Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
159.232
113
www.phindeli.com
80k về túi hàng tháng có hơn 4000. Mình cũng vì thuế cao lương thấp mà chả thích làm ở đó. Hiện tại bạn mình lương 95k/năm, một vợ 2 con mà hàng tháng chỉ còn 4700. Tại thấy anh nói lương part-time rồi so full time bảo sẽ cao lắm nên mình nói rõ thêm là có thêm vài bậc trong ngành, tiền lương cũng không thêm bao nhiêu trong khi bậc thuế tăng nhanh hơn nhiều. Ít nhất với 4 nước Châu Âu trong đó mình từng sống, em mình, chị mình, bạn mình đang sống thì mình thấy thế. Hiện tại mình vẫn còn mst bên đó mà.
Chị nói đúng rồi.

Nhưng người nói lương GS bên EU cao là anh @letamlove.
Không phải tôi nói.
 
  • Like
Reactions: Lena2007
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
159.232
113
www.phindeli.com
Mình lại xin đồng ý với bạn @Tấn Dũng !
Những năm đầu 80, chỉ được đi thi 1 trường duy nhất và thi xong không biết có được đi học hay không cho đến khi phường đưa giấy báo nhập học (không biết điểm thi luôn, trừ trường hợp nhờ vả!).
Lý lịch thì chia ra làm 13 nhóm, mình nhớ hoài vì mình nhóm 12 (ông cụ nhà mình là tham mưu trưởng tiểu khu Khánh Hòa) hơn được mấy ku người Hoa, hahaha!
Thi xong thì phường sẽ "xem xét" mà đưa giấy báo nhập học (từ trường Đại học / Cao đẳng đăng ký) hay giấy báo trúng tuyển Nghĩa vụ Quân sự (từ Ban chỉ huy Quân sự Tỉnh).
Ở miền Nam thì vẫn theo hệ 12, nên năm mình vào đại học (1982) thì đã 19 tuổi (có 1 năm kẹt kinh tế mới Đất sét). May mà còn được đi học! ọc ọc ọc!
Thầy nói đúng ạ

Đính chính là đoạn cuối 198x thì có được biết điểm thi và điểm chuẩn công khai rồi, dù đậu hay rớt.

Giấy báo cũng được gửi thẳng cho thí sinh. Nhưng phường phải cho phép cắt hộ khẩu thì mới đi nhập học được.
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
95.420
113
80k về túi hàng tháng có hơn 4000. Mình cũng vì thuế cao lương thấp mà chả thích làm ở đó. Hiện tại bạn mình lương 95k/năm, một vợ 2 con mà hàng tháng chỉ còn 4700. Tại thấy anh nói lương part-time rồi so full time bảo sẽ cao lắm nê mình nói rõ thêm là có thêm vài bậc trong ngành, tiền lương cũng không tbao nhiêu trong khi bậc thuế tăng nhanh hơn nhiều. Ít nhất với 4 nước Châu Âu trong đó mình từng sống, em mình, chị mình, bạn mình đang sống thì mình thấy thế. Hiện tại mình vẫn còn mst bên đó mà.
P/s: À, xin lỗi là trả lời anh letamlove chứ ko phải anh tuando nha anh
Thì cũng giống bạn tôi bên Đức. Trước đây chỉ mình chồng đi làm, vợ ở nhà nuôi con. Giờ cả 2 vợ chồng đi làm, có 2 đầu lương nhưng phải nộp thêm thuế và kết quả là tổng thực nhận lại giảm đi! :D
 
  • Like
Reactions: Lena2007
Hạng C
1/3/07
741
8.105
93
Thầy nói đúng ạ

Đính chính là đoạn cuối 198x thì có được biết điểm thi và điểm chuẩn công khai rồi, dù đậu hay rớt.

Giấy báo cũng được gửi thẳng cho thí sinh. Nhưng phường phải cho phép cắt hộ khẩu thì mới đi nhập học được.
Yeah! Anh Tư Ấn! Mình đồ chừng hồi đầu 80 họ giao cho Phường một cái quyền rất lớn là "được xem xét cho ku tí nào gia đình cư xử có xứng đáng được đi học không" nên họ không muốn cho biết điểm để khỏi cải vã, nói năng linh tinh.
Hồi đó mình phải nhờ cô giáo Tô Thu Th. của khoa Cơ khí (cô là chị của người bạn học trong lớp Tô Đông Ph.) xem giúp điểm thi. Cô có người chồng khá là nổi tiếng mà chắc anh Tư Ấn và các bạn trên này cũng biết - ông Trần Văn Mui, cựu chủ tịch liên đoàn bóng đá TPHCM. Nay thì cô và anh Mui đã sang Mỹ lập nghiệp sau khi bán trường Trung học Bắc Mỹ cho in hình là tập đoàn Nguyễn Hoàng.
 
Hạng D
26/9/12
1.057
70.923
113
Ho Chi Minh City
Các bác nói về thời 198x thấy nhớ quá. Nhớ thời ông anh đầu thi ĐH được 23.5 và đủ điểm đi nước ngoài đầu 198x, thì cả nhà như sống trên mây, sắp đổi đời đến nơi rồi!. Ông anh kế đã mơ đến mifa, favorit, Eska...bà già thì mơ có tủ lạnh Saratov, TV v..v vì nghĩ đơn giản qua đc Đông Âu thì tha hồ mà gửi về ?!. Ông già đang đóng quân ở Mộc Châu được anh em đơn vị suốt ngày chúc mừng, ăn uống, linh đình. Hồi đó đậu ĐH đã khó, còn đỗ đi nước ngoài chắc phải tương đương với trúng học bổng Havard bây giờ. Một thời nghèo khó về vật chất nhưng tinh thần lại không thấy khổ mấy. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của cả nhà.
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
159.232
113
www.phindeli.com
Yeah! Anh Tư Ấn! Mình đồ chừng hồi đầu 80 họ giao cho Phường một cái quyền rất lớn là "được xem xét cho ku tí nào gia đình cư xử có xứng đáng được đi học không" nên họ không muốn cho biết điểm để khỏi cải vã, nói năng linh tinh.
Hồi đó mình phải nhờ cô giáo Tô Thu Th. của khoa Cơ khí (cô là chị của người bạn học trong lớp Tô Đông Ph.) xem giúp điểm thi. Cô có người chồng khá là nổi tiếng mà chắc anh Tư Ấn và các bạn trên này cũng biết - ông Trần Văn Mui, cựu chủ tịch liên đoàn bóng đá TPHCM. Nay thì cô và anh Mui đã sang Mỹ lập nghiệp sau khi bán trường Trung học Bắc Mỹ cho in hình là tập đoàn Nguyễn Hoàng.
Chuyện Phường có quyền lớn như vậy, là do chính sách Lý lịch hà khắc.

Chỉ có địa phương mới nắm rõ lý lịch thí sinh, chứ trường không biết được.
 
  • Like
Reactions: btpaul
Tập Lái
25/12/17
25
1.186
78
Mình lại xin đồng ý với bạn @Tấn Dũng !
Những năm đầu 80, chỉ được đi thi 1 trường duy nhất và thi xong không biết có được đi học hay không cho đến khi phường đưa giấy báo nhập học (không biết điểm thi luôn, trừ trường hợp nhờ vả!).
Lý lịch thì chia ra làm 13 nhóm, mình nhớ hoài vì mình nhóm 12 (ông cụ nhà mình là tham mưu trưởng tiểu khu Khánh Hòa) hơn được mấy ku người Hoa, hahaha!
Thi xong thì phường sẽ "xem xét" mà đưa giấy báo nhập học (từ trường Đại học / Cao đẳng đăng ký) hay giấy báo trúng tuyển Nghĩa vụ Quân sự (từ Ban chỉ huy Quân sự Tỉnh).
Ở miền Nam thì vẫn theo hệ 12, nên năm mình vào đại học (1982) thì đã 19 tuổi (có 1 năm kẹt kinh tế mới Đất sét). May mà còn được đi học! ọc ọc ọc!

Đúng trường hợp của Tui. Tui phải bảo lưu kết quả đến 5 năm để thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau đó mới được đi học tiếp. (5 năm - ngành cơ khí)
 
  • Like
Reactions: btpaul and tam_ciat
Hạng C
9/9/14
924
22.649
93
80k về túi hàng tháng có hơn 4000. Mình cũng vì thuế cao lương thấp mà chả thích làm ở đó. Hiện tại bạn mình lương 95k/năm, một vợ 2 con mà hàng tháng chỉ còn 4700. Tại thấy anh nói lương part-time rồi so full time bảo sẽ cao lắm nê mình nói rõ thêm là có thêm vài bậc trong ngành, tiền lương cũng không tbao nhiêu trong khi bậc thuế tăng nhanh hơn nhiều. Ít nhất với 4 nước Châu Âu trong đó mình từng sống, em mình, chị mình, bạn mình đang sống thì mình thấy thế. Hiện tại mình vẫn còn mst bên đó mà.
P/s: À, xin lỗi là trả lời anh letamlove chứ ko phải anh tuando nha anh
Mình cũng không nói lương 3000 ở bên đó là không hợp lý. Mình nói không hợp lý vì với profile như anh Prof. đó, 3000 là quá thấp. Lấy ví dụ người mới tốt nghiệp Ph.D., vị trí Post Doc mà lương gross 4000, lương gross của Prof. lâu năm và là đầu ngành mà cũng 5000, hóa ra chênh lệch chỉ 1000, trong khi cách biệt giữa Post Doc mới tốt nghiệp và Prof. là lớn cỡ nào?

Cái bảng thống kê lương của giáo sư Toán ở Pháp mà mình post ở trên, lương trung bình cho Prof. có 5-10 năm kinh nghiệm là 81000Euro, chia ra 12 tháng thì cũng 6750Euro gross, lương này tính ra làm sao cũng không ra 3000 net được. Mà đây chỉ là lương trung bình, còn có profile đầu ngành nữa thì đáng lý ra phải cao hơn cái trung bình này mới đúng.

Chỗ mình làm, lương cho Ph.D. student khác, lương Post Doc khác, lương Junior Prof. khác, và lương của Full Prof. khác. Nó khác không chỉ vì bậc lương tăng lên đáng kể ở mỗi chức danh, mà khác do các khoản chi trả thêm mà trường sẽ ưu đãi cho các Prof. Tóm lại thì thế này, với cái profile đầu ngành của anh Prof. đó, lương net mà chỉ 3000 thì có lẽ em hiểu nhầm cái "đầu ngành", hoặc còn thiếu thông tin gì đó.

Các anh có thực tế của các anh, nhưng thực tế cũng phải hợp lý, các anh nghĩ Prof. là cỏ ngoài đường hay sao mà lương net tính ra chỉ ngang với người đi làm 10 năm ở ngoài công ty? Trong khi nội học lên Ph.D. và bò lên được full Prof. thôi thì 10 năm là ít. Lương của họ có thể không cao bằng đám Manager cấp cao, nhưng ít ra cũng phải ngang Manager cấp trung chứ. Lương net mà 3000Euro, đừng nói là Pháp, Manager cấp trung ở VN bây giờ cũng 60-80tr chứ ít đâu.
 
Hạng C
9/9/14
924
22.649
93
Sẵn tranh luận về lương của Prof. thì em nói thực tế em thấy ở các trường nước ngoài cho mọi người nghe. Cái gọi là "lương chết đói" mà các anh hay nói, hoặc cái gọi là "không sống nhờ lương" của vị trí Prof. chẳng qua là nói chơi thôi. Prof. thực thụ người ta vẫn sống nhờ lương, và lương không hề chết đói. Như hệ thống lương của trường em, trường em là trường công, hạng bình bình trên thế giới thôi, thì các Prof. sẽ nhận lương thế này:

1. Lương fix hàng thàng theo thang bảng lương của chức danh theo hệ thống của Trường. Lương cụ thể không biết bao nhiêu, nhưng chắc chắn phải cỡ 5000 gross đổ lên, vì Post Doc cũng 4000 gross rồi.

2. Lương nhận thêm từ các Công Ty, các Quỹ, các Tổ chức, các Viện, hoặc các Trường khác trả thêm. Có các khoản này vì thường các Trường không trả nổi tiền để kéo các Prof. về, nên phải kêu gọi các Công Ty đóng góp, cho nên lương thực sự sẽ gồm 2 khoản là lương của Trường + lương công ty/trường khác. Vì vậy, các Prof. khá giỏi sẽ có rất nhiều chức danh, ví dụ: Professor of innovation and entrepreneurship, and Professor of Deutsche Bank.

3. Lương nhận thêm từ các quỹ nghiên cứu, các dự án nghiên cứu mà họ xin được. Các Prof. sẽ làm nghiên cứu, sẽ nộp hồ sơ xin Fund để làm nghiên cứu. Các Fund này có từ mười mấy ngàn đến mấy triệu Euro. Có lúc thì chuyển vào tài khoản cá nhân, nhưng hầu hết là chuyển vào TK của Trường, các Prof. muốn xài thì các Trường sẽ chi, ví dụ ăn uống, đi lại, thuê người, nhưng không được quyền lấy để trả lương cho Prof., .... Chỉ là đáng cuối năm, sẽ tổng kết lại và trích ra 1 phần thưởng cho các Prof., cái này là thỏa thuận và luật giữa các trường và Prof. Hoặc là đến lúc kết thúc dự án, dư lại bao nhiêu thì Trường và Prof. chia nhau, hoặc là lại để dành cho các năm sau.

4. Lương nhận thêm từ sự hỗ trợ tự nguyện của các tỉ phú, các cá nhân, công ty .... Những cá thể này sẽ tìm và tự chi trả cho Prof., không liên quan gì đến các Trường. Có thể lương sẽ chuyển cho Trường, rồi Trường trả cho Prof., hoặc chuyển trực tiếp.

5. Lương khi đi thỉnh giảng, đi dạy thêm cho các tổ chức, công ty khi Trường được các công ty đề nghị mở lớp. Công ty trả vào tài khoản của Trường, trường sẽ trả cho Prof. theo tỉ lệ nào đó.

6. Lương khi các Prof. tìm được mối riêng để giảng thêm, hoặc tư vấn thêm, nhưng về nguyên tắc là đều phải xin phép với các Trường để đảm bảo là không ảnh hưởng công việc ở Trường, hoặc giảng thêm vào những tháng nghỉ hè chẳng hạn.

Nhìn qua 6 khoản thu nhập chính trên, tất cả đều có được từ năng lực và uy tín nghiên cứu của các Prof. Tức là nếu các Prof. không giỏi, thì sẽ chỉ nhận được khoản 1, còn các khoản khác là không có. Do đó, nói các Prof. nước ngoài "không sống bằng lương", hoặc "phải kiếm thêm ở ngoài" là không đúng, vì thực ra là họ vẫn kiếm bằng nghề nghiệp chính của họ, đó là nghiên cứu. Prof. giỏi hay dở là dựa vào nghiên cứu khoa học và số bài báo.

So sánh với Prof. hoặc Tiến Sĩ Việt Nam, thì mọi người hay nói ở VN phải kiếm thêm, không toàn tâm làm nghiên cứu và giảng dạy, vì lương cho GS và TS của VN thấp. Cái này là ngụy biện, vì thu nhập của TS và GS của VN có những khoản sau đây, và cũng không thấp:

1. Lương fix do các trường trả.

2. Lương từ việc giảng dạy chương trình chất lượng cao, tiên tiến, các lớp Th.S. các lớp T.S, các lớp ban đêm, ...., hướng dẫn luận án. Ví dụ như một Ph.D. nước ngoài, đứng lớp giảng tiếng Anh ở Trường em, thì cứ 1 lớp là hơn 1000USD cho 8 buổi.

3. Lương đi dạy thêm ở các trường ngoài.

4. Lương làm nghiên cứu khi ký các dự án nghiên cứu với Nhà Nước, công ty, tổ chức quốc tế, .... Như đã nói ở trên, khác với nước ngoài, là ở VN thì các giảng viên có thể ký trực tiếp với các tổ chức, các tổ chức chuyển tiền cho họ, cho nên dư bao nhiêu là họ hưởng, các trường không quản lý.

5. Lương làm hướng dẫn, đi phản biện, ngồi hội đồng, ... Mấy cái này thì với các Prof. nước ngoài sẽ không có vì đây là nghĩa vụ của họ.

Sơ sơ 5 loại thu nhập trên, nếu làm nghiên cứu được, công bố được trên các tạp chí quốc tế, thì phần thu về không ít. Hồi em còn ở VN, trong 1 năm mà nhóm em làm 3 đề tài, mỗi đề tài được tài trợ 15.000Euro, khoảng 350tr, nhưng chi phí thực tế chỉ hết tầm 150tr, mà đó là rộng tay. Tính ra năm đó nhóm 2 người mà kiếm hơn 600tr, mà lúc đó chưa có Ph.D., chưa có hàm GS, cũng chưa đi dạy thêm gì.
 
Hạng C
13/2/09
549
39.830
93
Mình lại xin đồng ý với bạn @Tấn Dũng !
Những năm đầu 80, chỉ được đi thi 1 trường duy nhất và thi xong không biết có được đi học hay không cho đến khi phường đưa giấy báo nhập học (không biết điểm thi luôn, trừ trường hợp nhờ vả!).
Lý lịch thì chia ra làm 13 nhóm, mình nhớ hoài vì mình nhóm 12 (ông cụ nhà mình là tham mưu trưởng tiểu khu Khánh Hòa) hơn được mấy ku người Hoa, hahaha!
Thi xong thì phường sẽ "xem xét" mà đưa giấy báo nhập học (từ trường Đại học / Cao đẳng đăng ký) hay giấy báo trúng tuyển Nghĩa vụ Quân sự (từ Ban chỉ huy Quân sự Tỉnh).
Ở miền Nam thì vẫn theo hệ 12, nên năm mình vào đại học (1982) thì đã 19 tuổi (có 1 năm kẹt kinh tế mới Đất sét). May mà còn được đi học! ọc ọc ọc!
Hồi đấy ko phải phường xem xét thầy ơi. Mỗi tỉnh sẽ có 1 cái ban tuyển sinh (lâu quá ko nhớ chính xác tên, nhưng ông già thằng bạn học làm trưởng cái ban này nên nhớ :)) ban này sẽ xem xét lý lịch sau khi có kết quả chấm điểm từ các trường ĐH gửi về, sau đó sàng lọc theo lý lịch để ra quyết định có thí sinh đó có được đi học hay ko, vì thế từ những năm 89 trở về trước các thí sinh dự thi đại học đều phải viết hồ sơ lý lịch kèm theo được phường xã xác nhận trước khi đi thi, từ năm 90 trở đi mới bỏ và khi nào đậu mới làm hồ sơ.