Hạng D
9/5/09
3.410
16.463
113
Riêng trong team mình nắm, đứa đang performance tốt nhất 2 năm gần nhất học Hutech, mình cũng rất bất ngờ, mấy em còn lại cũng rất tốt chứ ko phải thường. Còn trong 3 trường trên đề cập, cô bé Rmit ổn nhất, tư duy rất nhanh, có chí cầu tiến mạnh dù là con 1 của đại gia miền Tây.

Thực ra theo bản thân em, tác động từ phía trường chiếm 30% kết quả đầu ra, nếu đầu vào là những em tốt thì tạo ra môi trường xung quanh tốt, 70% còn lại là tự thân các bạn trẻ vận động và phát triển.

p/s: hồi xưa em thi BK rớt, học trường tư xong quay lại BK cho vừa lòng ông bà già... con em sau này muốn thi gì thi, em ko ý kiến. Chỉ là cùng nó tư vấn career path rồi nó tự quyết

Hóng hình em gái RMIT
 
Hạng D
23/5/12
1.937
77.855
113
Vậy thì tốt quá! Em giúp thầy Hoàng và trường được thì hay quá! Truyền đạt lại cho sinh viên các kinh nghiệm, trải nghiệm của một người đã từng lăn lộn, nếm mùi trong thực tế thì rất hay cho sinh viên.
Nhớ truyền luôn kinh nghiệm sinh hoạt trong CNL em nhé, hé hé hé!
em nghĩ anh em cựu SV sẵn sàng đóng góp kiến thức, nhưng trường cần liên lạc, gợi ý ạ ;)
Vote.
Đợt em làm với bọn Thụy Điển, có nói chuyện học hành thì hắn nói trường bên đó có tiết mục mời các chuyên gia đang chiến đấu ngoài đời về nói chuyện hoặc dạy 1 course.
Vấn đề là bạch tuộc truyền đạt cái gì, nếu chém gió như ngài Thẩm Dương hay Giản Tư Trung thì tội nghiệp mấy đứa nhỏ lắm.
Nên bắt bạch tuộc, hoặc là luyện giáo trình móc ra mấy bài tập lớn hoặc là đồ án môn học ... tốt nhất là ép bạch tuộc nằm trong team hướng dẫn tốt nghiệp.
 
MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.080
81.949
113
Vấn đề là bạch tuộc truyền đạt cái gì, nếu chém gió như ngài Thẩm Dương hay Giản Tư Trung thì tội nghiệp mấy đứa nhỏ lắm.
Nên bắt bạch tuộc, hoặc là luyện giáo trình móc ra mấy bài tập lớn hoặc là đồ án môn học ... tốt nhất là ép bạch tuộc nằm trong team hướng dẫn tốt nghiệp.
chém gió cũng tốt mà
ko tục như TD thôi
nói chứ mình phải soạn giáo trình cho Khoa duyệt trước chứ
 
Hạng D
23/5/12
1.937
77.855
113
chém gió cũng tốt mà
ko tục như TD thôi
nói chứ mình phải soạn giáo trình cho Khoa duyệt trước chứ
Vậy quá tốt rồi, đừng như mấy tay kiểm toán nhà nước về giảng bài cho mấy sinh viên ngành xây dựng ở một số trường Đại Học.
Tội nghiệp mấy đứa ra trường ... làm không lo làm lo cãi nhau nhem nhẻm như trên tivi, hỏi ai dạy vậy ... thầy ABC ở kiểm toán nhà nước.
 
  • Like
Reactions: btpaul
Hạng C
8/4/11
884
11.656
93
Tóm lại là các anh nào quan tâm VGU thì nên đi xuống xem cơ sở của trường dưới Bình Dương, và đi nói chuyện với nhà trường để biết thêm thông tin. Thông tin mà anh @Balance nói là đúng đó. Nhưng bổ sung 1 ý mà chắc người ngoài không biết là khoảng 1-2 năm trước, VGU bị đề nghị sát nhập vào hệ thống ĐHQG. Các thầy cô bên đó thì không muốn điều này vì bị mất quyền kiểm soát và thay đổi chương trình, không biết bây giờ ra sao.
Chuyện này lâu rồi chứ không phải 1-2 năm trước. Dự án này của anh Nhân đem về và lúc đầu tính đặt tại TPHCM nhưng vì yêu cầu đặt dưới hệ thống ĐHQG mà bên Đức lặn lội qua Bình Dương ...
 
Hạng C
8/4/11
884
11.656
93
Để tôi kể cho mấy anh về thu nhập của mấy người bạn tôi nhé! :D
Người thứ nhất học cùng tôi đại học rồi sau đó sang làm tiến sĩ ở Đức. Sau khi có bằng tiến sĩ thì giảng dạy ở một trường đại học. Tổng thu nhập từ lương giảng viên và tiền đề tài nghiên cứu, ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với các nhà máy mới được cỡ 50-60 ngàn Euro/năm nên sau có cơ hội là nhảy ra ngay một doanh nghiệp bên ngoài với mức lương khoảng 100 ngàn Euro/năm.

Người thứ hai thì học cùng phổ thông với tôi, về sau được giải Nhì toán quốc tế và quyết tâm đi theo Toán học. Sau hơn 20 năm phấn đấu thì giờ cậu ấy là giáo sư Toán tại một trường đại học lớn ở Pháp. Mà chức danh giáo sư ở Pháp là chức danh suốt đời, nghĩa là làm cho đến khi chết. Tổng thu nhập của cậu ấy như thế này:
  • Yêu cầu về giảng dạy của chức danh giáo sư là 180 tiết/năm nên cậu ấy dồn tất cả số tiết này vào trong vòng 3-4 tháng. Hoàn thành khối lượng này thì được nhận mức lương đâu như 3.000 EUR/tháng. Số tiền này dành để trả khoản vay ngân hàng cho một căn hộ 50m ở Paris mà phải mua với giá 300-400.000 Euro gì đó.
  • Sau khi hoàn thành yêu cầu giảng dạy thì cậu ấy ký hợp đồng nghiên cứu (mà cậu ấy gọi đùa là "nghiên cứu dạo") với một số trường đại học ở Hàn Quốc hay Singapore trong vòng 3-4 tháng để nhận được khoản tiền khoảng 20-30.000 euro. Vì cậu ấy là người có tiếng trên thế giới trong một lĩnh vực rất hẹp của mình (tôi không thế nhớ được nó gọi là gì :D) nên kết quả nghiên cứu rất dễ được đăng tải trên những tạp chí có uy tín chuyên ngành nên nhờ thế trường đại học đó cũng được nâng tầm. Như thế hai bên đều có lợi.
Sau khi hoàn thành 2 công việc bắt buộc này để có thu nhập khoảng 60-70.000 Euro/năm thì cậu ấy mới được làm việc mà mình thích. Đó là:
  • Dành ra khoảng 1 tháng vào dịp hè để về Việt Nam tham gia vào công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Toán cao cấp cũng như Viện Toán học. Đây là công việc tình nguyện hàng năm của khá nhiều người từng đạt các giải cao về Toán mà sau này vẫn theo đuổi công việc nghiên cứu.
  • Theo đuổi công việc nghiên cứu trong lĩnh vực mà cậu ấy nói đùa là cả thế giới chỉ chưa đến 10 người làm.
Vầy nên chẳng bao giờ có chuyện giảng viên giàu được nhờ việc giảng dạy đâu! :D
Đúng là lương thấp nhưng dạy cũng ít lắm. Bên Úc giảng viên đại học được tầm 100K AUD/năm nhưng mỗi tuần chỉ phải lên lớp 4-6 tiếng, mỗi năm dạy tầm 26 tuần nhưng không dồn được. Ở những trường xịn thì phải đảm bảo có 2 bài nghiên cứu đăng báo ...
 
Hạng C
9/9/14
924
22.656
93
Để tôi kể cho mấy anh về thu nhập của mấy người bạn tôi nhé! :D
Người thứ nhất học cùng tôi đại học rồi sau đó sang làm tiến sĩ ở Đức. Sau khi có bằng tiến sĩ thì giảng dạy ở một trường đại học. Tổng thu nhập từ lương giảng viên và tiền đề tài nghiên cứu, ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với các nhà máy mới được cỡ 50-60 ngàn Euro/năm nên sau có cơ hội là nhảy ra ngay một doanh nghiệp bên ngoài với mức lương khoảng 100 ngàn Euro/năm.

Người thứ hai thì học cùng phổ thông với tôi, về sau được giải Nhì toán quốc tế và quyết tâm đi theo Toán học. Sau hơn 20 năm phấn đấu thì giờ cậu ấy là giáo sư Toán tại một trường đại học lớn ở Pháp. Mà chức danh giáo sư ở Pháp là chức danh suốt đời, nghĩa là làm cho đến khi chết. Tổng thu nhập của cậu ấy như thế này:
  • Yêu cầu về giảng dạy của chức danh giáo sư là 180 tiết/năm nên cậu ấy dồn tất cả số tiết này vào trong vòng 3-4 tháng. Hoàn thành khối lượng này thì được nhận mức lương đâu như 3.000 EUR/tháng. Số tiền này dành để trả khoản vay ngân hàng cho một căn hộ 50m ở Paris mà phải mua với giá 300-400.000 Euro gì đó.
  • Sau khi hoàn thành yêu cầu giảng dạy thì cậu ấy ký hợp đồng nghiên cứu (mà cậu ấy gọi đùa là "nghiên cứu dạo") với một số trường đại học ở Hàn Quốc hay Singapore trong vòng 3-4 tháng để nhận được khoản tiền khoảng 20-30.000 euro. Vì cậu ấy là người có tiếng trên thế giới trong một lĩnh vực rất hẹp của mình (tôi không thế nhớ được nó gọi là gì :D) nên kết quả nghiên cứu rất dễ được đăng tải trên những tạp chí có uy tín chuyên ngành nên nhờ thế trường đại học đó cũng được nâng tầm. Như thế hai bên đều có lợi.
Sau khi hoàn thành 2 công việc bắt buộc này để có thu nhập khoảng 60-70.000 Euro/năm thì cậu ấy mới được làm việc mà mình thích. Đó là:
  • Dành ra khoảng 1 tháng vào dịp hè để về Việt Nam tham gia vào công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Toán cao cấp cũng như Viện Toán học. Đây là công việc tình nguyện hàng năm của khá nhiều người từng đạt các giải cao về Toán mà sau này vẫn theo đuổi công việc nghiên cứu.
  • Theo đuổi công việc nghiên cứu trong lĩnh vực mà cậu ấy nói đùa là cả thế giới chỉ chưa đến 10 người làm.
Vầy nên chẳng bao giờ có chuyện giảng viên giàu được nhờ việc giảng dạy đâu! :D
Thông tin về người bạn dạy ở Paris mà nhận lương 3000Euro/tháng là sai rồi.

Em làm 14h/tuần, nhưng lương đã là 1300Euro/tháng. Bạn em mới tốt nghiệp Ph.D. mà lương cũng đã 4000Euro/tháng. Cho nên vị trí Prof. cho 1 trường ĐH không thể có chuyện lương 3000Euro được.
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
95.451
113
Thông tin về người bạn dạy ở Paris mà nhận lương 3000Euro/tháng là sai rồi.

Em làm 14h/tuần, nhưng lương đã là 1300Euro/tháng. Bạn em mới tốt nghiệp Ph.D. mà lương cũng đã 4000Euro/tháng. Cho nên vị trí Prof. cho 1 trường ĐH không thể có chuyện lương 3000Euro được.
Mức lương thì tôi không hỏi bạn tôi chính xác mà suy đoán từ việc trong nhà chỉ mình cậu ấy đi làm còn vợ ở nhà và 2 con còn đi học nên chỉ được ngân hàng duyệt vay 300K EUR trong vòng 15 năm để mua nhà. Số tiền vay này căn cứ vào mức lương rồi trừ đi chi phí cho cả gia đình!
Tính theo lãi vay khoảng 4%/năm thì mỗi tháng cậu ấy phải trả khoảng 2.200 EUR. Thế thì lương cũng không quá cao được đâu.
 
Chỉnh sửa cuối: