Bò Hóng
13/12/06
8.376
74.438
113
Ngày 16/2, tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh và phục hồi kinh tế, ông Nguyễn Văn Hoan, Phó phòng Phát triển nhà và Thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TPHCM đã thông tin về kế hoạch sử dụng khu dân cư mới Thủ Thiêm. Theo đó, 3.800 căn hộ từng được sử dụng để làm bệnh viện dã chiến phục vụ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ được tổ chức bán đấu giá.

View attachment 2884114

Ông Hoan cho biết, trước đây để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng khi thu hồi đất xây dựng khu Đô thị mới Thủ Thiêm, UBND Quận 2 (nay là thành phố Thủ Đức) đã thực hiện khảo sát, điều tra ban đầu.

Trên cơ sở đó, Thành ủy, UBND TPHCM đã có chủ trương đầu tư xây 12.500 căn hộ, nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân trong khu vực giải tỏa. Đây là phương án thực hiện cam kết của chính quyền thành phố trong việc chuẩn bị đủ quỹ nhà phục vụ tái định cư cho các gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng, phải di dời khi thực hiện quy hoạch đầu tư khu Đô thị mới Thủ Thiêm.

Đến nay đã có 80% số căn hộ được xây dựng hoàn thành. Trong đó, 3.000 căn hộ tái định cư sẽ tiếp tục thực hiện tái định cư. Hiện, thành phố Thủ Đức đã bố trí sử dụng được khoảng 2.000 căn tái định cư cho các hộ dân, đối với 1.000 căn hộ còn lại, UBND TPHCM đã có quyết định phân bổ cho UBND thành phố Thủ Đức tiếp tục tái định cư cho khu đô thị Thủ Thiêm và các dự án đầu tư công khác trên địa bàn.

Đối với khoảng 3.800 căn hộ thành phố không còn nhu cầu sử dụng để phục vụ tái định cư, theo đề nghị của TPHCM, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng đã có kết luận sẽ chuyển sang bán đấu giá. Hiện nay, UBND TPHCM đã có quyết định giao Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM triển khai phương án tổ chức bán đấu giá.

Trong năm 2020 và 2021 khi dịch COVID-19 bùng phát, để phục vụ phòng chống dịch đã quyết định sử dụng 3.800 căn hộ làm bệnh viện thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19. Hiện nay, liên quan việc đấu giá 3.800 căn hộ này, thành phố đã lập tổ công tác tham mưu, thực hiện bán đấu giá.

Xem thêm:​
Theo Tiền Phong
Tưởng trước khi bán phải lập đàn giải oan chớ nhỉ. Chứ nghe bẩu hồi Cô Zít ở oan hồn nhiều lắm à.

chứ mà dọn vô ở rồi mà đêm nào cũng nghe thút thít, mở mắt thì thấy 1 đám bóng trắng bay vật vờ…. Thì zômost lắm á
 
Hạng B2
20/1/11
393
683
93
Ko hiểu tại sao tái định cư lại dư?
Ko có nhu cầu thì xây làm gì? Để rồi phải đi bán đấu giá?
Khu này xây quá vội vàng, thiết kế lạc hậu, tiện ích không có, mật độ quá cao! Tiếc cho vị trí đắc địa này.
 
Hạng D
24/9/13
1.123
1.464
113
Tưởng trước khi bán phải lập đàn giải oan chớ nhỉ. Chứ nghe bẩu hồi Cô Zít ở oan hồn nhiều lắm à.

chứ mà dọn vô ở rồi mà đêm nào cũng nghe thút thít, mở mắt thì thấy 1 đám bóng trắng bay vật vờ…. Thì zômost lắm á
Ai hay ngủ ngáy sẽ bị gọi dậy cho mượn bình oxy thở chứ người gọi hết nhu cầu sử dụng rồi.
 
Hạng C
11/10/17
907
9.224
93
E tưởng cái này của Đức khải xây chứ?
ở khu này, block nào Đức Khải xây thì có màu trắng, block nào của Thuận Việt thì màu vàng, newcity xưa cũng màu vàng .
còn thực tế thì chỉ có 2 block R6 R7 của Đức Khải, còn lại của Thuận Việt.
 
  • Like
Reactions: Tommyteo
Chuyên
16/6/22
618
518
93
Cả 4 lần đấu giá trước đó, các doanh nghiệp tham gia đấu giá đều cho rằng, mức giá khởi điểm không tương xứng với túi tiền vì đây là những căn hộ tái định cư, chất lượng thấp và đã để không nhiều năm.

Lần thứ 5, TP.HCM đấu giá 3.800 căn hộ tái định cư khu Thủ Thiêm liệu có thành công?


Mới đây thông tin TP.HCM chuẩn bị mang 3.800 căn hộ tái định cư (TĐC) nằm trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm ra đấu giá nhận được nhiều quan tâm của dư luận. Đây là lần thứ 5 TP.HCM mang hàng nghìn căn hộ này ra đấu giá.

