Thảo Luận Trên từng cây số

Hạng F
10/1/15
10.235
14.325
113
Ah, cái biển cấm dừng, cấm đậu thì nó tác dụng như thế nào? Ngay chổ cấm hay cả 1 tuyến đường? Này em dốt, hihi. Ah, rồi vạch vàng, vạch trắng có gì khác nhau bác?
Cấm dừg thì cấm đậu, cấm đậu thì cho dừng (airport station chỉ cho 3p). Bảng cấm nào cũg vậy,tác dụng và áp dụng ngay sau bảng cấm. Nếu dưới có biển phụ thì tuân thủ theo biển cấm phụ. Trường hợp cấm dừng cấm đậu khôg có biển phụ ghi mét phía dưới mà ta vừa off xong,muốn xả nước cứu thân thì canh me vừa qua khỏi cái ngã 3 hay ngã 4 ( nói chug là nơi giao nhau), nếu k có biển cấm dừng , đậu như trên, ta có quyền dừng xe để xả... (có điều nếu đi chung tiền bối phải xin phép....)
Vạch vàng thì chỉ đoạn đường tốc độ TỪ 60KM/H TRỞ LÊN. Vạch liền hay đứt hay bên liền bên đứt cũg như vạch trắng mà thôi. Thêm cái lạ là trên lề đường nếu kẻ vạch vàng thì là cấm đậu trên lề (ngay chỗ vẽ)
 
  • Like
Reactions: ium and maisau
Hạng D
5/5/10
3.634
3.733
113
Ôi, bác thông thái quá, dân đi fiat nên chuẩn châu âu luôn.:3dcuoi:
Cấm dừg thì cấm đậu, cấm đậu thì cho dừng (airport station chỉ cho 3p). Bảng cấm nào cũg vậy,tác dụng và áp dụng ngay sau bảng cấm. Nếu dưới có biển phụ thì tuân thủ theo biển cấm phụ. Trường hợp cấm dừng cấm đậu khôg có biển phụ ghi mét phía dưới mà ta vừa off xong,muốn xả nước cứu thân thì canh me vừa qua khỏi cái ngã 3 hay ngã 4 ( nói chug là nơi giao nhau), nếu k có biển cấm dừng , đậu như trên, ta có quyền dừng xe để xả... (có điều nếu đi chung tiền bối phải xin phép....)
Vạch vàng thì chỉ đoạn đường tốc độ TỪ 60KM/H TRỞ LÊN. Vạch liền hay đứt hay bên liền bên đứt cũg như vạch trắng mà thôi. Thêm cái lạ là trên lề đường nếu kẻ vạch vàng thì là cấm đậu trên lề (ngay chỗ vẽ)
 
  • Like
Reactions: thanggom
Hạng D
5/5/10
3.634
3.733
113
Mấy bác qua trang chủ đang ký sticke 'đã uống rượu bia thì k lái xe' đê, em thường sỉn nên mới rù quến, kkk
 
  • Like
Reactions: LA PHONG
Hạng F
10/1/15
10.235
14.325
113
Mấy bác qua trang chủ đang ký sticke 'đã uống rượu bia thì k lái xe' đê, em thường sỉn nên mới rù quến, kkk
E sửa lại: "uống rượu bia đã thì k lái xe", uống chưa đã thì uống típ cho đã!!:3dcuoi:
 
  • Like
Reactions: maisau
Hạng B2
19/12/11
357
530
93
mercedesdanang.net
Cấm dừg thì cấm đậu, cấm đậu thì cho dừng (airport station chỉ cho 3p). Bảng cấm nào cũg vậy,tác dụng và áp dụng ngay sau bảng cấm. Nếu dưới có biển phụ thì tuân thủ theo biển cấm phụ. Trường hợp cấm dừng cấm đậu khôg có biển phụ ghi mét phía dưới mà ta vừa off xong,muốn xả nước cứu thân thì canh me vừa qua khỏi cái ngã 3 hay ngã 4 ( nói chug là nơi giao nhau), nếu k có biển cấm dừng , đậu như trên, ta có quyền dừng xe để xả... (có điều nếu đi chung tiền bối phải xin phép....)
Vạch vàng thì chỉ đoạn đường tốc độ TỪ 60KM/H TRỞ LÊN. Vạch liền hay đứt hay bên liền bên đứt cũg như vạch trắng mà thôi. Thêm cái lạ là trên lề đường nếu kẻ vạch vàng thì là cấm đậu trên lề (ngay chỗ vẽ)

Không hẳn như vậy đâu bác
- Tác dụng bảng báo tính từ sau bảng đến ngã ba, ngã tư gần nhất sau đó, hoặc tại vị trí có cắm bảng báo hết hiệu lực.
- Vạch phân làn màu vàng: thường được sử dụng tại khu vực hết dân cư,nhưng cái này ở ta thì vẫn lẫn lộn lung tung, trước đây dùng toàn màu trắng, sau này các đoạn đường mới làm thì có đoạn tuân thủ phân biệt màu, có đoạn không (chắc do nhà thầu thi công). :)
- Vạch liền hay vạch đứt khác nhau hoàn toàn. Vạch đứt thì cho phép chèn vạch (lấn làn), vạch liền thì phải tuyệt đối tuân thủ không được chèn vạch (lấn làn).
- Ở đoạn đường có kẻ song song một bên liền, một bên đứt, thì xe chạy ở phía làn xe bên vạch đứt có quyền chèn vạch (được lấn làn), phía làn có vạch liền tuyệt đối không được chèn vạch (không được lấn làn).
- Ở đoạn có vạch vàng song song với lề hoặc là nơi được phép đậu để đón đổ khách ( dành cho taxi hoặc xe khách), xe khác không được đậu ở đây.
- Ở đoạn có kẻ màu vàng zic zắc hình chữ theo hướng vuông góc sát lề : là nơi đón trả khách dành cho xe buýt, tuyệt đối các loại xe khác không được dừng,đỗ ở đây.
- Còn việc cho phép xe ô tô đậu trên lề thì không thấy có trong luật nào ghi cả.
Hì, toàn là trong luật giao thông đường bộ hết cả mà các bác, khi học lái xe đã có rồi mà.
 
  • Like
Reactions: khoadau and maisau
Hạng D
5/5/10
3.634
3.733
113
Trùi ui, Rối trí, rối loạn, quá mạn, khủng khiếp, vàng thau lẫn lộn,...
Không hẳn như vậy đâu bác
- Tác dụng bảng báo tính từ sau bảng đến ngã ba, ngã tư gần nhất sau đó, hoặc tại vị trí có cắm bảng báo hết hiệu lực.
- Vạch phân làn màu vàng: thường được sử dụng tại khu vực hết dân cư,nhưng cái này ở ta thì vẫn lẫn lộn lung tung, trước đây dùng toàn màu trắng, sau này các đoạn đường mới làm thì có đoạn tuân thủ phân biệt màu, có đoạn không (chắc do nhà thầu thi công). :)
- Vạch liền hay vạch đứt khác nhau hoàn toàn. Vạch đứt thì cho phép chèn vạch (lấn làn), vạch liền thì phải tuyệt đối tuân thủ không được chèn vạch (lấn làn).
- Ở đoạn đường có kẻ song song một bên liền, một bên đứt, thì xe chạy ở phía làn xe bên vạch đứt có quyền chèn vạch (được lấn làn), phía làn có vạch liền tuyệt đối không được chèn vạch (không được lấn làn).
- Ở đoạn có vạch vàng song song với lề hoặc là nơi được phép đậu để đón đổ khách ( dành cho taxi hoặc xe khách), xe khác không được đậu ở đây.
- Ở đoạn có kẻ màu vàng zic zắc hình chữ theo hướng vuông góc sát lề : là nơi đón trả khách dành cho xe buýt, tuyệt đối các loại xe khác không được dừng,đỗ ở đây.
- Còn việc cho phép xe ô tô đậu trên lề thì không thấy có trong luật nào ghi cả.
Hì, toàn là trong luật giao thông đường bộ hết cả mà các bác, khi học lái xe đã có rồi mà.
 
Hạng F
10/1/15
10.235
14.325
113
Không hẳn như vậy đâu bác
- Tác dụng bảng báo tính từ sau bảng đến ngã ba, ngã tư gần nhất sau đó, hoặc tại vị trí có cắm bảng báo hết hiệu lực.
- Vạch phân làn màu vàng: thường được sử dụng tại khu vực hết dân cư,nhưng cái này ở ta thì vẫn lẫn lộn lung tung, trước đây dùng toàn màu trắng, sau này các đoạn đường mới làm thì có đoạn tuân thủ phân biệt màu, có đoạn không (chắc do nhà thầu thi công). :)
- Vạch liền hay vạch đứt khác nhau hoàn toàn. Vạch đứt thì cho phép chèn vạch (lấn làn), vạch liền thì phải tuyệt đối tuân thủ không được chèn vạch (lấn làn).
- Ở đoạn đường có kẻ song song một bên liền, một bên đứt, thì xe chạy ở phía làn xe bên vạch đứt có quyền chèn vạch (được lấn làn), phía làn có vạch liền tuyệt đối không được chèn vạch (không được lấn làn).
- Ở đoạn có vạch vàng song song với lề hoặc là nơi được phép đậu để đón đổ khách ( dành cho taxi hoặc xe khách), xe khác không được đậu ở đây.
- Ở đoạn có kẻ màu vàng zic zắc hình chữ theo hướng vuông góc sát lề : là nơi đón trả khách dành cho xe buýt, tuyệt đối các loại xe khác không được dừng,đỗ ở đây.
- Còn việc cho phép xe ô tô đậu trên lề thì không thấy có trong luật nào ghi cả.
Hì, toàn là trong luật giao thông đường bộ hết cả mà các bác, khi học lái xe đã có rồi mà.
Bài viết của bác rất có nét, e cũg từng trầm trồ, thán phục bác các bài về hạ máy, cân cam 1.6 (xác định điểm chết trên chết dưới gì gì đó). Tuy nhiên, xin phép bác cho em biện hộ tí về bài viết của e, để bác @maisau khỏi lâm cảnh "đẽo cày giữa đường". Em xin nhắc lại là e k đả kích mà viết bài trên tinh thần xây dựng khách quan, biết cái gì nói cái đó (đôi khi "hình như" cũng có!).
Sau đây là phần biện hộ của e (nhưng xếp theo thứ tự ý của bác):
1. Ý 1 của bác: e nói về biển báo cấm dừng cấm đỗ, hiệu lực sau biển báo đã quá rõ, ai cũng biết và e nói là nói cụ thể tên biển báo, còn bác dùng từ biển báo (nói chung): Tác dụng bảng báo tính từ sau bảng: bácdùng từ chưa đúng và do vậy đã bỏ quên trường hợp các biển hiệu lệnh. Em đơn cử biển hiệu lệnh rẽ trái hoặc rẽ phải (301i) nó được cắm ngay đường giao nhau thì buộc bác phải rẽ trước biển báo (vì nó cắm bên kia đường; nơi nào cắm biển bên đây ngã 3 hay ngã 4 là cắm sai). Còn vụ cắm biển báo hết hiệu lực thì nói làm gì, ai cũg biết (trừ khi k thấy; vì theo tâm lý số đông vừa nhìn thấy biển cấm đó, mắt sẽ lăm lăm tìm biển "hết cấm")
2. Ý 2 của bác: Vạch phân làn màu vàng: thường được sử dụng tại khu vực hết dân cư: Hôm nào e mời bác ghé Tp Tân An để chấn chỉnh việc này, đang nội thành, gần dốc cầu mà cứ vàng đôi.
3. Ý 3 của bác: Vạch liền hay vạch đứt khác nhau hoàn toàn. Vạch đứt thì cho phép chèn vạch (lấn làn), vạch liền thì phải tuyệt đối tuân thủ không được chèn vạch (lấn làn):E biết, đa số người biết nhưng ít người tuân thủ.
4. Ý 4 của bác: E biết, đa số người biết nhưng ít người tuân thủ.
5. Ý 5 của bác: Em mới biết???!
6. Ý 6 của bác: Ở đoạn có kẻ màu vàng zic zắc hình chữ theo hướng vuông góc sát lề : là nơi đón trả khách dành cho xe buýt, tuyệt đối các loại xe khác không được dừng,đỗ ở đây. Ai cũng biết, kể cả người ngồi trên xe buýt!
7. Ý 7 của bác: Còn việc cho phép xe ô tô đậu trên lề thì không thấy có trong luật nào ghi cả.Hì, toàn là trong luật giao thông đường bộ hết cả mà các bác, khi học lái xe đã có rồi mà
E xin nói Luật là phải theo Quy chuẩn Quốc gia, đó là điều hiển nhiên. E nói đến phần mở rộng. Có thực tế ở Tp. HCM: có những con đường tư nhân thuê vỉa hè để sử dụng làm bãi giữ xe nhưng vẫn tránh để xe ngay chỗ có vạch vàng.
Theo khoản f, mục G.1, phụ lục G "Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ trên 60 km/h", Quy chuẩn 41: 2012/BGTVT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" quy định:
Vạch đứt khúc vàng: khi vạch theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách hai làn xe chạy ngược chiều, nếu vạch ở trên vỉa hè hoặc ở lề đường, có tác dụng ngăn cấm đỗ xe.
Vạch liền vàng: khi vạch theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách làn xe chạy ngược chiều và không được lấn làn (đè lên vạch). Nếu vạch trên vỉa hè hoặc ở lề đường có tác dụng ngăn cấm xe dừng hoặc đỗ.
Bác tìm hiểu thêm ở đây nhé: http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe...ng-mau-trang-tai-xe-viet-can-nho-3258570.html
Những ý e nêu trên tinh thần xây dựng.
 
  • Like
Reactions: maisau
Hạng B2
19/12/11
357
530
93
mercedesdanang.net
Bài viết của bác rất có nét, e cũg từng trầm trồ, thán phục bác các bài về hạ máy, cân cam 1.6 (xác định điểm chết trên chết dưới gì gì đó). Tuy nhiên, xin phép bác cho em biện hộ tí về bài viết của e, để bác @maisau khỏi lâm cảnh "đẽo cày giữa đường". Em xin nhắc lại là e k đả kích mà viết bài trên tinh thần xây dựng khách quan, biết cái gì nói cái đó (đôi khi "hình như" cũng có!).
Sau đây là phần biện hộ của e (nhưng xếp theo thứ tự ý của bác):
1. Ý 1 của bác: e nói về biển báo cấm dừng cấm đỗ, hiệu lực sau biển báo đã quá rõ, ai cũng biết và e nói là nói cụ thể tên biển báo, còn bác dùng từ biển báo (nói chung): Tác dụng bảng báo tính từ sau bảng: bácdùng từ chưa đúng và do vậy đã bỏ quên trường hợp các biển hiệu lệnh. Em đơn cử biển hiệu lệnh rẽ trái hoặc rẽ phải (301i) nó được cắm ngay đường giao nhau thì buộc bác phải rẽ trước biển báo (vì nó cắm bên kia đường; nơi nào cắm biển bên đây ngã 3 hay ngã 4 là cắm sai). Còn vụ cắm biển báo hết hiệu lực thì nói làm gì, ai cũg biết (trừ khi k thấy; vì theo tâm lý số đông vừa nhìn thấy biển cấm đó, mắt sẽ lăm lăm tìm biển "hết cấm")
2. Ý 2 của bác: Vạch phân làn màu vàng: thường được sử dụng tại khu vực hết dân cư: Hôm nào e mời bác ghé Tp Tân An để chấn chỉnh việc này, đang nội thành, gần dốc cầu mà cứ vàng đôi.
3. Ý 3 của bác: Vạch liền hay vạch đứt khác nhau hoàn toàn. Vạch đứt thì cho phép chèn vạch (lấn làn), vạch liền thì phải tuyệt đối tuân thủ không được chèn vạch (lấn làn):E biết, đa số người biết nhưng ít người tuân thủ.
4. Ý 4 của bác: E biết, đa số người biết nhưng ít người tuân thủ.
5. Ý 5 của bác: Em mới biết???!
6. Ý 6 của bác: Ở đoạn có kẻ màu vàng zic zắc hình chữ theo hướng vuông góc sát lề : là nơi đón trả khách dành cho xe buýt, tuyệt đối các loại xe khác không được dừng,đỗ ở đây. Ai cũng biết, kể cả người ngồi trên xe buýt!
7. Ý 7 của bác: Còn việc cho phép xe ô tô đậu trên lề thì không thấy có trong luật nào ghi cả.Hì, toàn là trong luật giao thông đường bộ hết cả mà các bác, khi học lái xe đã có rồi mà
E xin nói Luật là phải theo Quy chuẩn Quốc gia, đó là điều hiển nhiên. E nói đến phần mở rộng. Có thực tế ở Tp. HCM: có những con đường tư nhân thuê vỉa hè để sử dụng làm bãi giữ xe nhưng vẫn tránh để xe ngay chỗ có vạch vàng.
Theo khoản f, mục G.1, phụ lục G "Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ trên 60 km/h", Quy chuẩn 41: 2012/BGTVT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" quy định:
Vạch đứt khúc vàng: khi vạch theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách hai làn xe chạy ngược chiều, nếu vạch ở trên vỉa hè hoặc ở lề đường, có tác dụng ngăn cấm đỗ xe.
Vạch liền vàng: khi vạch theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách làn xe chạy ngược chiều và không được lấn làn (đè lên vạch). Nếu vạch trên vỉa hè hoặc ở lề đường có tác dụng ngăn cấm xe dừng hoặc đỗ.
Bác tìm hiểu thêm ở đây nhé: http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe...ng-mau-trang-tai-xe-viet-can-nho-3258570.html
Những ý e nêu trên tinh thần xây dựng.
:)
Có gì đâu bác, chỉ là anh em trao đổi cùng nhau để nắm thêm kiến thức thôi mà.
Thế này nhé:
- Ý 1 : là vì đang nói trực tiếp về câu hỏi của bác @maisau đang hỏi về tác dụng của biển báo "cấm dừng, cấm đổ", đâu có nói đến tất cả các biển khác đâu bác ? Cái này anh em đều hiểu mà.
-Ý 2 : Vạch phân làn màu vàng:
- Theo Quy Chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về Báo hiệu Đường bộ (gọi tắt là QCVN_41:2012/BGTVT) thì :
- có 2 hệ thống vạch, một cho đường giao thông có tốc độ trên 60km/h, một còn lại cho đường có tốc độ từ 60km/h trở xuống.
Bao gồm các phụ lục:
  1. Phụ lục G – đường tốc độ > 60km/h: 68 loại vạch, đánh số từ 1 đến 68
  2. Phụ lục H – đường tốc độ <= 60km/h: lại chia thành 2 nhóm nhỏ: - Vạch nằm: 23 loại, số thứ tự từ 1.1 đến 1.23 và Vạch đứng: 7 loại, số thứ tự từ 2.1 đến 2.7
"Với vạch ở tim đường, về cơ bản thì vạch vàng rộng 15cm là phân luồng cho đường > 60km/h, còn vạch trắng rộng 10cm là cho đường < 60km/h
=>Sự khác nhau nằm ở 2 chi tiết: tốc độ của đường, và độ rộng của vạch. Còn lại tác dụng là gần giống như nhau
Mà ở khu dân cư là nơi chỉ giới hạn tốc độ tối đa 50Km/h mà thôi => Như vậy, chẳng phải vạch vàng thường được sử dụng tại khu vực hết dân cư (= ngoài khu dân cư) .
Trong khu dân cư (tốc độ <60km/h) sẽ không có vạch màu vàng nhằm có tác dụng phân làn. Để nhằm mục đích phân làn xe, chỉ có vạch màu trắng thôi.
Còn ngoài khu dân cư (tốc độ >60km/h) thì là chuyện khác rồi.
(theo QCVN_41:2012/BGTVT-Phụ lục G- dành cho các đoạn đường có tốc độ >60km/h)
-Ý 3,4 : Có thể nhiều người biết, nhưng luôn tiện thì chia sẻ luôn mà bác. Bạn nào chưa rõ thì đọc được rồi tuân thủ cũng tốt mà. Cái gì chia sẻ được thì nói thêm cũng không sao.
-
Ý 5 : "- Ở đoạn có vạch vàng song song với lề hoặc là nơi được phép đậu để đón đổ khách ( dành cho taxi hoặc xe khách), xe khác không được đậu ở đây" : Xác định khu vực cấm đậu đỗ xe...được kẻ ở mép đường hay trên hàng vỉa nơi có vỉa hè, vạch liền kết hợp có thể độc lập hoặc kết hợp với biển báo 130 (biển cấm dừng và đổ xe), vạch vàng đứt khúc có thể độc lập hoặc kết hợp với biển báo 131a (cấm đỗ xe) - (Theo QCQG_41_PL-H dành cho đường có tốc độ <60km/h)
-
Ý 6 : Vạch gấp khúc ziczac dạng chữ M ( Vạch số 1.17 ) : nơi dừng phương tiện vận tải hành khách công cộng và nơi tập kết của taxi. Cái này thực tế cũng không phải người nào cũng biết => nói rõ thêm cũng có sao đâu ?
- Ý 7 : Chắc chắn trong QCVN_41 hay bất cứ văn bản nào có điều nào khẳng định cho phép ô tô đậu trên vỉa hè cả. Cũng không có văn bản hay quy chuẩn nào cấm cả.
Tuy nhiên, theo luật giao thông đường bộ, tai điều 19 về việc dừng, đỗ xe có quy định rõ :
" 1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định."

=> Mà hè phố thì là phần giao thông dành cho người đi bộ, thì chắc là trái quy định rồi (ý kiến cá nhân thôi nhé).
Trên thực tế, tùy tình hình từng địa phương có quy định cụ thể chỗ cho phép đậu trên vỉa hè hay không. Vậy khi đến địa phương nào đó, thì ta phải chịu khó tìm hiểu quy định cụ thể tại đại phương đó , nếu không thì sẽ rắc rối . :)

Cũng cần lưu ý : "không phải tất cả vạch kẻ đường (và biển báo giao thông) mà chúng ta nhìn thấy trên đường đều có trong Quy chuẩn 41"
Đó là vì những biển báo, vạch kẻ đường cũ (theo "Điều lệ báo hiệu giao thông đường bộ" trong Tiêu chuẩn22 TCN 237-01) chưa được thay thế. Để tránh lãng phí, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng lộ trình điều chỉnh, thay thế dần những biển không phù hợp trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/2013. Điều đó cho phép, những vạch kẻ đường và biển báo hiệu cũ có thể tồn tại đến hết năm 2017.


Chỉ có vậy thôi bác, tui chỉ nói rõ thêm ý bác đã nêu thôi, đâu có ý định phản biện hay phủ nhận gì bài viết của bác đâu.
Cảm ơn bác đã chia sẻ
 
Chỉnh sửa cuối: