LLc.
Ở chế độ 4HLc, vi sai trung tâm (Center diffirential) cũng bị khóa nhưng bộ chuyển đổi (tranfer case) được cài ở chế độ high-range (tỉ lệ 1:1 so với vòng quay từ đầu ra hộp số). Chế độ này được khuyến cáo sử dụng ở đường tuyết hay sình bùn, những nơi nếu bánh xe có moment xoắn quá lớn (Chế độ 4LLc) sẽ gây mất độ bám đường.
Chế độ 4LLc cũng tương tự như 4HLc nhưng khác ở chỗ bộ chuyển đổi được cài ở chế độ low-range (Thường thấp hơn so với vòng quay từ đầu ra hộp số khoảng 2.5 - 3 lần) để tạo moment xoắn lớn. Chế độ này được sử dụng khi xe đi off-road cần vượt chướng ngại hay, đi đường sa mạc và leo đồi cát, những nơi đòi hỏi bánh xe phải có moment xoắn cực lớn.
Thậm chí có một số xe đặc biệt còn được trang bị bộ chuyển đổi đôi gắn nối tiếp (double/dual tranfer case). Bộ chuyển đổi thứ hai có nhiệm vụ tiếp tục hạ vòng quay từ đầu ra của bộ chuyển đổi thứ nhất thêm vài lần nữa để tạo ra mô mén xoắn cực khủng tại các bánh xe.