Trên cơ sở đó, Thành ủy, UBND TPHCM đã có chủ trương đầu tư xây 12.500 căn hộ, nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân trong khu vực giải tỏa. Đây là phương án thực hiện cam kết của chính quyền thành phố trong việc chuẩn bị đủ quỹ nhà phục vụ tái định cư cho các gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng, phải di dời khi thực hiện quy hoạch đầu tư khu Đô thị mới Thủ Thiêm.

Đến nay đã có 80% số căn hộ được xây dựng hoàn thành. Trong đó, 3.000 căn hộ tái định cư sẽ tiếp tục thực hiện tái định cư. Hiện, thành phố Thủ Đức đã bố trí sử dụng được khoảng 2.000 căn tái định cư cho các hộ dân, đối với 1.000 căn hộ còn lại, UBND TPHCM đã có quyết định phân bổ cho UBND thành phố Thủ Đức tiếp tục tái định cư cho khu đô thị Thủ Thiêm và các dự án đầu tư công khác trên địa bàn.

Đối với khoảng 3.800 căn hộ thành phố không còn nhu cầu sử dụng để phục vụ tái định cư, theo đề nghị của TPHCM, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng đã có kết luận sẽ chuyển sang bán đấu giá. Hiện nay, UBND TPHCM đã có quyết định giao Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM triển khai phương án tổ chức bán đấu giá.

Trong năm 2020 và 2021 khi dịch COVID-19 bùng phát, để phục vụ phòng chống dịch đã quyết định sử dụng 3.800 căn hộ làm bệnh viện thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19. Hiện nay, liên quan việc đấu giá 3.800 căn hộ này, thành phố đã lập tổ công tác tham mưu, thực hiện bán đấu giá.

Chia sẻ với Nhadautu.vn, chuyên gia bất động sản Nguyễn Hoàng nhận định, trong điều kiện thị trường bất động sản khó khăn hiện nay, nguồn cung nhà vừa túi tiền khan hiếm, việc để số lượng các căn hộ bỏ trống lâu như vậy rất lãng phí, đặc biệt là tại vị trí rất tốt. Đồng thời cũng lại mất cơ hội nhà ở của nhiều người, tốn kém chi phí bảo trì bảo dưỡng.

"Những lần đấu giá trước không thành công, vậy chính quyền thành phố có tìm hiểu nguyên nhân vì sao? Vì giá, chất lượng hay vì cơ chế chính sách? Khi xác định được lý do của những lần đấu giá thất bại trước thì lần này có thay đổi điều chỉnh gì không cho phù hợp", ông Hoàng băn khoăn và nói thêm, qua những vấn đề của dự án khu TĐC này, chắc hẳn là chính quyền và cơ quan chức năng TP.HCM đã có những đánh giá và rút kinh nghiệm lại các khu tái định cư sao cho phù hợp từ quy hoạch, vị trí, thiết kế, chất lượng, đối tượng…

Bên cạnh đó, ông Hoàng cho rằng, đối với số lượng căn hộ đấu giá, nếu như lần này đấu giá lại không thành công thì TP.HCM cần tính đến nhiều phương án khác. Cụ thể, TP.HCM nên có các phương án giảm giá khởi điểm đấu giá (doanh nghiệp mua đấu giá cũng cần phải có lợi nhuận), điều chỉnh cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp mua đấu giá.

Lần thứ 5, TP.HCM đấu giá 3.800 căn hộ tái định cư khu Thủ Thiêm liệu có thành công?


Hay như, TP.HCM có thể xem xét thành nhà ở xã hội, nhà thuê mua, nhà cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước hoặc hoặc là nhà ở thương mại vừa túi tiền bán cho người đang có nhu cầu nhà ở và mua nhà lần đầu…

"Cần phải tính đến lợi ích cấp thiết và giải quyết sớm việc đấu giá hàng nghìn căn TĐC này này chứ không phải là tăng thu ngân sách từ việc đấu giá. Nếu làm được, chính quyền cũng đã góp phần cho thị trường BĐS có chút động lực, có chút sinh khí trong bối cảnh hiện nay", ông Hoàng nhấn mạnh.

4 lần đấu giá thất bại

Dự án TĐC Bình Khánh, TP. Thủ Đức (quận 2 cũ) được xây dựng từ năm 2013, có diện tích 38,4ha, do liên danh Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thuận Việt và Công ty CP Sản xuất Thương mại Thành Thành Công làm chủ đầu tư.

Đây là dự án thuộc chương trình 12.500 căn hộ phục vụ TĐC cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm và là khu TĐC lớn nhất trên địa bàn TP.HCM, gồm 3 khu: khu 30,2ha Bình Khánh có 4.216 căn hộ, khu 38,4ha Bình Khánh có 6.220 căn hộ, khu 17,3ha An Phú - Bình Khánh có 1.844 căn.

