Hạng D
9/5/09
3.410
16.463
113
Giờ computer science thì học đâu tốt nhất mấy anh, về tiêu chí đào tạo nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên ngành thôi. Loại bỏ option du học. Tiếng anh với kỹ năng mềm thì tự học ngoài
  1. Bách khoa
  2. Tự nhiên
  3. VGU
  4. RMIT
  5. FPT
 
Tập Lái
9/10/18
12
289
48
47
Thông tin về người bạn dạy ở Paris mà nhận lương 3000Euro/tháng là sai rồi.

Em làm 14h/tuần, nhưng lương đã là 1300Euro/tháng. Bạn em mới tốt nghiệp Ph.D. mà lương cũng đã 4000Euro/tháng. Cho nên vị trí Prof. cho 1 trường ĐH không thể có chuyện lương 3000Euro được.
Bình thường mà anh. Lương anh 1300 thì còn nguyên 1300. Bạn anh 4000 thì net còn chừng 2600. Bác GS nào 5000 thì còn khoảng 3300. Lương Châu Âu thấp mà Pháp còn thuộc loại thấp trong đó. Chỉ có Nauy lương còn tạm chút
 
Hạng B2
23/8/17
107
1.887
93
Nói tóm lại bây giờ học IT/CS thì BK với KHTN còn đứng đầu bảng không mấy bác? :D
 
Hạng C
9/8/06
601
3.110
93
Hồi đó ở thành phố thì việc đi học sớm cũng phải xét nên phần lớn chỉ đi học sớm 1 năm. Nhưng ở quê thì đơn giản hơn nên có nhiều trường hợp được chấp nhận cho đi học sớm hẳn 2 năm. Tôi có quen 3 người đi học sớm như vậy.
Trường hợp thứ nhất ở vùng quê, gia đình cán bộ, đi làm cả ngày nên không có người trông con. Thế là nhà cho đi học luôn năm 4 tuổi. :D
Trường hợp thứ hai thì khá đặc biệt là một cậu năm 4 tuổi đã biết đọc, làm toán nên được đặc cách cho đi học lớp 1 luôn.
Trường hợp thứ ba thì một ông đi học lớp 1 nhưng suốt ngày quậy phá trong lớp. Giáo viên tìm hiểu thì hóa ra là vì thấy bài dễ quá nên làm xong sớm và quay ra chọc đứa khác. Trường tổ chức kiểm tra trình độ thì thấy trình độ đã tương đương lớp 3 nên cho lên lớp 3 luôn. Ông này sau năm 1987, 1988 gì đó thi Bách Khoa được 28 điểm nên đi được cho đi Liên Xô học.
Các trường hợp này đều vào đại học năm 15 tuổi.
Ối cha mạ ơi, BK 88 mà 28đ thì là siêu nhân, không phải người phàm. Tui thi có 18.5đ
 
Hạng D
23/5/12
1.937
77.855
113
Thời tôi thi Đại học (1987) thì chỉ được thi 1 trường thôi thì phải.
Mỗi trường ĐH s
Được 3 trường, mỗi khối A, B, C 1 trường đó anh. Em thi sau anh 1 năm (1988) nhưng khoá 6x- đầu 7x là vậy.
88 là cải cách rồi... không nhớ rõ là 87 đã cải cách chưa (hình như chưa) thí sinh các nơi tập trung về địa chỉ chính của trường để thi , nhớ láng máng các trường chủ động tuyển sinh chia làm 3 đợt thi (nên đăng ký được 3 trường ĐH), đợt 1 dành cho các trường top, đợt 2 dành cho các trường khá, đợt 3 dành cho các trường bèo nhèo ... nhớ láng máng là có đợt thi cho cao đẳng và trung cấp nữa thì phải. Thời gian này mới có trò chia vùng miền KV để cộng điểm ưu tiên .. như Wuyến là KVO siêu ưu ái, dân KVO cũng gấu nên bị gọi là Ka Vo. Mỗi trường cũng có một số chỉ tiêu đi nước ngoài (láng máng 90 thì dẹp), tên nào điểm cao thì tập trung về một tụ điểm chung cho tất cả các trường để luyện ngoại ngữ.



Chưa cải cách thì tổ chức thi tại các tỉnh thành, mỗi trường ĐH phân bổ chỉ tiêu từng tỉnh thành, nên nghiễm nhiên trên lý thuyết chỉ được đăng ký một trường đại học. Mỗi đợt thi các trường cùng về các địa phương tổ chức thi chung, Sài Gòn cũng không ngoại lệ. Sau khi thi xong thì các trường dựa vào số lượng đăng ký và điểm thi. Nên mới có chuyện tiếu lâm những trường vô nhập học rồi mới đăng ký ngành.. thì ngành cũng được phân bổ chỉ tiêu cho các tỉnh, nên dễ gặp oan ức là điểm cao vọi nhưng không được chọn ngành ưng ý vì có nhiều đứa cùng hộ khẩu giỏi hơn mình cùng thích ngành đó. Nếu xếp @tuando thi kiểu này là chưa cải cách, và đi nước ngoài thì chua chát hơn chưa cải cách vì còn dính lý lịch. Ngoài Bắc không biết ra sao, trong Nam không phải ai cũng được đi thi đại học, lý lịch cũng được xét ưu tiên như KV nói trên.
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
159.238
113
www.phindeli.com
Mỗi trường ĐH s

88 là cải cách rồi... không nhớ rõ là 87 đã cải cách chưa (hình như chưa) thí sinh các nơi tập trung về địa chỉ chính của trường để thi , nhớ láng máng các trường chủ động tuyển sinh chia làm 3 đợt thi (nên đăng ký được 3 trường ĐH), đợt 1 dành cho các trường top, đợt 2 dành cho các trường khá, đợt 3 dành cho các trường bèo nhèo ... nhớ láng máng là có đợt thi cho cao đẳng và trung cấp nữa thì phải. Thời gian này mới có trò chia vùng miền KV để cộng điểm ưu tiên .. như Wuyến là KVO siêu ưu ái, dân KVO cũng gấu nên bị gọi là Ka Vo. Mỗi trường cũng có một số chỉ tiêu đi nước ngoài (láng máng 90 thì dẹp), tên nào điểm cao thì tập trung về một tụ điểm chung cho tất cả các trường để luyện ngoại ngữ.



Chưa cải cách thì tổ chức thi tại các tỉnh thành, mỗi trường ĐH phân bổ chỉ tiêu từng tỉnh thành, nên nghiễm nhiên trên lý thuyết chỉ được đăng ký một trường đại học. Mỗi đợt thi các trường cùng về các địa phương tổ chức thi chung, Sài Gòn cũng không ngoại lệ. Sau khi thi xong thì các trường dựa vào số lượng đăng ký và điểm thi. Nên mới có chuyện tiếu lâm những trường vô nhập học rồi mới đăng ký ngành.. thì ngành cũng được phân bổ chỉ tiêu cho các tỉnh, nên dễ gặp oan ức là điểm cao vọi nhưng không được chọn ngành ưng ý vì có nhiều đứa cùng hộ khẩu giỏi hơn mình cùng thích ngành đó. Nếu xếp @tuando thi kiểu này là chưa cải cách, và đi nước ngoài thì chua chát hơn chưa cải cách vì còn dính lý lịch. Ngoài Bắc không biết ra sao, trong Nam không phải ai cũng được đi thi đại học, lý lịch cũng được xét ưu tiên như KV nói trên.
Thời tôi là chưa cải cách. Xét cộng điểm ưu tiên lý lịch và khu vực rất nhiều cấp độ.

Sau tôi 1 năm, khóa 1988 thì vẫn còn chỉ tiêu đi nước ngoài. 1989 là hết đi nước ngoài rồi (còn nhưng cực kì ít).
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
159.238
113
www.phindeli.com
Về lý lịch xấu:

Đi thi đại học thì không cấm, nhưng có một số trường hợp có giấy báo trúng tuyển đại học rồi mà địa phương không cho cắt hộ khẩu để đi nhập học (hồi đó sinh viên là nhập hộ khẩu vào trường luôn). OS có 1 bạn cùng khóa với tôi trúng trường hợp này ... Anh đó phải cắt hk xuống nhập khẩu Cần Thơ, năm sau thi lại thì cũng được nhập học.
 
Hạng C
25/7/11
836
59.049
93
Anh cũng làm IT có thể nói là có thứ hạng, anh thử đánh giá nhận xét của một người làm IT như thế này có đúng không ? Từng tiếp xúc và làm việc cùng các cựu sinh viên IT của RMIT, em thấy điểm mạnh của họ là tự tin, kỹ năng khá ổn (ngoại ngữ, trình bày, tiếp cận và giải quyết vđ, quản lý gói công việc, ra quyết định, lập kế hoạch, phản biện, kiểm soát rủi ro). Điểm yếu đáng ngại: kiến thức nền tảng khá hổng, tư duy toán học hạn chế, chậm cập nhật tri thức chuyên sâu. Do đó, nếu làm công việc quản trị mạng, tiếp xúc khách hàng, quản lý hồ sơ dự án thì các bạn làm khá, nhưng động đến công việc R&D thì họ lảng ra vì yếu cả về thiết kế giải pháp, thuật toán lẫn lập trình. Khi làm CTO cho một công ty G7, em đã trực tiếp góp phần làm một cậu phải rời đi khi giao việc lập trình. Riêng trong nhóm ngành điện - điện tử, khoa học và kỹ thuật máy tính thì theo em chả đâu ở VN hơn Bách Khoa. Còn cái gọi là "bằng cấp được quốc tế công nhận" thì là khái niệm vũ như cẩn. BK bây giờ cũng đã được kiểm định và xếp hạng bởi cả đống tổ chức quốc tế rồi, con cháu các bác dù đi làm nước ngoài hay du học sau đại học có vướng mắc gì đâu? Ngoài BK ra, em thấy các bạn ĐHQG và BCVT cũng rất khá.
Mình tuyển train khá nhiều dân IT, IoT, hw, fw etc ... nên nói chung khá đa dạng.
Ở tầng fw, hw cách đây 10 năm trở ve trươc đúng là không ai hơn BK: khoa điện điện tử hoặc dân Máy Tính BK. Tuy nhiên càng về sau khoảng cách càng thu hẹp dần: sư phạm kỹ thuật, một số con thiêu thân bên Tổng Hợp, đại học cntt, quốc tế và cả Việt Đức, lẫn cao thắng có nhiều em cũng rất tốt. Ở tầng BK ngược lại có một nhánh kỹ sư tài năng nhưng mình từng dự các buổi bảo vệ tốt nghiệp gần 3 năm liên tiếp của bên Điện Tử và cả IT thì mình đánh giá các bạn mong muốn tiếp tục học thuật nhiều hơn là thiện chí muốn đi làm.
Từ 3 năm gần đây mình chuyển nhiều qua IT tầng cao: devops, fullstack, mobile app dev thì lúc này cuộc sống mới đa dạng. Mình tiếp xúc với rất nhiều đủ mọi trường lớp và rất ít BK, một số ít TH nhưng có cả Mở, Huflit, thậm chí Cao Đẳng Aptech etc ... Tất cả đều rất tốt rất giỏi trưởng thành trong chiến đấu, đều cày như trâu. Xét riêng về IT mình luôn cảm giác học ở đâu chưa bao giờ là chuyện quan trọng, cái luận văn tác phẩm đầu đời mới quan trọng, cái github repository để show work mới quan trọng. Vài trăm sao trên project chính và đóng góp vào chục cái project đình đám là ngon gấp mấy lần trường ABC hay cty XYZ

Và mình chưa có hân hạnh train/pv bạn RMIT IT nào nhưng RMIT Biz xin làm BA và lính nhánh vợ mình thì nhiều vô kể nên ko so sánh được
 
Hạng C
27/1/15
881
3.612
93
51
Lội đống page mệt mỏi nhưng cũng mở mang dc nhiều, cám ơn các AC
 
Hạng D
16/1/13
4.804
86.958
113
Khi có trình, trải đời, và tiền thì nhãn quan có khác .

Tôi khá bế tắc về hướng con học và sống trong 5 năm gần đây . Cuối cùng là đầu hàng .

Đứa lớn tôi hỏi là con muốn sống ra sao con list ra đi để bố tìm các trường cho con chọn . Nó list ra toàn là chơi với hoạt động XH và rồi phán là con sống với bố bu và khi lấy chồng con ra riêng, con thích đi dạy trẻ con .

Thế là ước mơ chãnh nhờ con của tôi lịm tắt . Mong muốn nó vào trường top 50 để ăn nói và chia sẻ về dạy con và giáo dục cho bà con ở VN... tắt đài .

Thế là con học trường làng (và cả nhàn). Học phí & lệ phí phải đóng full (nhưng trường làng và dân địa phương đóng khá ít, chỉ hơn $9K 1 tí cho 1 năm).

Đứa thứ 2 theo cái mòi của chị nó nhưng lại ù lì hơn (máu Việt đa số là vậy, hoặc là công dân hạng 2 thì ít được nâng đỡ). Tôi đang khuyên khéo đừng vào nghề dạy vì không khéo bị cho làm dự bị (substitute teacher) thì bị stuck . Có lẽ theo ép theo hướng ngành nghề ra đi làm hãng .