Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

BÁc này làm 1 bài cũng khá chi tiết, nhưng có phần hơi bạo động:
qthanhkhoa nói:
Làm sao để tẩy chay hàng trung quốc ?

Các bạn nghe là tẩy chay hàng trung quốc nhưng không biết phải làm sao ?

Tẩy chay hàng trung quốc là một biện pháp pháp bất khả thi , tại vì hàng trung quốc tràn ngập việt nam nó len lỏi trong cuộc sống của chúng ta nên chúng ta không thể nào tẩy chay nó được mà để tẩy chay nó thì phải làm theo thứ tự và lần lượt .

Bước đầu tiên của chúng ta : trong tư tưởng của bạn phải xuất hiện một tư tưởng thù hằn trung quốc , sao đó mình phải tự nhủ là mình phải loại bỏ hàng trung quốc ra khỏi cuộc sống bằng cách giảm từ từ những món hàng trung quốc lúc đầu có thể là giảm một món rồi sao đó là tất cả , cái gì làm thì cũng phải từ từ .

Một mình bạn chả là cái gì nhưng cả nước đồng lòng thì đó là một con số khổng lồ .

Bước thứ hai : Bắt đầu từ trong gia đình của bạn là vận động cả nhà không dùng hàng trung quốc và nói rõ lí do mình không dùng hàng trung quốc , sau đó cũng giảm từ từ bắt đầu quay ra xài hàng của nước khác .

Bước thứ ba vận động người thân và hàng xóm : Mình cũng nói rõ lí do vì sao mình không dùng hàng trung quốc sao đó khuyên họ giảm đồ trung quốc và quay sang dùng hàng của nước khác .
Nói chung là sao đó vận động động cả khu vực rồi lên tới nhiều khu vực rộng lớn hơn nữa , tất cả đồng lòng là chúng ta sẽ đạt được mục tiêu .

Bước thứ tư vận động người mua bán nhỏ lẻ : Vận động người mua bán nhỏ lẻ không nên bán đồ trung quốc nữa và nói rõ lí do mình không dùng hàng trung quốc , sau đó nói với người bán đồ là mình sẽ không mua đồ trung quốc nữa nên đừng có bán nữa .

Bước thứ năm vận động doanh nghiệp : Vận động doanh nghiệp không nhập hàng trung quốc nữa và không mua bán với người trung quốc nữa và niếu có mua bán với người trung quốc thì không nhận mua những gì có xuất xứ từ trung quốc .

Bước thứ sáu vận động nhà nước không hợp tác với trung quốc về kinh tế : Vận động để đánh thuế thật nặng hàng hóa có xuất xứ từ trung quốc , chỉ đánh thuế thật nặng thì sẽ chẳng có ai nhập hàng hóa trung quốc về nữa , xây dựng một bộ luật thật nặng đó với tội buôn lậu và tàng trữ hàng trung quốc .

Để thực hiện được phong trào không sử dụng hàng trung quốc thì phải sử dụng câu này " Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền " Mọi người dân mà điều thực hiện và đồng lòng thì chẳng bao lâu trên đất nước việt nam sẽ sạch bóng trung quốc .

Hãy đồng lòng tiêu diệt bọn trung quốc " Hãy chứng tỏ mình là một người việt nam yêu nước " , tuy là nhỏ nhặt nhưng niếu kiên trì chúng ta sẽ chiến thắng trên mật trận kinh tế .

Yêu nước không phải từ lời nói mà từ hành động .
Yêu nước không sai mà hành động của chúng ta chưa đúng thôi hãy hành động đúng .
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

trong lúc chờ đợi, hãy ngâm cứu bài này:

Vì sao hàng Việt 'đấu' không lại hàng Trung Quốc?
Cập nhật lúc :10:52 AM, 29/07/2009

“Hàng Trung Quốc đang đổ vào thị trường Việt Nam với quy mô lớn chưa từng thấy, cạnh tranh gay gắt với hàng nội”, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Kinh tế Việt Nam, nhận định tại hội thảo “Để hàng Việt Nam thay thế hàng Trung Quốc trên thị trường nội địa” tổ chức hôm qua tại TP HCM.
Hàng Trung Quốc không chỉ xuất hiện rất nhiều ở Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai… mà còn “tung hoành” tại thị trường TP HCM. Trong 6 tháng đầu năm, hàng Trung Quốc chiếm 70% tổng số vụ nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng mà các cơ quan chức năng đã kiểm tra và xử lý.

Bất lực với hàng giá rẻ?