Lần thứ 5, TP.HCM đấu giá 3.800 căn hộ tái định cư khu Thủ Thiêm liệu có thành công?


Từ tháng 4/2015, khu TĐC bắt đầu đón những cư dân đầu tiên tại khu nhà của Công ty CP Đức Khải. Thời điểm đó, kế hoạch của UBND quận 2 cũ là trong thời gian ngắn sẽ bố trí người dân vào ở hết các căn hộ tòa nhà. Nhưng, đến nay đã hơn 7 năm, chỉ một số ít người dân vào ở, còn lại là để trống, biến nơi đây như khu đô thị "ma", dù nằm ở vị trí đắc địa.

Được biết, trong năm 2020, để duy trì, vận hành sửa gần 10.000 căn hộ TĐC bỏ trống, TP.HCM phải bỏ ra hơn 70 tỷ đồng. Đây là con số lớn, thế nhưng hiệu quả của chương trình TĐC của chính quyền TP.HCM lại chưa đáp ứng được so với kỳ vọng.

Quay trở lại những năm 2017, 2018, trước sự xuống cấp, lãng phí của hàng nghìn căn hộ TĐC ở Thủ Thiêm, chính quyền TP.HCM đã tổ chức đấu giá với hy vọng có doanh nghiệp đứng ra vận hành, khai thác.

Cụ thể, lần đầu đầu tiên là năm 2017, TP.HCM đã tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm là 8.800 tỷ đồng nhưng không đơn vị nào tham gia.

Lần thứ 2 là tháng 2/2018, TP.HCM tổ chức bán đấu giá đã đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư với giá khởi điểm 9.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi đưa ra đấu giá không có đơn vị nào tham gia.

Sau 2 lần đấu giá không thành công, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá (Sở Tư pháp TP.HCM) kiến nghị tiếp tục thực hiện lần 3. Số tiền khởi điểm đấu giá được trung tâm đưa ra là 9.900 tỷ đồng, tăng 800 tỷ đồng so với lần đấu thứ 2 và tăng 1.100 tỷ đồng lần 1.

Theo Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, với kinh nghiệm những lần đấu giá trước đó, lần thứ 3 nếu không thu hút nhà đầu tư sẽ đề xuất phương án tốt hơn, sẽ chia nhỏ số lượng căn hộ bán theo cụm, khối nhà. Nếu gặp khó, có thể chia ra theo sàn, cụm và thậm chí bán lẻ từng căn. Tuy nhiên, kết quả cũng tương tự như 2 lần trước đó, không có doanh nghiệp nào tham gia.

Sau đó, vào tháng 6/2021, trong thông báo của UBND TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục đấu giá lần thứ 4 với mức giá khởi điểm là 9.900 tỷ đồng.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong việc đấu giá hàng nghìn căn hộ TĐC tại Thủ Thiêm đó là giá "chát", chất lượng căn hộ kém và cơ chế chính sách chưa phù hợp. Ở lần đấu giá thứ 2, các tổ chức, cá nhân muốn mua phải đặt cọc trước 20% giá khởi điểm. Nếu trúng đấu giá, trong vòng một tháng phải nộp 50% giá trị trúng đấu giá, 50% còn lại nộp trong vòng 90 ngày.

Lý giải về điều này, một chuyên gia bất động sản cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến không doanh nghiệp nào tham gia đấu giá là bài toán tài chính. Theo quy định, doanh nghiệp khi tham gia đấu giá phải ký quỹ 20% giá khởi điểm. Việc huy động số tiền khoảng 10.000 tỷ đồng trong 3 tháng là điều không dễ với hầu hết các doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Trong khi đó, TP.HCM không xé lẻ căn hộ để bán vì muốn “thu một cục".‏

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, kể cả có tiềm lực về tài chính họ cũng không tham gia đầu tư do chất lượng căn hộ kém và mức giá đề xuất quá cao chưa kể đến những tiện ích đầu tư, chi phí vận hành, sửa chữa.

Còn ở lần thứ 4, mức giá khởi điểm là 9.900 tỷ đồng, tức trung bình khoảng hơn 2,6 tỷ đồng/căn hộ, diện tích khoảng 70m2, các chuyên gia nhận định là rất cao. Trong khi đó trong tầm giá 2,5-3 tỷ đồng, khách hàng có thể mua lại những căn hộ từ các dự án được hoàn thiện đầy đủ tiện ích, chủ đầu tư uy tín ở thị trường TP.HCM.

Xem thêm:​
 
  • Like
Reactions: CuBiMi
Hạng C
16/9/16
513
444
68
31
oh chỗ bệnh viễn dã chiến từng vào 10 ngày. Xong thấy người mình thương đang trực từ trên cao mà đi xuống éo cho...
 
  • Like
Reactions: Tommyteo