Hạng D
2/10/10
1.081
41
48
knine nói:
Xuanque nói:
nti nói:
Túm lại là cách làm trốn thuế này sẽ gặp rắc rối khi có sự cố, còn về liên đới bối thường hoặc hình sự thì không có đúng không các bác ?

Chắc chắn sẽ rắc rối khi có sự cố bác ah.
Iem đơn cử 1 vụ, nho nhỏ thôi. Ông A bán con xe còi Matiz giá 100tr cho ông B bằng ủy quyền. Ông A gây tai nạn liên hoàn, thiệt hại hơn 300tr đồng. Ông B chả có tài sản gì ngoài chiếc xe. Khi đó, tòa sẽ căn cứ chủ xe (ông A) sẽ phải liên đới bồi thường trách nhiệm vật chất với ông B. Đó là trường hợp vui vẻ ông B có bằng lái, trường hợp ông B không có bằng lái thì ông A còn bị phạt / tù treo do việc giao / ủy quyền phương tiện cho người không có đủ điều kiện nữa ( bằng lái).
Iem ví dụ vậy chắc các bác hiểu nhỉ. Hên xui ai biết được, khó nói lắm.
Làm gì có chuyện đó, việc ủy quyền cho người mua có ủy quyền sử dụng, thì việc sử dụng của người ủy quyền phải đúng luật pháp, nếu người sử dụng không đúng luật pháp thì bản thân họ sẽ bị pháp luật xử.
Trong HD ủy quyền bao giờ cũng có điều người được ủy quyền phải theo đúng luật pháp.
Ủy quyền có HD ủy quyền khác với việc giao xe cho người không có bằng lái,khi công chứng viên ký người ta đâu cần xem bằng lái người được ủy quyền.
Bác đọc kỹ hộ iem tí mà. Đang phân tích "rủi ro" khi mua ủy quyền cho người bán cũng như người mua thôi. Iem nói ai thích chọn đường " rắc rối" thì cứ làm thôi, iem chỉ đưa quan điểm của riêng bản thân iem chứ không áp đặt ai cả, hehe he .
Ví dụ thêm cho vui vẻ:

Rủi ro người mua: nếu như lỡ người bán xe bị niêm phong tài sản vì lý do gì đó thì chiếc xe của bạn cũng phải bị niêm phong do xét về luật, họ vẫn là chủ sỡ hữu. Vậy nên bạn cứ công chứng mua bán là chắc.

Rủi ro người mua: giả sử người bán bị chết, bị tòa tuyên mất tích thì HĐ ủy quyền đó đương nhiên hết hiệu lực. Khi đó con cái, cha mẹ họ sẽ là người thừa kế hợp pháp. Người đàng hoàng không nói gì, không đàng hoàng họ sẽ kiện đòi xe, tiêu luôn cái xe là chắc chắn.

Rủi ro chung người bán, kẻ mua : khi kê khai tài sản, theo đúng nghĩa thì xe đó mới ủy quyền chứ chưa bán, cái xe đó người mua không thể kê khai vào tài sản của bạn do sở hữu chưa thuộc về người mua( cho dù là có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nhưng theo Pháp Luật thì vẫn không phải là chủ sở hữu). Còn người bán vẫn phải kê khai tài sản vì trên giấy tờ bạn vẫn là chủ hợp pháp của cái xe.

Rất rất nhiều trường hợp rắc rối do mua bán bằng giấy ủy quyền trên báo chí rồi mà, các bác cứ tham khảo thêm. IEm nói rõ ràng đến thế, iem chả hiểu các bác ủng hộ cái mua bán ủy quyền này là vì lý do gì ? Là Tiền !!!! Hợp lý, nhưng có khi được con tép mất cả con tôm ...càng đấy. :p
Cái xe là tài sản lớn, cần hết sức cẩn thận. Iem cũng đồng ý là thuế cao thật, bất hợp lý thật. Cho nên nhiều bác vẫn chọn cách này khi mua xe đi ... rồi bán lại ( có thể là kiếm tí cháo, có thể là đi qua mùa mưa, có thể .v.v.v.v.. tỷ lý do ). Còn khi xác định bạn đầu là mua đi thì cứ sang tên cho nó lành ah.
Bổ sung : http://www.otosaigon.com/forum/Mua-xe-c%c5%a9-d%c3%b9ng-gi%e1%ba%a5y-u%e1%bb%b7-quy%e1%bb%81n-m2571123.aspx . Đã có nhiều thớt nói rùi mà, bàn luận chi cho mệt. CHút đi nghỉ mát Mũi Né cho ..đỡ căng thẳng, có ai đi hem ?:cool:
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
22/3/11
5
0
0
sans nói:
Theo Luật Dân sự Việt Nam (2005) thì phương tiện giao thông cơ giới được liệt vào số "nguồn nguy hiểm cao độ," và "Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

Thành ra nếu trong giấy uỷ quyền có nói rõ về trách nhiệm của người nhận uỷ quyền trong trường hợp phương tiện gây thiệt hại cho bên thứ ba thì chủ xe (người uỷ quyền) không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Nếu em là chủ xe thì em sẽ không chỉ lập hợp đồng thế này: "Trong quá trình quản lý, sử dụng xe nếu xảy ra vấn đề gì liên quan đến một bên thứ ba thì Bên B thay mặt Bên A đứng ra giải quyết mọi công việc đó không liên quan đến Bên A," mà em sẽ viết rõ rằng "Trong mọi trường hợp, nếu chiếc xe ô tô nêu trong hợp đồng này, do hoặc không do lỗi của người lái, gây ra thiệt hại cho bên thứ ba, thì bên A không chịu bất cứ trách nhiệm bồi thường nào cho bên B hoặc bên thứ ba."

Ví dụ buôn ma tuý của bác Xuanque không liên quan đến điều 623 Luật Dân sự, mà nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Hình sự. Nếu không có chứng cứ chủ xe chủ mưu/tiếp tay, thì chủ xe cũng không ủ tờ đâu ạ (phiền phức thì có, ít nhất cũng phải lên uống trà với các anh PC47 vài lần).

Cám ơn bác đã giải thích rõ ràng cho em ạh. Nếu vậy quan trọng là nội dung ràng buộc trong HĐ Công Chứng sẽ quyết định người Uỷ Quyền (bên A) có chịu trách nhiệm trong trường hợp cái xe đó gây tai nạn hả bác?
 
Hạng B2
26/3/10
146
2
0
anticarfan nói:
Nếu vậy quan trọng là nội dung ràng buộc trong HĐ Công Chứng sẽ quyết định người Uỷ Quyền (bên A) có chịu trách nhiệm trong trường hợp cái xe đó gây tai nạn hả bác?
Đấy mới là đề phòng trường hợp gây tai nạn thôi bác ạ, bác còn cần đề phòng cái gì nữa thì tương hết vào hợp đồng. Có hợp đồng rõ ràng rồi cũng không đảm bảo bác sẽ hoàn toàn tránh được rắc rối vì có khi bên kia lật kèo hoặc trốn trách nhiệm, nhưng ít ra nếu cần tranh cãi/tranh tụng thì bác cũng có căn cứ trong tay, "án tại hồ sơ" mà bác.

Chắc cú hơn thì ngoài thoả thuận bên uỷ quyền không chịu trách nhiệm bồi thường, có thể viết thêm cho rõ "bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường cho bên thứ 3."
 
Tập Lái
22/3/11
5
0
0
sans nói:
anticarfan nói:
Nếu vậy quan trọng là nội dung ràng buộc trong HĐ Công Chứng sẽ quyết định người Uỷ Quyền (bên A) có chịu trách nhiệm trong trường hợp cái xe đó gây tai nạn hả bác?
Đấy mới là đề phòng trường hợp gây tai nạn thôi bác ạ, bác còn cần đề phòng cái gì nữa thì tương hết vào hợp đồng. Có hợp đồng rõ ràng rồi cũng không đảm bảo bác sẽ hoàn toàn tránh được rắc rối vì có khi bên kia lật kèo hoặc trốn trách nhiệm, nhưng ít ra nếu cần tranh cãi/tranh tụng thì bác cũng có căn cứ trong tay, "án tại hồ sơ" mà bác.

Chắc cú hơn thì ngoài thoả thuận bên uỷ quyền không chịu trách nhiệm bồi thường, có thể viết thêm cho rõ "bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường cho bên thứ 3."

Nếu mình bán xe cho công ty (cty kinh doanh ôtô), giữa mình và cty đó sẽ làm HĐ Mua Bán có đóng mộc tròn của cty (ko ra công chứng), nhưng cty ko sang tên, song song đó mình làm HĐ Uỷ Quyền (có ra công chứng) cho nhân viên của cty đó để mai mốt họ bán lại cho người khác.

Vậy các bác cho em hỏi, trong TH này, người bán vừa cầm HĐ mua bán có mộc tròn của cty, vừa có trong tay Uỷ Quyền có công chứng, như thế có an toàn ko nếu chủ xe sau này gây tai nạn bỏ trốn trong khi mình vẫn còn đứng tên trên cà-vẹt?

Em cám ơn
 
Tập Lái
3/6/19
2
0
2
57
Xin phép cho hỏi trong trường hợp vợ đã định cư ở nước ngoài, chồng ở VN có thể chọn cách làm HĐ ủy quyền cho bên B đươc không, thay vì HĐ mua bán (vì HĐ mua bán đòi hỏi phải có 2 người lên công chứng) Cảm ơn!
 
Hạng B2
14/2/11
403
119
63
Xin phép cho hỏi trong trường hợp vợ đã định cư ở nước ngoài, chồng ở VN có thể chọn cách làm HĐ ủy quyền cho bên B đươc không, thay vì HĐ mua bán (vì HĐ mua bán đòi hỏi phải có 2 người lên công chứng) Cảm ơn!
HĐ ùy quyền chỉ đc công chứng ký khi có 2 vợ chồng chủ sở hữu, hoặc có giấy của người vợ cho chồng toàn quyền sở hữu xe.
 
Hạng D
4/7/09
4.250
7.261
113
Sài Gòn
Bác Xuanque nói đúng đấy Bác Kingo ạ.

Ngã ngũ ra thì người bán (người ủy quyền) có thể sẽ không phải đền bù, bồi thường gì hết nhưng trong một số trường hợp thì người nay vẫn cứ phải lên xuống gặp xxx để giải trình, lấy lời khai... này nọ! Đó chính là rắc rối!
Giải trình gì chứ ? Chìa cái hđ ủy quyền cho CSGT rồi về chứ giải trình gì ?
 
Tập Lái
12/4/16
42
16
13
Hạng D
4/7/09
4.250
7.261
113
Sài Gòn
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.