Hạng B2
26/3/10
146
2
0
Theo Luật Dân sự Việt Nam (2005) thì phương tiện giao thông cơ giới được liệt vào số "nguồn nguy hiểm cao độ," và "Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

Thành ra nếu trong giấy uỷ quyền có nói rõ về trách nhiệm của người nhận uỷ quyền trong trường hợp phương tiện gây thiệt hại cho bên thứ ba thì chủ xe (người uỷ quyền) không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Nếu em là chủ xe thì em sẽ không chỉ lập hợp đồng thế này: "Trong quá trình quản lý, sử dụng xe nếu xảy ra vấn đề gì liên quan đến một bên thứ ba thì Bên B thay mặt Bên A đứng ra giải quyết mọi công việc đó không liên quan đến Bên A," mà em sẽ viết rõ rằng "Trong mọi trường hợp, nếu chiếc xe ô tô nêu trong hợp đồng này, do hoặc không do lỗi của người lái, gây ra thiệt hại cho bên thứ ba, thì bên A không chịu bất cứ trách nhiệm bồi thường nào cho bên B hoặc bên thứ ba."

Ví dụ buôn ma tuý của bác Xuanque không liên quan đến điều 623 Luật Dân sự, mà nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Hình sự. Nếu không có chứng cứ chủ xe chủ mưu/tiếp tay, thì chủ xe cũng không ủ tờ đâu ạ (phiền phức thì có, ít nhất cũng phải lên uống trà với các anh PC47 vài lần).
 
Hạng D
12/3/11
1.908
1
0
Swinds nói:
Ủy quyền có cái hay cái dở của nó
Cái lợi trước mắt là tiết kiệm chi phí đóng thuế ...

Nhưng về lâu về dài đều có những việc không mong muốn nếu nó xảy ra
- tai nạn -> liên đới tới chủ xe (người ủy quyền)
- "không còn" người ủy quyền (định cư nước ngoài, mất ...) -> người mua xe không bít làm sao luôn
Cái vụ đi định cư nước ngoài không đúng đâu, tớ có thấy người wen đi đ/c nước ngoài gấp không kịp bán được giá, họ làm uỷ quyền cho người quen bán xe, và cả nhà nữa .. cũng oK mà .
Nếu mua xe muốn sang tên đóng thuế thì sau vài năm chán muốn bán , đổi xe thì 100% cũng phải chấp nhận uỷ quyền mới bán được, hầu hết người mua đều đòi uỷ quyền.
Nếu họ gây tai nạn mà trốn, thì chỉ có trốn ra nước ngoài(bây giờ cũng có interpol), còn trốn trong nước thì trốn sao cho thoát,thông thường ai gây tai nạn muốn tránh gỡ lịch nhiều , thì phải lo tiền sốt vó để bãi nại, bố ai dám trốn.
 
Hạng D
2/10/10
1.081
41
48
sans nói:
Theo Luật Dân sự Việt Nam (2005) thì phương tiện giao thông cơ giới được liệt vào số "nguồn nguy hiểm cao độ," và "Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

Thành ra nếu trong giấy uỷ quyền có nói rõ về trách nhiệm của người nhận uỷ quyền trong trường hợp phương tiện gây thiệt hại cho bên thứ ba thì chủ xe (người uỷ quyền) không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Nếu em là chủ xe thì em sẽ không chỉ lập hợp đồng thế này: "Trong quá trình quản lý, sử dụng xe nếu xảy ra vấn đề gì liên quan đến một bên thứ ba thì Bên B thay mặt Bên A đứng ra giải quyết mọi công việc đó không liên quan đến Bên A," mà em sẽ viết rõ rằng "Trong mọi trường hợp, nếu chiếc xe ô tô nêu trong hợp đồng này, do hoặc không do lỗi của người lái, gây ra thiệt hại cho bên thứ ba, thì bên A không chịu bất cứ trách nhiệm bồi thường nào cho bên B hoặc bên thứ ba."

Ví dụ buôn ma tuý của bác Xuanque không liên quan đến điều 623 Luật Dân sự, mà nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Hình sự. Nếu không có chứng cứ chủ xe chủ mưu/tiếp tay, thì chủ xe cũng không ủ tờ đâu ạ (phiền phức thì có, ít nhất cũng phải lên uống trà với các anh PC47 vài lần).

Chính xác bác ạh, bác nói điều iem muốn nói đấy. Phiền lắm.:confused:
Iem thì oải mấy cái vụ uống trà lắm, tuy chưa bị nhưng suýt bị nên cảm thấy phiền vô cùng. Trừ phi rảnh rỗi đi uống trà, chứ nội cái vụ xxx mời lên mời xuống, rồi chứng minh tùm lum tùm lan có khi cái tiền né thuế ( hoặc tiền bán xe được giá hơn 1 tí) không đủ tiền đi lại. Có vụ cùng tỉnh thì đỡ, cái ông chạy xe gây tai nạn tuốt Sapa, xxx Lào Cai mời đi tới đi lui thì cái tiền đó thua đậm. hi hi hi :cool:
 
Hạng D
18/12/07
3.456
637
113
Bác lại không đọc kỹ, những người này chỉ những người đang sử dụng xe được ủy quyền phải chịu trách nhiệm cho việc xảy ra khi điều xe lưu thông.
 
