Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
bravia nói:
Sao em không trong VN War quân đội Mỹ họ mang Xe tăng qua để tham chiến nhỉ?

nhiều chứ cụ cứ coi các hình VN war đầy rẫy trên mạng là thấy : thường tank đủ loại của các đơn vị Mỹ đều có sao trắng
Trước đó Mỹ chống lưng Pháp nhưng Tổng thống Mỹ mới lên lúc bấy giờ là D Eisenhower không chịu nên đã rót thẳng cho cụ Diệm không thông qua Pháp nữa ; cụ Diệm thì cần $$$ Mỹ + đồ chơi Mỹ chứ không muốn quân Mỹ có mặt ở VN nên phải "ra đi" (cái này là nghe đồn)
còn tank của lính Úc (đóng ở Núi Đất, nay thuộc tỉnh BRVT) đều là Centurion Anh ngang ngửa M-48, trang bị đại bác 105mm, hổng biết nhập từ Anh hay tự sản xuất theo giấy phép Anh (loại này Do thái cũng xài nhiều vs tanks Ai cập trong "trận chiến 6 ngày" 1967) ; một số M-113 của các đơn vị Úc Núi Đất thì logo con Kangoroo trắng
hiện nay trên mạng đầy rẫy các websites về VN war của các cựu binh Mỹ - Úc - New Zealand : các cụ lính xưa văn phong viết dở ẹc nhưng có nhiều hình tự chụp rất sinh động

còn D.Eisenhower - các cụ Hà nội kiu là "ai xen hao" - chính là Tướng Tư lệnh Mỹ trong chiến dịch đổ bộ Normandy : ngày 06-06-1944 thời tiết không tốt lắm nên các chỉ huy Đồng Minh khác (Canada, Anh ...) đều bác bỏ nhưng D. Eisenhower lập luận : quân Đức cũng nghĩ y như quý vị nên có thể sẽ lơ là thiếu cảnh giác - và mọi sự đã diễn ra như mình thấy ...
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.380
113
Giờ mới bịết M 113 của tập đoàn BAE Anh Quốc
http://www.thanhnien.com....lai-hao-quang-xua.aspx
Nữ hoàng Elizabeth” tìm lại hào quang xưa</h1> 27/01/2013 3:05
Anh đang nỗ lực khẳng định vị thế của một quốc gia hàng đầu trong ngành công nghiệp quốc phòng thế giới.</h2> Thuở trước, giới lãnh đạo xứ sở sương mù từng tự hào rằng “mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh”. Đó là thời kỳ cách đây hàng trăm năm khi London có thuộc địa ở khắp các châu lục và Anh là một cường quốc quân sự. Lúc bấy giờ, nước này nổi tiếng với lực lượng tàu chiến hùng mạnh nhất thế giới. Thời gian trôi qua, vị thế xưa nay không còn, thậm chí Anh hiện tại chỉ sở hữu tàu đổ bộ cỡ lớn có thể mang nhiều máy bay chứ chẳng còn hàng không mẫu hạm nào. Chiếc HMS Illustrious, tàu sân bay gần đây nhất của Anh, xem như đã về hưu. Tuy nhiên, ông lớn châu Âu này chắc chắn không thể ngồi yên. Bằng chứng là London đang đẩy nhanh quá trình hoàn thiện tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, chiếc đầu tiên thuộc lớp Elizabeth. Hàng không mẫu hạm này được cho là lớn thứ nhì, chỉ sau lớp Nimitz của Mỹ, trong số các lớp tàu sân bay hiện có trên thế giới. Vì thế, HMS Queen Elizabeth là bằng chứng cho việc Anh đang nỗ lực tăng cường sức mạnh hải quân từng một thời đình đám. Rộng hơn, đây còn là một phần trong nỗ lực phát triển ngành công nghiệp quốc phòng nước này.

Ấn Độ vừa đặt mua 145 lựu pháo M777 do BAE sản xuất - Ảnh: USMC
Mở rộng thị trường
Đầu tháng 1.2013, tờ The Financial Times dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond khẳng định London đang tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu vũ khí đến các nền kinh tế đang trỗi dậy. Lời khẳng định được ông Hammond đưa ra trong chuyến thăm Indonesia, nước mà Anh đang muốn bán vũ khí. Trước kia, London từng bán máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu cơ hạng nhẹ Hawk, tên lửa đối không Starstreak cùng một số loại vũ khí hạng nhẹ khác cho Jakarta. Sau hơn 10 năm đình trệ, các công ty vũ khí Anh giờ đây không chỉ muốn nối lại quan hệ thương mại từng dở dang mà còn nỗ lực giành hợp đồng nâng cấp hộ tống hạm lớp Fatahillah và các tàu chiến khác của hải quân Indonesia.
Bên cạnh Jakarta, Bangkok cũng đang là khách hàng của London. Cuối năm ngoái, UPI đưa tin Anh vừa thỏa thuận bántên lửa Starstreak cho Thái Lan. Theo giới chuyên gia quân sự quốc tế, Starstreak là một trong những loại tên lửa đối không cơ động hiệu quả nhất thế giới.
Đại gia BAE Systems
Cùng với Thái Lan và Indonesia, một số quốc gia khác tại châu Á cũng đang xúc tiến mua vũ khí của Anh. Giữa năm ngoái, kênh NDTV đưa tin Ấn Độ chi ra 660 triệu USD để mua 145 lựu pháo M777, đang được quân đội Mỹ sử dụng phổ biến. Mặc dù đơn hàng được mua thông qua chính sách đặc biệt từ chính phủ Mỹ nhưng M777 thực chất lại là một sản phẩm của tập đoàn quốc phòng Anh BAE Systems. Đây là tập đoàn lớn thứ 2 của ngành công nghiệp quốc phòng thế giới, cung cấp nhiều loại vũ khí tối tân cho các cường quốc. Hiện tại, M777 nằm trong nhóm vũ khí chủ lực của bộ binh và lính thủy đánh bộ Mỹ, với tầm bắn tối đa có thể đạt 40 km, có tính linh hoạt cao, dễ dàng di chuyển, phù hợp với các địa hình đồi núi. Ấn Độ đặt mua loại lựu pháo này trong khi đang tăng cường sức mạnh cho lực lượng quân sự ở vùng biên giới giáp với Trung Quốc.
10 tập đoàn vũ khí lớn nhất năm 2010

Không chỉ mua lựu pháo do BAE chế tạo, Ấn Độ từng liên tục mua các món khí tài nổi danh khác của tập đoàn này. Theo BBC, BAE hồi năm 2004 đã ký hợp đồng bán 66 máy bay Hawk cho New Delhi. Sau đó, Ấn Độ tiếp tục mua thêm 57 rồi 20 chiếc Hawk vào năm 2010 và 2012. Loại chiến đấu cơ hạng nhẹ này không chỉ phát huy hiệu quả trong huấn luyện mà cả các hoạt động tác chiến thực tế.
Lừng danh xe bọc thép
Bên cạnh các sản phẩm chủ lực như máy bay Hawk hay lựu pháo M777, BAE Systems sản xuất cả nhiều loại khí tài hiện đại khác. Lâu nay, tập đoàn này chuyên cung cấp dòng xe bọc thép M113 trứ danh cho Lầu Năm Góc. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, M113 không chỉ đóng vai trò quan trọng trong bộ binh Mỹ mà còn được sử dụng bởi quân đội của khoảng 50 quốc gia. Quân đội Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 cũng sử dụng loại xe bọc thép này. Ngoài ra, BAE cung cấp dòng xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley cũng đóng vai trò quan trọng đối với bộ binh Mỹ. Không chỉ thế, BAE Systems còn chế tạo xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 cho Anh và xe tác chiến bộ binh CV90 (còn gọi là Stridsfordon 90) cho nhiều nước.
Hiện nay, tập đoàn này đang xúc tiến hàng loạt kế hoạch phát triển khí tài bộ binh khác. Hồi tháng 5.2012, tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin BAE Systems vừa công bố bản mô phỏng của dòng xe chiến đấu mới CV21 được cho là có nhiều ưu điểm và sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều nước. Ngoài ra, ngày 2.1.2013, Quốc hội Mỹ nhận Báo cáo về xe chiến đấu đổ bộ (ACV) và xe chở lính thủy đánh bộ. Theo báo cáo này, Lầu Năm Góc đang triển khai chương trình phát triển xe chuyên dụng chở lính thủy đánh bộ (MPC) mới để phù hợp với chiến lược chuyển hướng trọng tâm về châu Á - Thái Bình Dương. Loại MPC này cho phép chở 9 binh sĩ và có khả năng “bơi đường dài” để vượt biển từ bờ này sang bờ kia. Nó còn được bọc thép cực tốt, đủ sức chống lại các loại vũ khí có sức công phá cao và sở hữu các loại tên lửa tối tân để phối hợp hiệu quả với xe tăng M1A1. BAE Systems đã được chọn là một trong các đối tác để nghiên cứu và phát triển mẫu MPC trên. Bên cạnh đó, BAE Systems lâu nay còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều dự án phát triển chiến đấu cơ, tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay. Ví dụ như các dự án chiến đấu cơ F-35, Eurofighter Typhoon và hàng không mẫu hạm lớp Elizabeth… Vì thế, giới chuyên gia quốc tế nhận định BAE Systems sẽ góp phần quan trọng để Anh phát triển công nghiệp quốc phòng và xuất khẩu vũ khí.
Ngô Minh Trí
>> Lindsay Lohan “chôm” trang sức của Elizabeth Taylor?
 
Hạng D
5/7/07
1.834
3
38
OSCF - bị HS sll
Em ko biết cái tin này có nhãm nhí không chứ em chắc chắn trong buồng động cơ của M113 máy xăng có bảng thông số ghi Chrysler V8 tản nhiệt nước làm ở Detroit.

Không biết trong đây có bác nào thực sự ngồi trên 1 chiếc M113 chiến lợi phẩm đang chạy chưa ? M113 rất nhẹ vì vỏ xe làm từ nhôm hợp kim chứ ko phải thép, 1 vài chỗ trên xe đạn AK xuyên qua dễ dàng. M113 là thiết giáp chở quân có trang bị hỏa lực, đầy đủ biên chế là 1 đại liên Browning .50cal và 2 trung liên .30cal bắn 2 bên, kíp chiến đấu gồm 3 người(theo tài liệu Việt Nam), 1 lái xe, 1 trưởng xe xài máy thông tin và 1 pháo thủ xài cây .50cal, 2 cây .30cal còn lại do bộ binh theo xe bắn. M113 có hộp số bán tự động nên lái rất dễ.

Về khả năng bơi của M113 là hoàn toàn có thể, nhưng cái này ko phải là điểm mạnh như ở PT76 mà chỉ là 1 lợi thế thôi. Thiết kế xe M113 trừ mui xe ra còn lại xung quanh rất kín, nước không lọt vào được nên mới bơi được, trước đầu xe có 1 tấm chắn sóng bằng gỗ, khi xuống nước phải mở ra, tác dụng ko để cho sóng đánh vào lái xe, chỉ bơi được ở vùng nước lặng. Chính thiết kế bánh xích giúp cho M113 di chuyển dc ở dưới nước, em không có hình ở đây nhưng nó giống như là những mái chèo nhỏ khi xuống nước, M113 cũng ko có bánh lái, chuyển hướng ở dưới nước y chang lúc chạy trên đường.

Xe M113 trong biên chế Qk7 hiện nay chủ yếu nằm ở e26, nhưng hình như tác dụng của loại xe này là để cho đủ cho có, ko có khả năng chiến đấu cao, phụ tùng thay thế rất khan hiếm, bugi phải được chùi sạch thường xuyên, chết cái nào là máy đó chết luôn và đặc biệt là một số xe không thể chạy xa được, vì là hàng chiến lợi phẩm, trước khi bỏ lại đối phương đã tháo một vài chi tiết quan trọng ra, làm cho xe khi đi xa nóng máy là tắt máy, giống như ko thể tản nhiệt được, kể cả guốc cao su trên bánh xích ta cũng ko có, nhờ có guốc cao su mà M113 chạy rất nhanh, cái này ta có thể làm được, nhưng chất lượng ko có. Tài liệu về xe ta cũng không có được gì nhiều, đa số là dịch lại từ tài liệu tiếng Anh và tự nghiên cứu. Và một vấn đề quan trọng của M113 hiện nay là đạn 12,7mm .50cal đã sắp hết, một tiểu đoàn xe M113 mà chỉ có ko tới 20 ngàn viên trong kho, toàn bộ số đạn này dc dán niêm phong sau mỗi 3 năm tháo ra lau chùi 1 lần, để dành sẵn sàng chiến đấu. Pháo Thủ M113 chỉ được bắn tập với đạn 7,62mm trên súng M30, đang có kế hoạch thay thế bằng súng DShK 12,7mm với lượng đạn ko bao h hết.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.380
113
em nghĩ súng thì dể mà, dùng súng của Nga Sô
 
Hạng D
5/7/07
1.834
3
38
OSCF - bị HS sll
Nhưng khổ cái ta đã "nghiên cứu" chế ra một tấm bảo vệ vòng quanh pháo thủ chỉ vừa với Browning .50cal thôi bác, đơn vị đã tháo ra đem 12,7mm LX lên thử nhưng ko vừa. Nhờ có tấm chắn này mà pháo thủ mún đứng lên quan sát xung quanh phải "bắt ghế" tại vì cao quá nhìn ko tới.
Trong trận Normandy, tại sao Mẽo không dùng bọc thép lội nước?

Trong trận Normandy, tại sao Mẽo không dùng bọc thép lội nước?

Đặc biệt có 1 vài xe rất hài, tháp súng ko quay được vì bị kẹt nữa
 
Hạng B2
28/1/13
472
0
0
grenade nói:
Lúc đó Mỹ chưa có xe lội nước, chỉ sau này thời VN war, trận Ấp Bắc, Bình Giã mới có M 113 lội nước. Riêng trận Bình Giã, ta bị thiệt hại nặng dù vẫn cho là chiến thắng.Đây là thừa nhận mới nhất của Bác N.T. B. nguyên thứ trưởng BQP trong phim tài liệu về bác ấy chiếu hôm kìa trên HTV 9..Bác ấy nói sau trận này, mình bị chỉ trích là nướng quân

đọc nhiều biết nhiều. thông tin hay.
 
Hạng D
30/1/07
3.021
54
113
48
Xà Ghềnh, Mobil: 0903187496
Alabama nói:
Audi Fan trong Na Geo có nói đến quân Anh đổ bộ thành công vì dùng rulo quay những sợi xích phá mìn.
Bác Tide xem lại phần này, trả lời của bác hơi chủ quan.:D
Nói như vậy là kỹ thuật chiến trường thì mạnh ai lấy làm, không share cho nhau à bác? Thằng nào kinh nghiệm thì sống, thằng nào bống thì chết?
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
đồng minh share nhau hay dấu nhẹm đi đều có cả
mà dù share thì cũng chỉ là kinh nghiệm của chính người truyền đạt ở một số chiến trường nào đó mà họ đã trầy vi tróc vảy thôi
còn thực tế là hàng loạt chiến địa khác nhau thì người đó đâu có biết hết đâu
người học phải tự tìm ra cách tốt nhứt mà áp dụng chứ cứng ngắc trả bài : khác nào bắt thằng Tây ăn mắm ruốc thì ông cố nội Gô-loa nhà nó cũng .... teo huyền tèèèooo ...
24.gif
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.380
113
Nga Sô hồi đó ngoài súng 12.7 còn có đại liên 12.8 nữa.vậy làm sao phân biệt dc đạn 12.7 và 12.8
 
Hạng D
15/10/11
1.270
55
48
SkylineGTR_R34 nói:
Em ko biết cái tin này có nhãm nhí không chứ em chắc chắn trong buồng động cơ của M113 máy xăng có bảng thông số ghi Chrysler V8 tản nhiệt nước làm ở Detroit.

Không biết trong đây có bác nào thực sự ngồi trên 1 chiếc M113 chiến lợi phẩm đang chạy chưa ? M113 rất nhẹ vì vỏ xe làm từ nhôm hợp kim chứ ko phải thép, 1 vài chỗ trên xe đạn AK xuyên qua dễ dàng. M113 là thiết giáp chở quân có trang bị hỏa lực, đầy đủ biên chế là 1 đại liên Browning .50cal và 2 trung liên .30cal bắn 2 bên, kíp chiến đấu gồm 3 người(theo tài liệu Việt Nam), 1 lái xe, 1 trưởng xe xài máy thông tin và 1 pháo thủ xài cây .50cal, 2 cây .30cal còn lại do bộ binh theo xe bắn. M113 có hộp số bán tự động nên lái rất dễ.

Về khả năng bơi của M113 là hoàn toàn có thể, nhưng cái này ko phải là điểm mạnh như ở PT76 mà chỉ là 1 lợi thế thôi. Thiết kế xe M113 trừ mui xe ra còn lại xung quanh rất kín, nước không lọt vào được nên mới bơi được, trước đầu xe có 1 tấm chắn sóng bằng gỗ, khi xuống nước phải mở ra, tác dụng ko để cho sóng đánh vào lái xe, chỉ bơi được ở vùng nước lặng. Chính thiết kế bánh xích giúp cho M113 di chuyển dc ở dưới nước, em không có hình ở đây nhưng nó giống như là những mái chèo nhỏ khi xuống nước, M113 cũng ko có bánh lái, chuyển hướng ở dưới nước y chang lúc chạy trên đường.

Xe M113 trong biên chế Qk7 hiện nay chủ yếu nằm ở e26, nhưng hình như tác dụng của loại xe này là để cho đủ cho có, ko có khả năng chiến đấu cao, phụ tùng thay thế rất khan hiếm, bugi phải được chùi sạch thường xuyên, chết cái nào là máy đó chết luôn và đặc biệt là một số xe không thể chạy xa được, vì là hàng chiến lợi phẩm, trước khi bỏ lại đối phương đã tháo một vài chi tiết quan trọng ra, làm cho xe khi đi xa nóng máy là tắt máy, giống như ko thể tản nhiệt được, kể cả guốc cao su trên bánh xích ta cũng ko có, nhờ có guốc cao su mà M113 chạy rất nhanh, cái này ta có thể làm được, nhưng chất lượng ko có. Tài liệu về xe ta cũng không có được gì nhiều, đa số là dịch lại từ tài liệu tiếng Anh và tự nghiên cứu. Và một vấn đề quan trọng của M113 hiện nay là đạn 12,7mm .50cal đã sắp hết, một tiểu đoàn xe M113 mà chỉ có ko tới 20 ngàn viên trong kho, toàn bộ số đạn này dc dán niêm phong sau mỗi 3 năm tháo ra lau chùi 1 lần, để dành sẵn sàng chiến đấu. Pháo Thủ M113 chỉ được bắn tập với đạn 7,62mm trên súng M30, đang có kế hoạch thay thế bằng súng DShK 12,7mm với lượng đạn ko bao h hết.

Không biết thông tin của bác chính xác đến dường nào, nhưng em thấy:

- trước khi bỏ lại đối phương đã tháo một vài chi tiết quan trọng ra, làm cho xe khi đi xa nóng máy là tắt máy: chi cho mất thời gian vậy, ném cha của lựu đạn vào buồng lái cho nhanh. Trước khi tháo chạy mà còn lui cui tháo này tháo kia.

- Và một vấn đề quan trọng của M113 hiện nay là đạn 12,7mm .50cal đã sắp hết: đạn chứ có phải tên lửa đâu mà không làm được, không mua được. Thị trường thế giới thiếu éo gì.