RE: Tranh luận về giảm giá xe trong nước
Bài này trên SGTT tớ thấy sắc sảo hơn
Chuyện lạ ở cuộc hội thảo về quy hoạch ô tô.
Hồ Trung Tú
Lạ, vì đó là cuộc gặp mặt của những chuyên gia đầu ngành, của những quan chức, chuyên viên quan trọng nhất quyết định vận mệnh một ngành công nghiệp quan trọng, của những CEO từng trải kinh nghiệm đại diện cho các liên doanh, tập đoàn ô tô lớn của thế giới; thế nhưng nội dung bàn thảo, các ý kiến phát biểu thì kỳ lạ không thể tưởng được.
Cái lạ thứ nhất là, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào đã thừa nhận: “Chính sách bảo hộ sản xuất ô tô trong nước đã không đạt kết quả như mong đợi, giá xe ô tô vẫn cao”. Sao kỳ vậy ? Chính sách bảo hộ ô tô 15 năm qua là để xây dựng nền công nghiệp ô tô nước nhà, nền công nghiệp mà từ nó sẽ kéo theo nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác phát triển, người tiêu dùng chịu giá ô tô mắc gấp 3 lần so với thế giới là để kỳ vọng vào sự phát triển của ngành ô tô đó chứ đâu phải bảo hộ để giá ô tô không cao ? Muốn có ô tô giá rẻ ư? Chuyện dễ còn hơn lấy đồ trong túi, cứ việc không đánh bất cứ một thứ thuế nào cả, mở rộng cửa với bất cứ nhà sản xuất, nhà phân phối nào kiểu như Lào hoặc Campuchia; cho cả ô tô cũ vào(như một thời nhập xa máy nghĩa địa, bãi rác của thế giới đâu không biết chứ chính nhờ vậy mà bao người nghèo khó có xe máy để đi, để chuyên chở nông phẩm) thì tức khắc người dân sẽ có xe rẻ để đi chứ đâu phải thắt lưng buộc bụng, chịu để VAMA ăn lãi nhiều lần, chỉ vì mục tiêu giá rẻ ? Thứ trưởng nói như cố tình làm lạc hướng về một chiến lược phát triển ngành ô tô bị phá sản vậy!
Cái lạ thứ hai là, khi thứ trưởng Đỗ Hữu Hào biện hộ: “Khi đưa ra chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, Bộ Công thương căn cứ vào quy hoạch phát triển hạ tầng để lượng xe về đủ không gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. Chiến lược này, Bộ Công thương không tự vẽ ra mà được thống nhất ở nhiều bộ ngành và đích thân Thủ tướng đặt bút ký. Do vậy, việc dư luận đổ tội cho chúng tôi là không công bằng”. Sao kỳ vậy, không lẽ lại giao cho Bộ Tài Chính, Bộ Giao Thông xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp ô tô ? Và nữa, sao lại bảo rằng Thủ Tướng đã duyệt ? Chính Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã đề ra chiến lược đó, Thủ Tướng duyệt là duyệt cái chiến lược đó. Sai thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chứ sao lại bảo đích thân Thủ Tướng đã ký ? Trước đây ông Giám đốc tổng cục Khí tượng Thuỷ văn Trung Ương cũng đổ cho Thủ tướng là đã duyệt pháp lệnh hoạt động dự báo bão trong vòng 24 giờ nên mới xảy ra 250 ngư dân chết trong bão Chanchu. Xem ra Thủ tướng phải tốt nghiệp đầy đủ tất cả mọi ngành của xã hội may ra mới thôi phải chịu trách nhiệm trong những trường hợp như thế này.