Hạng D
6/3/08
3.944
8.034
113
Sàigòn
Bác Xuanque nói đúng đấy Bác Kingo ạ.

Ngã ngũ ra thì người bán (người ủy quyền) có thể sẽ không phải đền bù, bồi thường gì hết nhưng trong một số trường hợp thì người nay vẫn cứ phải lên xuống gặp xxx để giải trình, lấy lời khai... này nọ! Đó chính là rắc rối!
 
nti
Hạng B1
17/3/11
94
6
8
Túm lại là cách làm trốn thuế này sẽ gặp rắc rối khi có sự cố, còn về liên đới bối thường hoặc hình sự thì không có đúng không các bác ?
 
Hạng D
2/10/10
1.081
41
48
kingo nói:
Bác lại không đọc kỹ, những người này chỉ những người đang sử dụng xe được ủy quyền phải chịu trách nhiệm cho việc xảy ra khi điều xe lưu thông.

Bác cứ cố tình không hiểu ý em gì cả. Túm lại 1 câu cho gọn nhé bác, hy vọng bác hài lòng: mua bán bằng ủy quyền tiềm ẩn " rắc rối " về pháp luật, ai thích thì cứ làm thôi.
Nói riêng với iem thì chả thích lằng nhằng, vì như em đã nói suýt 1 lần iem bị xxx mời uống trà ( câu chuyện khác không liên quan 4B), oải lắm bác ah. May sao em trong sạch, không thì rách hết cả việc. Các bác có bao giờ tưởng tượng đang đi làm ( nhất là cơ quan nhà nước), tự nhiên bị cái giấy mời lên xxx để làm rõ 1 số chuyện, ac ac. Em xin hết ah.
 
Hạng D
2/10/10
1.081
41
48
nti nói:
Túm lại là cách làm trốn thuế này sẽ gặp rắc rối khi có sự cố, còn về liên đới bối thường hoặc hình sự thì không có đúng không các bác ?

Chắc chắn sẽ rắc rối khi có sự cố bác ah.
Iem đơn cử 1 vụ, nho nhỏ thôi. Ông A bán con xe còi Matiz giá 100tr cho ông B bằng ủy quyền. Ông A gây tai nạn liên hoàn, thiệt hại hơn 300tr đồng. Ông B chả có tài sản gì ngoài chiếc xe. Khi đó, tòa sẽ căn cứ chủ xe (ông A) sẽ phải liên đới bồi thường trách nhiệm vật chất với ông B. Đó là trường hợp vui vẻ ông B có bằng lái, trường hợp ông B không có bằng lái thì ông A còn bị phạt / tù treo do việc giao / ủy quyền phương tiện cho người không có đủ điều kiện nữa ( bằng lái).
Iem ví dụ vậy chắc các bác hiểu nhỉ. Hên xui ai biết được, khó nói lắm.
 
Hạng D
12/3/11
1.908
1
0
Xuanque nói:
nti nói:
Túm lại là cách làm trốn thuế này sẽ gặp rắc rối khi có sự cố, còn về liên đới bối thường hoặc hình sự thì không có đúng không các bác ?

Chắc chắn sẽ rắc rối khi có sự cố bác ah.
Iem đơn cử 1 vụ, nho nhỏ thôi. Ông A bán con xe còi Matiz giá 100tr cho ông B bằng ủy quyền. Ông A gây tai nạn liên hoàn, thiệt hại hơn 300tr đồng. Ông B chả có tài sản gì ngoài chiếc xe. Khi đó, tòa sẽ căn cứ chủ xe (ông A) sẽ phải liên đới bồi thường trách nhiệm vật chất với ông B. Đó là trường hợp vui vẻ ông B có bằng lái, trường hợp ông B không có bằng lái thì ông A còn bị phạt / tù treo do việc giao / ủy quyền phương tiện cho người không có đủ điều kiện nữa ( bằng lái).
Iem ví dụ vậy chắc các bác hiểu nhỉ. Hên xui ai biết được, khó nói lắm.
Làm gì có chuyện đó, việc ủy quyền cho người mua có ủy quyền sử dụng, thì việc sử dụng của người ủy quyền phải đúng luật pháp, nếu người sử dụng không đúng luật pháp thì bản thân họ sẽ bị pháp luật xử.
Trong HD ủy quyền bao giờ cũng có điều người được ủy quyền phải theo đúng luật pháp.
Ủy quyền có HD ủy quyền khác với việc giao xe cho người không có bằng lái,khi công chứng viên ký người ta đâu cần xem bằng lái người được ủy quyền.
 
Hạng F
7/8/06
8.676
1.513
113
Sau khi Ủy quyền thì người được ủy quyền có quyền trong phạm vi được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền. Người Ủy quyền cũng không vướng mắc gì trong các quan hệ dân sự.
Tuy nhiên những sự cố phát sinh có liên quan đến hình sự thì người Ủy quyền phải chịu liên đới.
Khi lên làm hợp đồng ủy quyền, đa số các công chứng viên chỉ biết cầm bút ký ... Một số công chứng viên có trách nhiệm hơn thì giải thích cho cả hai bên RÕ về điểm lưu ý này.