- Status
- Không mở trả lời sau này.
- muốn sống bằng nghề bất động sản,phải đi làm cò nhà đất,hiểu tâm lý khách hàng,hiểu giá trị cần của thị trường là gì?
- còn nghe theo thiên hạ chỉ có nước chết
- còn nghe theo thiên hạ chỉ có nước chết
Cò không thích điều nài... ảnh hưởng chén cơm...
Bác nói CHUẨN.Cò không thích điều nài... ảnh hưởng chén cơm...
Giờ cháu nghĩ người mua nhà cũng khôn lên nhiều rồi , ít ai như chị Giảng viên Kinh TẾ lắm !
Còn lâu bất động sản mới quay lại thời kì huy hoàng !
Còn lâu bất động sản mới quay lại thời kì huy hoàng !
Trên “cánh đồng” bất động sản “cò” bay rợp trời
Phan ĐứcChủ Nhật, ngày 26/4/2015 - 10:05 Abc Abc EmailPrint
ANTĐ - Câu chuyện của một chị bạn giảng viên trường ĐH Kinh tế TP HCM mới đây làm anh em cùng khoa cười ngất. Đổi lịch dạy cho chị để chị đi vắng 1 ngày, tưởng có việc gì, hóa ra đi xếp hàng rút thăm mua căn hộ của một dự án nghe nói hút khách. Chen chúc mãi mới bắt thăm được căn hộ. Hý hửng về nhà khoe với cả nhà. Ai ngờ cậu em đang ăn dở buông bát đứng dậy: Thôi, chị đưa cái phiếu đăng ký đây, mai em đi trả, lấy lại tiền đặt cho chị.
Chưa hiểu chuyện gì, cậu em đã nói: Chị biết hôm nay chị chen nhau với ai không. Quân của em đấy. Chủ đầu tư nó thuê chúng em mang quân đến xếp hàng tranh nhau bắt thăm để câu khách. Chị là giảng viên kinh tế mà còn bị lừa. Đúng là thế, chuyên gia kinh tế còn bị lừa thì dân ngu ngơ cần mua nhà làm cách nào để không bị lừa? Không có cách nào cả.
View attachment 256611
Nhà đất ấm lên, “cò” xuất hiện
Quý I-2015, thanh khoản bất động sản, đặc biệt là phân khúc căn hộ vẫn duy trì ở mức khá cao. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, lượng sản phẩm được giao dịch tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM đều cao hơn gấp 3 lần cùng kỳ năm 2014. Cụ thể, tại Hà Nội, lượng căn hộ giao dịch thành công đạt gần 4.000 căn; trong khi tại TP HCM, con số này là trên 4.200 căn. Thanh khoản tăng khiến hàng loạt dự án căn hộ được mở bán. Sau lễ mở bán, các đơn vị đều công bố lượng sản phẩm được khách đặt mua rất lớn. Không ít dự án, chỉ sau một thời gian ngắn công bố mở bán, đơn vị phân phối và chủ đầu tư đã phải thông báo… hết hàng, như dự án FLC 36 Phạm Hùng, dự án 283 Khương Trung, hay dự án Scitech Tower Hồ Tùng Mậu...
Và dĩ nhiên, thị trường ấm nóng, có nhiều người muốn mua nhà thì môi giới, hay còn gọi là “cò” xuất hiện. Sau 3 năm thị trường địa ốc lao dốc, đội ngũ môi giới (hay còn gọi là “cò” nhà đất) đã chịu sự thanh lọc khá nghiệt ngã. Phần lớn lực lượng này đã phải chuyển nghề. Nhiều nhà môi giới còn bám trụ với nghề phải tìm thị trường ngách, như môi giới nhà hay văn phòng cho thuê để kiếm sống. Năm thì mười họa, may mắn lắm, “cò” mới bán được một căn hộ, nhưng tiền công môi giới kiếm được cùng lắm cũng chỉ từ 3-5 triệu đồng. Thế nhưng, thời gian gần đây, thị trường có dấu hiệu tăng thanh khoản, đặc biệt, khi phân khúc nhà giá rẻ, diện tích nhỏ được khách hàng săn đón, nhiều người phải mua với giá chênh, nhà giá rẻ đã trở thành mỏ vàng của nhà môi giới. Đội ngũ “cò” nhà đất nhờ vậy được dịp tung đủ chiêu trò để kênh giá kiếm lời. Cái đáng sợ là hễ là khách mua nhà thì đi đến đâu, khách cũng gặp “cò” và điệp khúc: Mua ngay, chấp nhận tý tiền chênh chứ mấy ngày nữa thì chênh hàng chục triệu một mét vuông cũng không có… Mua xong vài tháng thấy giá vẫn thế, đôi chỗ, chủ lại tiếp tục bán hàng giá gốc. Thế là xong, người mất vài chục, kẻ mất hàng trăm triệu. Oan gia vì “cò”.
Nhưng “cò” không chỉ ép khách, họ còn là phao cứu sinh cho chủ đầu tư dự án. Đôi khi chủ đầu tư dự án phải nuôi “cò”, chấp nhận những vở kịch do “cò” đạo diễn. Một chủ đầu tư nổi tiếng trên thương trường đã phải lắc đầu: Dự án bây giờ có tý chênh giá mới dễ bán, chênh cho “cò” nó kiếm ăn và nó giúp mình bán được hàng. Trên thực tế, hù dọa khách hàng là thị trường đang khan hàng, căn hộ sẽ tăng giá để đẩy mức chênh lệch kiếm lời đã trở thành chiêu trò được áp dụng rất phổ biến trong giới “cò” đất thời gian gần đây. Trong khi đó, khách hàng lại có tâm lý cho rằng, những dự án có giá chênh là đang hút hàng, không mua ngay sẽ lỡ nên thường tìm đến những dự án có dạng này để mua.
Thậm chí khi chủ đầu tư còn chưa mở bán căn hộ, thị trường đã loạn thông tin rao bán căn hộ tại dự án này với tiền chênh… thấp nhất, hàng loạt sàn giao dịch cũng đã đua nhau đăng tin rao bán căn hộ này với giá chênh thấp nhất thị trường. Dĩ nhiên là chẳng có căn hộ nào cả. Đây chỉ là một chiêu trò đánh bóng sản phẩm của chủ đầu tư phối hợp với “cò”.
Đừng để bị cuốn vào đám đông nuôi “cò”
Nếu như việc tăng giá bán tại các dự án đang hoàn thiện dễ được khách hàng chấp nhận vì chi phí vốn dự án tăng, thì tại các dự án mới triển khai, việc tăng giá bán cho thấy tình trạng “làm giá” hội đồng giữa đơn vị phân phối và chủ đầu tư. Có dự án dù vẫn chưa hoàn thiện móng, nhưng các hợp đồng góp vốn cũng đã kịp điều chỉnh với tiền chênh 300 - 400 triệu đồng so với giá hợp đồng góp vốn ban đầu. Có quá nhiều thủ đoạn để nâng giá, lợi dụng thị trường ấm nóng. Có nhiều doanh nghiệp trước khi mở bán chính thức vẫn lén bán số lượng căn hộ hạn chế dưới dạng “suất ngoại giao” để làm giá, sau đó tăng giá khi chính thức đưa ra thị trường.
Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng đã thành công ngoài sức tưởng tượng khi cho khách hàng bốc thăm mua căn hộ tại dự án Riverpark Residence. Mặc dù giá bán lên đến 45 triệu đồng/1m2 nhưng chỉ trong 90 phút, 107 căn hộ đã được hàng nghìn người tranh mua. Tại dự án The Green River, 930 khách hàng rồng rắn xếp hàng xin được đặt cọc 30 triệu đồng để giành một suất bốc thăm chọn mua 350 nền đất trên… bản đồ. Phía bên ngoài, rất đông nhà đầu tư không có vé bốc thăm đành gạ gẫm mua lại sản phẩm với mức chênh lệch 5 - 10 triệu đồng.
Mới đây, hơn 700 khách hàng cũng ùn ùn kéo tới bốc thăm 325 nền đất tại khu đô thị dịch vụ Hưng Phước (tỉnh Bình Dương). Để có được vé bốc thăm, một tuần trước đó khách hàng đã phải xếp hàng đóng 20 triệu đồng đặt cọc… Rất nhiều các vụ xếp hàng gay cấn này là do những công ty nhân lực thuê người đến chen mua giả, tạo dư luận. Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân khiến một số dự án ở Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương… thời gian qua bỗng dưng hút hàng, tăng giá do bị chủ đầu tư làm giá bằng cách tổ chức bốc thăm, đưa hàng ra nhỏ giọt. Trước khi bán, chủ đầu tư thường bắt đặt cọc, để nắm được số lượng khách hàng cần mua và đưa ra bán với một lượng hàng chỉ bằng 1/2, 1/3 nhu cầu. Từng bước tạo ra sự khan hàng để khách lo lắng nên giá càng tăng, họ càng “điên cuồng” lao vào mua cho bằng được.
Trước hết cần khẳng định, mặc dù đã có sự ấm lên nhất định của thị trường bất động sản, nhưng nguồn cung còn cực kỳ lớn, chắc chắn không có sự khan hiếm căn hộ cũng như nhà biệt thự, nhà liền kề. Trong quý 1-2015 tổng nguồn cung căn hộ tại Hà Nội là 114.600 căn chưa bán hết, quý 2-2015 sẽ có khoảng 14.000 căn hộ sẽ tham gia thị trường. Vậy có gì đáng vội để bị cuốn vào đám đông nuôi “cò”. Nhiều chuyên gia bất động sản đã khuyến cáo, đây chưa phải là thời điểm đầu tư vào nhà đất. Khả năng lợi nhuận rất thấp nhưng khả năng sa lầy là rất cao. Khách hàng xin hãy cẩn trọng.
http://www.anninhthudo.vn/nha-dat/tren-canh-dong-bat-dong-san-co-bay-rop-troi/607104.antd
Mình trước cũng bị cò "thuốc" nên giờ đã có chút ít kinh nghiệm
Nói đâu xa, năm vừa rồi 2014 lúc đó bđs đang đóng băng, xxx mở dự án...quảng cáo ì xèo, vị trí đắc điaj..v.v... Phèo cũng ham đến dự ngày mở bán, phèo đến sớm quan sát dự án và khắp quanh Khu vực cái dự án đo rồi ...lắc đầu. Dị mờ đen giờ mở bán người đau mà đông như trảy hội, cả hội trường náo loạn, tranh dành nhau mua. Họ tạo được tâm lý xôn xao...bầy đàn, người mua không bình tỉnh là sa ngay vào cái luồng xoáy của đám đông. Phèo không thèm mua chỉ quan sát thấy hầu như đa số bị cuốn vào... Phèo về sớm nghỉ bụng mấy ngưoi này giờ hớn hở mua chắc sau này méo mặt. Đung như phèo nghỉ, gần 1 năm trôi qua rồi mà hôm bữa phèo đi ngang thấy dự ớn vắng như chùa bà đanh, chả thấy cái nhà nào mọc lên, còn vô web ...thì thấy nhan nhãn tin rao bán giá gốc...Mình trước cũng bị cò "thuốc" nên giờ đã có chút ít kinh nghiệm
- Status
- Không mở trả lời sau này.