Chuyện lạ thứ ba là khi Tổng giám đốc Tổng công ty Động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) Nguyễn Thanh Giang nói: “Chúng ta có xây dựng nền công nghiệp ô tô nữa hay không. Nếu không các bộ ngành cũng cho chúng tôi biết một tiếng để chúng tôi chẳng phải sản xuất nữa mà chuyển hướng sang nhập khẩu!”. Sao lạ vậy ? Suốt 15 qua há không đủ để chứng minh nhà nước ta quyết tâm xây dựng nền công nghiệp ô tô đấy ư ? Nay thì lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã đến lúc, sớm muộn vài năm đâu có đáng kể gì với thời gian 15 năm qua ? Một hai năm bảo hộ nữa liệu VAMA có làm được cái việc mà 15 năm qua họ đã không làm ? Có cố kêu gào bảo hộ thêm thời gian ngắn nữa thì cũng phải nói sao chứ ai lại lộ liễu vậy ? Kế hoạch của các vị là khai thác tối đa thị trường đang bảo hộ này để đến khi hết bảo hộ thì chuyển qua nhập khẩu ngay từ khi đặt chân vào Việt Nam. Nay đã đến lúc làm việc đó thì các vị cứ việc làm chứ không nên đổ lỗi cho chính sách thuế mới chỉ bắt đầu giảm từ đầu năm đến nay.
Đại diện cho Hiệp hội lắp ráp ôtô VN (VAMA), Tổng giám đốc Mercedes-Besz Udo F. Loersch tiết lộ, Mercedes đang lên kế hoạch đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại tại VN, tuy nhiên, công việc bị dừng lại cũng chỉ vì thuế. Nói thật, chúng tôi, người tiêu dùng, không tin kế hoạch này là thật. Các doanh nghiệp thuộc VAMA thừa biết giảm thuế nhập khẩu nguyên chiếc là một điều chắc chắn xảy ra trong một hai năm tới. Đầu tư mở rộng để rồi cạnh tranh không lại với xe nhập nguyên chiếc thuế thấp ư ? Chúng tôi không tin đó là ý kiến trung thực của ngài CEO của Mercedes-Besz mà chỉ là một kế hoãn binh, kéo dài thêm thời gian bảo hộ mà thôi!
Và cái lạ cuối cùng là vào cuối cuộc họp, một lần nữa quả bóng lại đẩy đến chân Thủ tướng khi Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào kết luận: “Quả là khó có thể đề cập câu chuyện giảm giá xe vào lúc này, việc chính sách thuế có phù hợp không cũng chưa thể kết luận. Tất cả những ý kiến trong cuộc họp, chúng tôi sẽ tập hợp để báo cáo Chính phủ xem xét”. Có hai cái lạ cần nói rõ trong phát biểu này:
Một là, mục tiêu đặt ra ban đầu của hội thảo là kết quả của 15 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành ô tô chứ không phải chuyện giảm giá!
Và thứ hai là “Chính phủ xem xét” ! Chính phủ há không phải là chính Thứ trưởng đấy ư ? Còn nếu ý ông Hào nói là Thủ Tướng thì Thủ Tướng không phải là một vị thánh để có thể biết hết tất cả để chịu trách nhiệm thay cho tất cả ? Phát biểu của một chuyên viên đầu ngành mà sao lạ quá ?
Và cũng là điều lạ, nhưng là điều lạ tích cực được phát biểu công nhận chính thức từ những chuyên viên cao cấp của chính phủ về ô tô và giao thông, những điều trước đây hầu như bất cứ phát biểu nào cũng phủ nhận, đó là:
Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào nói: “Đã đến lúc cần coi ô tô là phương tiện đi lại phổ biến giống như mặt hàng xe máy”. Có nghĩa là thuế tiêu thụ đặc biệt đánh lên ô tô đã đến lúc cần được huỷ bỏ !
Đại diện cho phía Bộ Giao thông Vận tải, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Chu Mạnh Hùng phân tích: “Chúng tôi khẳng định, cơ sở hạ tầng của chúng tôi thừa sức đáp ứng được lượng xe lưu hành hiện tại và luôn sẵn sàng ủng hộ nền công nghiệp ôtô phát triển”. Phát biều này là vô cùng lạ bởi từ trước tới nay chúng ta luôn nghe rằng cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nếu phương tiện giao thông là ô tô tăng đột biến.
Bài này trên SGTT tớ thấy sắc sảo hơn
Chuyện lạ ở cuộc hội thảo về quy hoạch ô tô.
Hồ Trung Tú
Lạ, vì đó là cuộc gặp mặt của những chuyên gia đầu ngành, của những quan chức, chuyên viên quan trọng nhất quyết định vận mệnh một ngành công nghiệp quan trọng, của những CEO từng trải kinh nghiệm đại diện cho các liên doanh, tập đoàn ô tô lớn của thế giới; thế nhưng nội dung bàn thảo, các ý kiến phát biểu thì kỳ lạ không thể tưởng được.
Cái lạ thứ nhất là, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào đã thừa nhận: “Chính sách bảo hộ sản xuất ô tô trong nước đã không đạt kết quả như mong đợi, giá xe ô tô vẫn cao”. Sao kỳ vậy ? Chính sách bảo hộ ô tô 15 năm qua là để xây dựng nền công nghiệp ô tô nước nhà, nền công nghiệp mà từ nó sẽ kéo theo nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác phát triển, người tiêu dùng chịu giá ô tô mắc gấp 3 lần so với thế giới là để kỳ vọng vào sự phát triển của ngành ô tô đó chứ đâu phải bảo hộ để giá ô tô không cao ? Muốn có ô tô giá rẻ ư? Chuyện dễ còn hơn lấy đồ trong túi, cứ việc không đánh bất cứ một thứ thuế nào cả, mở rộng cửa với bất cứ nhà sản xuất, nhà phân phối nào kiểu như Lào hoặc Campuchia; cho cả ô tô cũ vào(như một thời nhập xa máy nghĩa địa, bãi rác của thế giới đâu không biết chứ chính nhờ vậy mà bao người nghèo khó có xe máy để đi, để chuyên chở nông phẩm) thì tức khắc người dân sẽ có xe rẻ để đi chứ đâu phải thắt lưng buộc bụng, chịu để VAMA ăn lãi nhiều lần, chỉ vì mục tiêu giá rẻ ? Thứ trưởng nói như cố tình làm lạc hướng về một chiến lược phát triển ngành ô tô bị phá sản vậy!
Cái lạ thứ hai là, khi thứ trưởng Đỗ Hữu Hào biện hộ: “Khi đưa ra chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, Bộ Công thương căn cứ vào quy hoạch phát triển hạ tầng để lượng xe về đủ không gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. Chiến lược này, Bộ Công thương không tự vẽ ra mà được thống nhất ở nhiều bộ ngành và đích thân Thủ tướng đặt bút ký. Do vậy, việc dư luận đổ tội cho chúng tôi là không công bằng”. Sao kỳ vậy, không lẽ lại giao cho Bộ Tài Chính, Bộ Giao Thông xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp ô tô ? Và nữa, sao lại bảo rằng Thủ Tướng đã duyệt ? Chính Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã đề ra chiến lược đó, Thủ Tướng duyệt là duyệt cái chiến lược đó. Sai thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chứ sao lại bảo đích thân Thủ Tướng đã ký ? Trước đây ông Giám đốc tổng cục Khí tượng Thuỷ văn Trung Ương cũng đổ cho Thủ tướng là đã duyệt pháp lệnh hoạt động dự báo bão trong vòng 24 giờ nên mới xảy ra 250 ngư dân chết trong bão Chanchu. Xem ra Thủ tướng phải tốt nghiệp đầy đủ tất cả mọi ngành của xã hội may ra mới thôi phải chịu trách nhiệm trong những trường hợp như thế này.
Chuyện lạ thứ ba là khi Tổng giám đốc Tổng công ty Động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) Nguyễn Thanh Giang nói: “Chúng ta có xây dựng nền công nghiệp ô tô nữa hay không. Nếu không các bộ ngành cũng cho chúng tôi biết một tiếng để chúng tôi chẳng phải sản xuất nữa mà chuyển hướng sang nhập khẩu!”. Sao lạ vậy ? Suốt 15 qua há không đủ để chứng minh nhà nước ta quyết tâm xây dựng nền công nghiệp ô tô đấy ư ? Nay thì lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã đến lúc, sớm muộn vài năm đâu có đáng kể gì với thời gian 15 năm qua ? Một hai năm bảo hộ nữa liệu VAMA có làm được cái việc mà 15 năm qua họ đã không làm ? Có cố kêu gào bảo hộ thêm thời gian ngắn nữa thì cũng phải nói sao chứ ai lại lộ liễu vậy ? Kế hoạch của các vị là khai thác tối đa thị trường đang bảo hộ này để đến khi hết bảo hộ thì chuyển qua nhập khẩu ngay từ khi đặt chân vào Việt Nam. Nay đã đến lúc làm việc đó thì các vị cứ việc làm chứ không nên đổ lỗi cho chính sách thuế mới chỉ bắt đầu giảm từ đầu năm đến nay.
Đại diện cho Hiệp hội lắp ráp ôtô VN (VAMA), Tổng giám đốc Mercedes-Besz Udo F. Loersch tiết lộ, Mercedes đang lên kế hoạch đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại tại VN, tuy nhiên, công việc bị dừng lại cũng chỉ vì thuế. Nói thật, chúng tôi, người tiêu dùng, không tin kế hoạch này là thật. Các doanh nghiệp thuộc VAMA thừa biết giảm thuế nhập khẩu nguyên chiếc là một điều chắc chắn xảy ra trong một hai năm tới. Đầu tư mở rộng để rồi cạnh tranh không lại với xe nhập nguyên chiếc thuế thấp ư ? Chúng tôi không tin đó là ý kiến trung thực của ngài CEO của Mercedes-Besz mà chỉ là một kế hoãn binh, kéo dài thêm thời gian bảo hộ mà thôi!
Và cái lạ cuối cùng là vào cuối cuộc họp, một lần nữa quả bóng lại đẩy đến chân Thủ tướng khi Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào kết luận: “Quả là khó có thể đề cập câu chuyện giảm giá xe vào lúc này, việc chính sách thuế có phù hợp không cũng chưa thể kết luận. Tất cả những ý kiến trong cuộc họp, chúng tôi sẽ tập hợp để báo cáo Chính phủ xem xét”. Có hai cái lạ cần nói rõ trong phát biểu này:
Một là, mục tiêu đặt ra ban đầu của hội thảo là kết quả của 15 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành ô tô chứ không phải chuyện giảm giá!
Và thứ hai là “Chính phủ xem xét” ! Chính phủ há không phải là chính Thứ trưởng đấy ư ? Còn nếu ý ông Hào nói là Thủ Tướng thì Thủ Tướng không phải là một vị thánh để có thể biết hết tất cả để chịu trách nhiệm thay cho tất cả ? Phát biểu của một chuyên viên đầu ngành mà sao lạ quá ?
Và cũng là điều lạ, nhưng là điều lạ tích cực được phát biểu công nhận chính thức từ những chuyên viên cao cấp của chính phủ về ô tô và giao thông, những điều trước đây hầu như bất cứ phát biểu nào cũng phủ nhận, đó là:
Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào nói: “Đã đến lúc cần coi ô tô là phương tiện đi lại phổ biến giống như mặt hàng xe máy”. Có nghĩa là thuế tiêu thụ đặc biệt đánh lên ô tô đã đến lúc cần được huỷ bỏ !
Đại diện cho phía Bộ Giao thông Vận tải, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Chu Mạnh Hùng phân tích: “Chúng tôi khẳng định, cơ sở hạ tầng của chúng tôi thừa sức đáp ứng được lượng xe lưu hành hiện tại và luôn sẵn sàng ủng hộ nền công nghiệp ôtô phát triển”. Phát biều này là vô cùng lạ bởi từ trước tới nay chúng ta luôn nghe rằng cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nếu phương tiện giao thông là ô tô tăng đột biến.
Last edited by a moderator: