Nếu so với công chức thì giáo viên đang được well-paid chứ anhGiảng viên đại học ở bất cứ đâu cũng thuộc diện mạt rệp và không sống được nhờ lương đâu anh!
Để tôi kể cho mấy anh về thu nhập của mấy người bạn tôi nhé!
Người thứ nhất học cùng tôi đại học rồi sau đó sang làm tiến sĩ ở Đức. Sau khi có bằng tiến sĩ thì giảng dạy ở một trường đại học. Tổng thu nhập từ lương giảng viên và tiền đề tài nghiên cứu, ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với các nhà máy mới được cỡ 50-60 ngàn Euro/năm nên sau có cơ hội là nhảy ra ngay một doanh nghiệp bên ngoài với mức lương khoảng 100 ngàn Euro/năm.
Người thứ hai thì học cùng phổ thông với tôi, về sau được giải Nhì toán quốc tế và quyết tâm đi theo Toán học. Sau hơn 20 năm phấn đấu thì giờ cậu ấy là giáo sư Toán tại một trường đại học lớn ở Pháp. Mà chức danh giáo sư ở Pháp là chức danh suốt đời, nghĩa là làm cho đến khi chết. Tổng thu nhập của cậu ấy như thế này:
Sau khi hoàn thành 2 công việc bắt buộc này để có thu nhập khoảng 60-70.000 Euro/năm thì cậu ấy mới được làm việc mà mình thích. Đó là:
Vầy nên chẳng bao giờ có chuyện giảng viên giàu được nhờ việc giảng dạy đâu!
Người thứ nhất học cùng tôi đại học rồi sau đó sang làm tiến sĩ ở Đức. Sau khi có bằng tiến sĩ thì giảng dạy ở một trường đại học. Tổng thu nhập từ lương giảng viên và tiền đề tài nghiên cứu, ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với các nhà máy mới được cỡ 50-60 ngàn Euro/năm nên sau có cơ hội là nhảy ra ngay một doanh nghiệp bên ngoài với mức lương khoảng 100 ngàn Euro/năm.
Người thứ hai thì học cùng phổ thông với tôi, về sau được giải Nhì toán quốc tế và quyết tâm đi theo Toán học. Sau hơn 20 năm phấn đấu thì giờ cậu ấy là giáo sư Toán tại một trường đại học lớn ở Pháp. Mà chức danh giáo sư ở Pháp là chức danh suốt đời, nghĩa là làm cho đến khi chết. Tổng thu nhập của cậu ấy như thế này:
- Yêu cầu về giảng dạy của chức danh giáo sư là 180 tiết/năm nên cậu ấy dồn tất cả số tiết này vào trong vòng 3-4 tháng. Hoàn thành khối lượng này thì được nhận mức lương đâu như 3.000 EUR/tháng. Số tiền này dành để trả khoản vay ngân hàng cho một căn hộ 50m ở Paris mà phải mua với giá 300-400.000 Euro gì đó.
- Sau khi hoàn thành yêu cầu giảng dạy thì cậu ấy ký hợp đồng nghiên cứu (mà cậu ấy gọi đùa là "nghiên cứu dạo") với một số trường đại học ở Hàn Quốc hay Singapore trong vòng 3-4 tháng để nhận được khoản tiền khoảng 20-30.000 euro. Vì cậu ấy là người có tiếng trên thế giới trong một lĩnh vực rất hẹp của mình (tôi không thế nhớ được nó gọi là gì ) nên kết quả nghiên cứu rất dễ được đăng tải trên những tạp chí có uy tín chuyên ngành nên nhờ thế trường đại học đó cũng được nâng tầm. Như thế hai bên đều có lợi.
Sau khi hoàn thành 2 công việc bắt buộc này để có thu nhập khoảng 60-70.000 Euro/năm thì cậu ấy mới được làm việc mà mình thích. Đó là:
- Dành ra khoảng 1 tháng vào dịp hè để về Việt Nam tham gia vào công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Toán cao cấp cũng như Viện Toán học. Đây là công việc tình nguyện hàng năm của khá nhiều người từng đạt các giải cao về Toán mà sau này vẫn theo đuổi công việc nghiên cứu.
- Theo đuổi công việc nghiên cứu trong lĩnh vực mà cậu ấy nói đùa là cả thế giới chỉ chưa đến 10 người làm.
Vầy nên chẳng bao giờ có chuyện giảng viên giàu được nhờ việc giảng dạy đâu!
Nếu giỏi thì giáo viên lại là nhóm có thu nhập rất, rất ổn đấy anh.Nếu so với công chức thì giáo viên đang được well-paid chứ anh
Em mới biết. Vậy như nào mới là trường tốt anh? Phải là École Polytechnique hay École Normale Supérieure phải không?Nó phụ thuộc vào từng quốc gia anh ạ!
Ví dụ với thằng Pháp thì University là dạng trường đánh trống, ghi tên, chất lượng chỉ dành cho bà con nào cần bằng đại học.
Các trường công lập VN nếu đã tự chủ tài chính thì tiền lương cũng dần ổn rồi. Mấy anh đừng lo người giỏi mà nghèo. Thời nay chắc không còn nhiều người lẩm cẩm như thế
Một vài thông tin mình biết (thông qua con mình) cho anh chị nào cần tìm hiểu về VGU: (thông tin cơ bản thì xem trên web trường)
- Về đầu vào: VGU tổ chức kỳ thi riêng, chỉ tiêu khoảng 80% lấy từ kỳ thi này, còn lại khoảng 20% là xét kỳ thi quốc gia và các trường hợp khác (thí sinh có giải QG...) năm nay có thêm xét học bạ. Lưu ý: mỗi ngành chỉ tuyển 80 sv qua mọi năm (không biết năm nay có khác không). Các năm trước thường không đủ chỉ tiêu, năm ngoái hình như đủ chỉ tiêu trừ 2 nghành mới mở. Năm nay dự chắc cũng đủ chỉ tiêu do vớt thêm thí sinh kẹt không đi du học được. Bài thi: thì ngày đầu buổi sáng tất cả thi bài thi chung, buổi chiều là bài thi chuyên nghành, ai có chứng chỉ TA đạt chuẩn thì khỏi thi TA vào sáng hôm sau.
Hồi con mình thi thì chẳng chuẩn bị gì tới ngày thi cứ xách viết đi nên điểm không thuộc top (nằm trong 25% trúng tuyển) để được học bổng, sau này nó có hướng dẫn cho con người bạn cách ôn năm ngoái được HB 100%.
Dài quá, em xin hết!
- Ngành học: ngoài năm ngành học có từ trước, năm ngoái mới mở thêm 2 ngành mới là xây dựng và kiến trúc (đang khuyến khích cho HB) chưa biết chất lượng thế nào nhưng cùng hệ thống quản lý thì chắc cũng ổn.
- Học phí: Do trường được tài trợ nên học phí cũng dễ thở và cũng do vậy mà chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm vẫn vậy không tăng. Học phí được xác định năm đầu như thế nào thì sẽ cố định luôn cho các năm sau không đổi để gia đình chủ động tiền học. Con mình năm đầu đóng full học phí đâu khoảng 66tr, ráng học lấy điểm năm hai được HB 50% nên đóng đâu 33tr, khỏe hơn học phổ thông.
- Trong năm học: năm đầu thì học các khái niệm, các môn hỗ trợ cho ngành học và hoàn thiện IELTS tối thiểu 6.0, em nào chuẩn TA rồi thì khỏi học thi IELTS mà học tiếng Đức (chỉ học 1 năm), qua môn tiếng Đức (như con mình nói) thì trình độ tương đương A2. Năm 2 là học vào chuyên ngành chính. Chương trình học thì do các trường liên kết bên Đức, theo thỏa thuận bên VN mình không can thiệp vào, nên học trường này các em sẽ không có dịp học Mác-Lê, KT XHCN, quân sự ... thay vào đó có khoảng 20 CLB hoạt động SV từ các loại môn TDTT, Media, ca nhạc, nhiếp ảnh ... do ban phụ trách SV trường quản lý.
- Kiểm tra thi cử: Chương trình học theo từng môn, cuối chương trình thì thi để qua và học tiếp môn khác. Do có thể không đặt vấn đề thu tiền nên thi lại không phải đóng phí, theo thông tin thì cho thi lại tối đa 3 lần, không qua nổi thì ... đi bụi và trường sẽ loại khỏi hệ thống các trường cùng VGU. Hỏi anh bạn có con vừa tốt nghiệp thì thường năm cuối rơi rụng vài chục %, học làng nhàng thi rớt thì không binh qua được. Theo kinh nghiệm thì năm đầu là năm tụi nhỏ vui chơi nhảy múa (vì có nhiều hoạt động), các năm sau sẽ phải cày sấp mặt.
- Ngành học khó của VGU: là ngành Cơ khí (mịa theo như anh gì nói học làm...thợ mà cũng khó dữ ) con mình nói khóa cơ khí 2015 trở về trước chính thức mới có một em được cấp bằng, anh nào có con học cơ khí VGU thì confirm.
- Trao đổi sinh viên: Mỗi ngành sẽ có một kỳ qua học bên trường liên kết ở Đức, nghành CS thì đi đầu năm 3, các ngành khác thì cuối năm 4, thường có 25 suất xếp theo điểm TB từ trên xuống cho từng khóa. Kinh phí tài trợ toàn bộ, theo kinh nghiệm mấy đứa đi trước tiết kiệm thì chúng đủ tiền đi chơi loanh quanh EU. Đang dịch covid mọi người đang tìm đường về mà con mình đang làm thủ tục đi Frankfurt T9, T10 tới, cha mẹ thì lo mà tụi nhỏ lại quyết tâm đi. Hic
- Sinh hoạt đi lại: Trường có xe đưa rước hàng ngày ở Hồ con rùa. Con mình thì ở lại KTX, sáng thứ 2 thì 6h30 xe đưa lên, chiều thứ 6 chở về, có xe đưa rước giữa KTX và trường. Học ở Bình Dương cũng có cái hay cho tụi nó tự lập, không gian rộng thoải mái, tránh kẹt xe ngập nước hàng ngày nếu học ở SG. Nghe dự kiến sang năm chuyển về campus mới ở khu Mỹ Phước rộng 50ha, không biết kịp không.
Trường này so với BK như thế nào anh, chắc cũng khó so, anh có thể so với bạn bè con anh để mình có yếu tố tham khảo.
Hai trường đấy là đỉnh của đỉnh rồi anh!Em mới biết. Vậy như nào mới là trường tốt anh? Phải là École Polytechnique hay École Normale Supérieure phải không?
Nhóc nhà bạn tôi đang sống ở Pháp, năm nay vào đại học và tôi có hỏi nó về phương thức thi đại học của Pháp thì nó kể rằng:
Hệ thống đại học của Pháp có những trường University thì ai cũng vào được mà không cần thi, học thì kiểu gì cũng ra được trường và ra được trường rồi thì kiểu gì cũng không kiếm được việc tốt!!! Bên cạnh đó thì có những trường muốn vào thì có kết quả học phổ thông rất tốt, sau khi học 1 năm dự bị thì phải thi đỗ thì mới được học chính thức. Học những trường này ra thì gần như chắc chắn sẽ có được việc tốt, lương cao, xã hội trọng vọng.
Giáo viên Toán cấp 2, thu nhập bèo cũng cỡ 100 triệu/tháng mà không phải đóng đồng thuế nào thì theo anh so với doanh nghiệp ra sao?So với công chức thôi anh, không so với DN
Anh so với CEO của tập đoàn 1000 tỷ đi anhGiáo viên Toán cấp 2, thu nhập bèo cũng cỡ 100 triệu/tháng mà không phải đóng đồng thuế nào thì theo anh so với doanh nghiệp ra sao?
Đùa thôi, nếu dạy giỏi và bỏ sức ra dạy thì thu nhập bao nhiêu cũng xứng. Nhưng vẫn còn một số giáo viên đầu năm cho một bài kiểm tra thật khó, học sinh 1-2 điểm và cả lớp đi học thêm