Hạng D
6/8/16
2.579
19.819
113
bác nói chuẩn.
cứ bảo đường hẹp nhỏ, dịp Tết có ma nào đi đâu chứ. Hanoi hay Saigon đều vắng tanh như chùa Bà Đanh.
ngoài ra cơ hội (việc làm, giáo dục, y tế,...) phân bố ko đồng đều giữa các tỉnh dẫn tới tập trung đông người lao động ở TP lớn.
nó vắng tanh lúc đó có khi ko những 18% giữ lại thành 100%, mà NSQG phải bù đắp hụt chi cho SG ấy nhở...

nhiều anh ní nuận khôn như bò... ko biết bản thân cũng đang nhờ cái đông đúc vậy mà cs sung túc hơn, giàu có hơn, tích luỹ tsan được nhiều hơn... mà lại đi đá vào chén cơm của bản thân bằng những ý nghĩ vô cùng ích kỉ.






Thôi chả SG cho mấy bố đấy.
Em đi tìm toạ độ lửa với anh 10 TOP đây
 
Hạng D
6/8/16
2.579
19.819
113
Mấy thằng tiến sĩ tào lao này chỉ được cái phán đểu. Hạn chế chỉ bằng cách thu phí thật cao thì con nít nó cũng nghĩ ra. Quan trọng phượng tiện thay thế phải như thế nào? Hãy làm nên hệ thống GTCC bao gồm tàu điện ngầm và xe bus kết nối thật hợp lý (nhớ đuổi hết đám tài xế xe buýt mất dạy chạy bất cần hiện tại nữa nha) thì người dân sẽ chuyển dần sang gtcc. Lúc đó hãy bắt đầu tăng phí, cấm đoán này nọ. Chỉ muốn chửi thề với mấy thằng TS giấy này
chiếc honda đã làm 1 cuộc CM di chuyển chưa từng có trong đời sống người VN, các quốc gia tương tự, đã ko phạm sai làm khi ko trao cho người dân của họ 1 phương tiện hữu dụng trong đô thị như chiếc honda, nên họ có cơ hội để hiện đại hoá GTCC được.

Chấp 10 cái tàu điện 1000 cái xe bus cũng ko bằng chiếc honda.

Cách tốt nhất là cấm xe máy
 
Hạng B2
13/2/15
280
258
63
50
Có mấy điều mà mấy thằng chả phiến diện dã man:
  1. Mấy ông đi oto phải chuyển đi bus vì sợ đóng phí vô trung tâm thì ... hay thiệt!
  2. Thu phí oto vô trung tâm mà đòi giảm kẹt xe ... hay nữa (vậy còn xe máy đâu???)
  3. Hạn chế oto để mấy ông đi oto chuyển đi bus... ,các ông TS có chắc vậy k?... nếu k đi oto thì chuyển đi xe máy chứ mắc gì tôi phải đi xe bus... vậy chẳng khác gì hạn chế oto và khuyến khích đi xe máy.
 
Hạng D
11/8/20
1.825
1.206
113
58
thằng nào làm GTCC mà lời được em cùi
Xe bus chạy thì không lời...nhưng cái vụ làm cho bus chạy...nại nời nắm....hihi...ví dụ Q.1_Metro Suối Tiên bao giờ hoàn vốn hè....mà giờ làm thì vốn đội hoài hỉ....
 
  • Like
Reactions: quangnguyen19
Hạng D
11/8/20
1.825
1.206
113
58
Hàng loạt giải pháp cùng số vốn “khổng lồ” đã được TP.HCM lên kế hoạch “rót” vào giao thông công cộng với mục tiêu trong 10 năm tới, vận tải hành khách công cộng sẽ tăng gần 6 lần so với hiện nay.

TP.HCM đang dồn lực cải thiện bức tranh giao thông

UBND TP.HCM vừa quyết định phê duyệt đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TP”.

Thu phí ô tô vào nội ô

Đặt mục tiêu đến năm 2025, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) sẽ đảm nhận 15% nhu cầu giao thông đô thị của toàn TP, tiến đến mốc 25% vào năm 2030, đồng nghĩa với việc mạng lưới xe buýt của TP phải mở rộng gấp 5 - 6 lần hiện nay, Sở GTVT đã đề ra 3 nhóm giải pháp chính: tăng cường VTHKCC; kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân và 7 nhóm giải pháp hỗ trợ về quản lý quy hoạch đô thị, ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý nhu cầu giao thông...

Nếu cứ thấy khó không làm thì TP sẽ mãi luẩn quẩn trong bài toán kẹt xe

TS Huỳnh Thế Du

Trong đó, khối lượng các giải pháp tăng cường giao thông công cộng (GTCC) chiếm tỷ lệ cao nhất với 17 giải pháp nhằm phát triển hạ tầng, hệ thống tàu điện ngầm, cải thiện mạng lưới xe buýt, tăng cường tiếp cận, nâng cao chất lượng phương tiện...

Nhóm giải pháp kiểm soát phương tiện cá nhân chỉ gói gọn trong 3 giải pháp kinh tế, hành chính về thu phí xe ô tô lưu thông vào khu vực trung tâm TP, phân vùng kiểm soát khí thải kết hợp với thu phí ô nhiễm môi trường và kiểm soát hoạt động của xe mô tô, xe gắn máy 2 - 3 bánh. Tổng chi phí thực hiện đề án dự kiến hơn 390.000 tỉ đồng, chủ yếu từ ngân sách nhà nước và vốn vay ODA.

Theo lộ trình của đề án trong giai đoạn 2021 - 2025, giải pháp tiền đề có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân TP là thu phí xe ô tô vào nội ô. Trước đó, Sở GTVT TP đề xuất xây dựng 34 cổng thu phí bao quanh khu vực Q.1, Q.3 và giáp ranh Q.5, Q.10 được giới hạn bởi các tuyến đường: Hoàng Sa - Nguyễn Phúc Nguyên giao với Cách Mạng Tháng Tám - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng. Dự án này đã được đưa ra bàn luận, tranh cãi rất nhiều lần và vấp phải không ít phản ứng của người dân. Nhiều ý kiến cho rằng phát triển GTCC là điều cần thiết nhưng trong khi hệ thống tàu điện ngầm ì ạch chưa hoàn thiện, xe buýt ngày càng thất thế, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân bằng các biện pháp kinh tế là không phù hợp.

TS Huỳnh Thế Du, giảng viên chính sách công - Trường đại học Fullbright Việt Nam, cho rằng việc “đánh” vào kinh tế để kiểm soát xe cá nhân có thể triển khai bất cứ lúc nào, không phải chờ đến khi hoàn thiện mạng lưới GTCC. Việc di chuyển bằng xe cá nhân gây ra gánh nặng, tổn thất cho xã hội về môi trường, kinh tế... nên người sử dụng xe cá nhân phải đóng phí bằng đúng chi phí gánh nặng đã gây ra cho nền kinh tế. Nhà nước sẽ sử dụng khoản tiền này để phát triển GTCC, bù đắp lại những tổn thất mà phương tiện cá nhân gây nên. Ngược lại, sử dụng GTCC là tạo ra ngoại tác tích cực cho nền kinh tế nên sẽ được trợ giá. Đây là công bằng, lấy chi phí của người gây tiêu cực bù cho chi phí của người tác động tích cực.

Nhường không gian để phát triển giao thông công cộng

Song song với việc hạn chế xe cá nhân, TP.HCM cũng triển khai rất nhiều các giải pháp tăng tốc GTCC, mở đầu bằng việc tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt, tái cấu trúc, mở rộng phát triển mạng lưới xe buýt.

TS Huỳnh Thế Du lưu ý các giải pháp phát triển GTCC về cơ bản vẫn phải đảm bảo nguyên tắc “đẩy - kéo”: Kéo người dân sử dụng GTCC và đẩy người dân ra khỏi giao thông cá nhân. Số lượng xe buýt hiện nay quá ít, xe cá nhân thì ngày càng tăng, nếu đưa thêm nhiều xe buýt vào một hệ thống giao thông “tệ” nhất thì chắc chắn không hiệu quả, không ai đi. Việc thiết kế đường giành riêng cho xe buýt sẽ thiết lập nguyên tắc: Người sử dụng phương tiện GTCC sẽ được tạo điều kiện, đi đường thông thoáng, trong khi nếu sử dụng xe cá nhân thì vừa phải chịu đường chật chội, vừa phải đóng thêm nhiều chi phí. “Chắc chắn những thay đổi sẽ tạo ra nhiều xáo trộn trong sinh hoạt, đời sống hằng ngày nhưng buộc phải chấp nhận một giai đoạn “quá cảnh” với nhiều khó khăn ban đầu, khi các giải pháp bắt đầu phát huy tác dụng thì mọi thứ sẽ chạy theo đúng guồng. Nếu cứ thấy khó không làm thì TP sẽ mãi luẩn quẩn trong bài toán kẹt xe”, vị này nhấn mạnh.

Đồng tình, TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển GTVT Việt Đức, phân tích: Thực tế TP đang phát triển mạng lưới GTCC, cụ thể là đang xây dựng tuyến metro số 1, chuẩn bị đầu tư xây dựng tuyến metro số 5 và số 2. Trong điều kiện thuận lợi nhất, đến 2030, TP.HCM sẽ có 3 tuyến đường sắt đô thị, tiếp tục mở rộng khoảng 300 tuyến xe buýt, dự kiến phục vụ chưa đầy 30% nhu cầu đi lại của người dân. Ở đây đang mặc định khi các tuyến tàu điện, xe buýt được mở ra, người dân lập tức chuyển qua sử dụng GTCC.

Tuy nhiên sử dụng xe cá nhân là thói quen cố hữu của người Việt nên không thể trông chờ GTCC tốt lên là người dân sẽ tự động chuyển qua sử dụng. Nếu như không có tác động nào nhằm hạn chế người dân sử dụng phương tiện cá nhân thì đến năm 2030, rất khó để GTCC có thể đạt mục tiêu đề ra. Chưa kể hiện nay số lượng xe cá nhân quá đông, nếu không kiểm soát thì không có không gian cho xe buýt phát triển.

Do đó, ngoài giải pháp cung cấp phương tiện thay thế, buộc phải có tác động “gây khó” đối với những người sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân để dần dần thay đổi thói quen đi lại, khuyến khích người dân sử dụng GTCC nhiều hơn, nâng cao cải thiện hiệu quả đầu tư của ngân sách nhà nước. Đồng thời, qua việc thu phí sẽ tạo ra nguồn thu tương đối để đóng góp vào quỹ phát triển GTCC và cải thiện nút thắt về hạ tầng đường bộ cho TP.

Nguồn: Thanh niên

Các bác thấy sao? liệu có làm thật không?
Các nhà làm chính sách, qui hoạch, học giả TS...có 1 điểm Không thấy được là thành phố 10 triệu dân, sáng ra đường đưa con đi học, đi làm...mất thời gian từ 1 đến 2 tiếng chạy loanh quanh...vậy trong 1_2 tiếng Cao Điểm đó, làm thế nào để Bus cỏng 50% lượng hành khách vài triệu người đi bus vào lúc cao điểm. Ngay cao điểm thì Bus đông nghẹt...qua cao điểm Bus vắng khách....
Nên làm chính sách, qui hoạch là chuyển, dời nhu cầu người dân vào trung tâm Tp. sang vùng ven. Nội ô cứ xây nhà cao tầng, dày đặc, bệnh viện lớn, trường đại học...còn ở trung tâm là còn kẹt xe muôn đời...
 
Hạng D
22/1/19
4.531
8.409
113
Các nhà làm chính sách, qui hoạch, học giả TS...có 1 điểm Không thấy được là thành phố 10 triệu dân, sáng ra đường đưa con đi học, đi làm...mất thời gian từ 1 đến 2 tiếng chạy loanh quanh...vậy trong 1_2 tiếng Cao Điểm đó, làm thế nào để Bus cỏng 50% lượng hành khách vài triệu người đi bus vào lúc cao điểm. Ngay cao điểm thì Bus đông nghẹt...qua cao điểm Bus vắng khách....
Nên làm chính sách, qui hoạch là chuyển, dời nhu cầu người dân vào trung tâm Tp. sang vùng ven. Nội ô cứ xây nhà cao tầng, dày đặc, bệnh viện lớn, trường đại học...còn ở trung tâm là còn kẹt xe muôn đời...
Yep! cái cần sửa là quy hoạch (gốc rễ vấn đề) thì không lo sửa. Chưa nói những khu mới có sau này (còn lộn xộn và thiếu quy củ hơn), khu trung tâm vốn được quy hoạch để chứa dưới 1tr dân, ngay gánh thêm một lượng gấp 3-4 lần như vậy đi qua đi lại, đi xuống đi lên mỗi ngày. À mà sửa sao được. Dự án lập ra thì toàn là chỗ của mấy anh đầu cơ sẵn đất để chốt lời. Sửa cho cả xh được lợi thì quyền lợi của mấy đại gia lại bị chia không đều. Nên thôi, ngủ rồi mơ tiếp vậy ...
 
Tập Lái
6/5/20
25
27
13
33
Đường VVK chỉ là ranh giới thôi, có thể họ không đặt ở đường đó mà đặt ở những đường rẽ từ VVK vào trung tâm.
Đứng góc cạnh thu phí thì mình nghĩ đặt các ngỏ vào trung tâm từ VVK vào sẽ không khả thi vì sẽ tốn rất nhiều kinh phí cho nhiều trạm. Nên sẽ thu hết. HEHE
 
  • Haha
Reactions: Cớm Dzẹp
Hạng B2
24/10/17
141
72
28
44
nó vắng tanh lúc đó có khi ko những 18% giữ lại thành 100%, mà NSQG phải bù đắp hụt chi cho SG...
vâng, bò em vẫn ở đây với các bác mà :D
em thấy dồn vật lực nhân lực vào 1 chỗ, đòi gánh nền kinh tế. gánh ko đc đòi xin thể chế riêng.
mà SG HN phát triển nhờ BĐS, ruộng đồng thành nhà. ở quê bây giờ, người ta cũng chẳng thèm làm ruộng, bỏ đi những ngành nghề truyền thống. cũng bởi ruộng đồng và nghề truyền thống vất vả mà thu nhập thấp nên bỏ, lên SG HN cho sướng.
thôi, nổ cuốc xe rồi. em xin phép cáo lui.
 
  • Haha
Reactions: Cớm Dzẹp
Hạng D
6/8/16
2.579
19.819
113
vâng, bò em vẫn ở đây với các bác mà :D
em thấy dồn vật lực nhân lực vào 1 chỗ, đòi gánh nền kinh tế. gánh ko đc đòi xin thể chế riêng.
mà SG HN phát triển nhờ BĐS, ruộng đồng thành nhà. ở quê bây giờ, người ta cũng chẳng thèm làm ruộng, bỏ đi những ngành nghề truyền thống. cũng bởi ruộng đồng và nghề truyền thống vất vả mà thu nhập thấp nên bỏ, lên SG HN cho sướng.
thôi, nổ cuốc xe rồi. em xin phép cáo lui.
anh cho hỏi có chỗ nào trên thế giới đô thị hoá mà ko nhờ bds?

lao động nn năng suất thấp, di cư từ nông thôn ra thành thị là tất yếu trong phát triển xã hội từ con khỉ, nhu cầu được sinh ra bình đẳng, bác ái, và tự do mưu cầu hạnh phúc nó nằm trong cả tuyên ngôn độc lập Mẽo lận Vịt đấy... tìm mà đọc

Giờ thằng thành thị có thuận lợi phát triển, dân cư thu nhập trung bình cao —> thì phải đóng góp nhiều để phát triển những vùng khó khăn hơn, âu cũng làm giảm bớt tập chung di cư ra thành thị.

Các anh vừa muốn đường xá rộng rãi, ít người, nhưng tiền vẫn phải kiếm nhiều, và đ éo chia sẻ cho ai cả... (bằng chứng là lải nhải vụ 18% 2 năm nay)

Cái này anh @Phét Entertainment ảnh nói ăn lằm ăn lốn đấy.
 
  • Like
Reactions: chepchep