Ông Thiên cho rằng, hiện nay, hàng Trung Quốc mà người tiêu dùng, doanh nghiệp đang bức xúc đa số là hàng nhập lậu tiểu ngạch, do các “hộ gia đình” Trung Quốc sản xuất chứ không phải hàng do các doanh nghiệp uy tín làm ra. “Chúng ta đang chiến đấu quyết liệt với hàng độc hại, hàng kém chất lượng. Thế nhưng, vừa qua, tôi trao đổi với một quan chức quản lý thị trường thì họ nói rằng hàng Trung Quốc ở Việt Nam nhiều đến mức không chống được, nếu bắt hôm trước, hôm sau lại tràn ngập”, ông Thiên nói.


Trong khi đó, không ít doanh nghiệp Việt Nam vì lợi nhuận đã chủ động nhập những mặt hàng kém chất lượng về bán dù biết hàng “có vấn đề”. Cơ chế kiểm soát hàng nhập khẩu bị thả lỏng, nhiều khi thờ ơ, vô nguyên tắc cũng là nguyên nhân hàng giá rẻ, kém chất lượng có mặt khắp nơi. Thực tế cho thấy, hàng Việt Nam có thể cạnh tranh ngang ngửa với hàng chất lượng tốt, có uy tín nhưng lại không cạnh tranh nổi với hàng nhập lậu “giá rẻ”.

kt,-hang-TQ.jpg

Thương nhân Trung Quốc nhanh nhạy tận dụng mọi cơ hội để làm ăn. Ảnh: Q.H.

Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính khiến hàng Trung Quốc có thể “ăn sâu, bám rễ” ở thị trường Việt Nam do các thương nhân Trung Quốc nhanh nhạy nắm bắt các chính sách của Việt Nam để vận dụng vào trong kinh doanh.

“Khi Chính phủ Việt Nam đưa ra Luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì doanh nghiệp Trung Quốc đã sản xuất hàng loạt mũ để đưa vào Việt Nam với giá rất rẻ. Vì vậy, thị trường mũ bảo hiểm với giá trị 4 - 5 triệu USD mỗi năm đã bị doanh nghiệp Trung Quốc chiếm gần hết thị phần. Chính sách cấm xe ba gác tự chế cũng đã được các doanh nghiệp Trung Quốc “tận dụng” để sản xuất hàng loạt xe thay thế rồi bán sang Việt Nam. Những chính sách trong nước đã được các doanh nghiệp Trung Quốc tận dụng tối đa, trong khi doanh nghiệp trong nước lại bỏ mất thời cơ do thiếu nhanh nhạy”, ông Thiên dẫn chứng.

Đa số các doanh nghiệp đều nhận định, càng về cuối năm hàng nhập lậu từ Trung Quốc càng tăng, nhất là khi nước này đang thực hiện kích cầu nội địa và gia tăng bảo hộ. Thay vì cho người dân ở vùng biên giới qua Trung Quốc mua hàng tối đa 3.000 nhân dân tệ mỗi ngày, thì hiện nay Trung Quốc đã nâng lên 8.000 nhân dân tệ. Điều này có thể khuyến khích người dân ở biên giới đi buôn lậu.

“Đem chuông đánh xứ người”

Đẩy mạnh thương mại vùng biên giới đang là chính sách của Trung Quốc, với việc giảm thuế, trao quyền cho các địa phương vùng biên được quyết định các ưu đãi về thuế, chính sách xuất khẩu qua biên giới... “Họ khuyến khích doanh nghiệp địa phương, nhất là doanh nghiệp cấp xã sản xuất hàng bán ra bên ngoài bằng cách càng về cấp dưới thuế càng rẻ, có khi bằng 0%”, ông Thiên cho biết. Tuy vậy, theo các chuyên gia và doanh nghiệp, thị trường Trung Quốc với hơn một tỷ dân là mảnh đất màu mỡ, luôn “khát hàng”. Trong đó, ở một số mặt hàng then chốt, Trung Quốc cũng là thị trường trọng điểm của Việt Nam như rau quả, thủy sản, cao su, đồ gỗ, than đá…

Với kinh nghiệm nhiều năm làm ăn tại thị trường Trung Quốc, ông Đỗ Long, Tổng giám đốc Công ty Bitas (TP HCM), chia sẻ: “Trong điều kiện hàng Trung Quốc lấn sang Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể xuất hàng sang nước bạn. Đặc biệt, nếu sản phẩm nào có thể làm ở Trung Quốc rồi bán tại luôn ở thị trường này, sẽ lợi hơn”.

Theo ông Long, muốn trụ được ở thị trường Trung Quốc, phải kiên trì, xây dựng thương hiệu uy tín, khi đã có thương hiệu thì việc bán buôn tại đây khá dễ dàng. Công ty Bitas, sau một thời gian dài chỉ hoạt động ở vùng biên giới, hàng của họ hiện có mặt tại 12 tỉnh thành Trung Quốc. “Mặt khác, để hàng hóa Trung Quốc không thể “làm mưa làm gió” trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp phải biết liên kết với nhau”, ông Long “mách nước”.

Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước trong 6 tháng đầu năm đạt 8,57 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu đạt 6,45 tỷ USD và Việt Nam xuất khẩu đạt 2,12 tỷ USD. Nhập siêu nhiều từ Trung Quốc bắt đầu tăng từ năm 2007, điều này có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Đình Sơn - Kim Toàn



Nguồn: http://baodatviet.vn/Home...oc/20097/51694.datviet
 
Tập Lái
20/7/11
45
0
0
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

Góp ý thêm với bác chủ vài điều:
- Bác lưu ý đến TÍNH KHẢ THI vì nếu không có điều này thì mọi thứ bác làm chỉ như dã tràng xe cát.
- Có kế hoạch và định hướng rõ ràng, có những giai đoạn cụ thể về thời gian và kết quả để có thể đánh giá được.
- Đụng đến việc này là đụng đến nồi cơm của rất rất nhiều gia đình, cá nhân nên bác phải đặc biệt lưu ý họ sẽ sống bằng gì?
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

Xù mốc nói:
Góp ý thêm với bác chủ vài điều:
- Bác lưu ý đến TÍNH KHẢ THI vì nếu không có điều này thì mọi thứ bác làm chỉ như dã tràng xe cát.
- Có kế hoạch và định hướng rõ ràng, có những giai đoạn cụ thể về thời gian và kết quả để có thể đánh giá được.
- Đụng đến việc này là đụng đến nồi cơm của rất rất nhiều gia đình, cá nhân nên bác phải đặc biệt lưu ý họ sẽ sống bằng gì?
Thanks bác, để e cố gắng tích phân thêm trong report...

Thêm 1 bài khá chi tiết để tham khảo:
http://anhsangmoi2015.org.aivo/TaiLieu/TayChay.htm
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
20/7/11
45
0
0
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

dawmgoodman nói:
“Khi Chính phủ Việt Nam đưa ra Luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì doanh nghiệp Trung Quốc đã sản xuất hàng loạt mũ để đưa vào Việt Nam với giá rất rẻ. Vì vậy, thị trường mũ bảo hiểm với giá trị 4 - 5 triệu USD mỗi năm đã bị doanh nghiệp Trung Quốc chiếm gần hết thị phần. Chính sách cấm xe ba gác tự chế cũng đã được các doanh nghiệp Trung Quốc “tận dụng” để sản xuất hàng loạt xe thay thế rồi bán sang Việt Nam. Những chính sách trong nước đã được các doanh nghiệp Trung Quốc tận dụng tối đa, trong khi doanh nghiệp trong nước lại bỏ mất thời cơ do thiếu nhanh nhạy”, ông Thiên dẫn chứng.


Em nghĩ đoạn này nên xem lại có đúng là như thế không?
TQ nhanh tay chiếm hết thị phần hay là TQ do muốn nhập hàng vào VN nên tạo sức ép buộc VN phải ra luật bắt buộc đội MBH, buộc phải cấm xe ba gác?
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

Xù mốc nói:
dawmgoodman nói:
“Khi Chính phủ Việt Nam đưa ra Luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì doanh nghiệp Trung Quốc đã sản xuất hàng loạt mũ để đưa vào Việt Nam với giá rất rẻ. Vì vậy, thị trường mũ bảo hiểm với giá trị 4 - 5 triệu USD mỗi năm đã bị doanh nghiệp Trung Quốc chiếm gần hết thị phần. Chính sách cấm xe ba gác tự chế cũng đã được các doanh nghiệp Trung Quốc “tận dụng” để sản xuất hàng loạt xe thay thế rồi bán sang Việt Nam. Những chính sách trong nước đã được các doanh nghiệp Trung Quốc tận dụng tối đa, trong khi doanh nghiệp trong nước lại bỏ mất thời cơ do thiếu nhanh nhạy”, ông Thiên dẫn chứng.


Em nghĩ đoạn này nên xem lại có đúng là như thế không?
TQ nhanh tay chiếm hết thị phần hay là TQ do muốn nhập hàng vào VN nên tạo sức ép buộc VN phải ra luật bắt buộc đội MBH, buộc phải cấm xe ba gác?
kakaka, bác hỏi khó những người ra quyết định chứ k phải em rồi...:D
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

Em post tiếp 1 nghiên cứu cho ngành may mặc, thay cho ý kiến của một số bác bằng 1 nghiên cứu khách quan cho chúng ta hén:

Nguồn: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

"ẢNH HƯỞNG CỦA XUẤT XỨ QUỐC GIA ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA GIỚI TRẺ ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC TRUNG QUỐC"

Tác giả:
Bùi Thanh Huân
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Nguyễn Hoàng Trân
Cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT


Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đang đối mặt với sự xâm nhập mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc. Nghiên cứu này được tiến hành qua điều tra giới trẻ về các tiêu chuẩn đánh giá hàng may mặc, ảnh hưởng của xuất xứ quốc gia đến thái độ và sự lựa chọn của họ đối với hàng may mặc Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy xuất xứ quốc gia của hàng may mặc Trung Quốc hầu như không ảnh hưởng đến quyết định mua hiện tại của giới trẻ nhưng lại có ảnh hưởng đến hành vi tương lai của họ. Giới trẻ mua hàng may mặc khi chúng thỏa mãn được những tiêu chuẩn lựa chọn của mình. Nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường nội địa cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

1. Đặt vấn đề
Từ nhiều năm qua, ngành may mặc Việt Nam không ngừng phát triển và đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, hàng may mặc Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp may mặc gặp không ít khó khăn.

Ngoài ra, thời trang trong nước phải đối mặt với sự xuất hiện của các thương hiệu thời trang ngoại nhập do việc mở cửa thị trường bán lẻ theo lộ trình cam kết của Việt Nam trong WTO.

Theo điều tra của Vinatex, năm 2009 tiêu dùng thời trang trong nước đạt khoảng 5 tỉ đô la Mỹ và doanh thu hàng dệt may nội điạ năm 2010 có thể đạt 5,5 đến 6 tỉ đô la Mỹ. Với hơn 80 triệu dân, 60% dân số trẻ và 4 triệu khách du lịch mỗi năm, tốc độ tăng trưởng thị trường hàng năm khoảng từ 15 đến 18% nên Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc. Những khó khăn trong xuất khẩu là cơ hội tốt để nhiều doanh nghiệp may mặc nhìn nhận nghiêm túc thị trường nội địa.

Việt Nam đứng trong top 10 nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới nhưng lại chưa chiếm được ưu thế trên thị trường nội địa. Cho đến nay chỉ khoảng 1/3 hàng dệt may Việt Nam được tiêu thụ trong nước.

Theo số liệu của Vinatex, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ chiếm được khoảng 30% thị phần, hàng ngoại nhập chiếm 30% thị phần, trong đó khoảng 20% là hàng dệt may từ Trung Quốc, 40% thị phần còn lại nằm trong tay các nhà may tư nhân nhỏ lẻ trong cả nước, nhất là ở vùng nông thôn. Sau nhiều năm quá chú trọng đến xuất khẩu, bỏ qua thị trường nội địa, giờ đây nhiệm vụ chiếm lĩnh thị trường nội địa của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam quả thật không đơn giản.

Cuộc đổ bộ của các nhãn hiệu thời trang thế giới vào Việt Nam trong thời gian gần đây xuất phát từ những đòi hỏi thực tế của thị trường. Tuy nhiên, hàng hiệu vẫn còn là thứ xa xỉ với phần lớn người Việt Nam. Vì vậy, sự có mặt của hàng hiệu “cấp 2” được sản xuất phần lớn ở Trung Quốc như Mango, Bossini, Giordano… đã đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Hàng Trung Quốc đang chiếm giữ thị phần tại các chợ, hệ thống cửa hàng thời trang, các siêu thị. Đây là những kênh thu hút phần lớn người tiêu dùng. Hàng Trung Quốc có mẫu mã đa dạng mà giá lại thấp nên rất dễ tiêu thụ.

Mặc dù các doanh nghiệp may mặc trong nước đã nỗ lực rất nhiều để xây dựng hình ảnh trên thị trường nhưng nhìn chung vẫn chưa tạo sức bật cho thương hiệu của mình. Các doanh nghiệp cần có giải pháp toàn diện cho sự phát triển thị trường nội địa, làm nền tảng cho quá trình phát triển kinh doanh của mình. Thị trường trong nước được tạo dựng vững chắc thì mới tạo bàn đạp cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, muốn có một giải pháp đúng đắn thì cần thiết phải xác định lại những yếu tố tiềm năng, thế mạnh của ngành may mặc Việt Nam đồng thời cần phải có những nghiên cứu rất bài bản về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Mặt khác, không thể không xét đến nhân tố Trung Quốc đối với chiến lược phát triển thị trường nội địa.

Kết quả thăm dò tiêu dùng các sản phẩm dệt may do Vinatex cùng Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp vào tháng 10/2008 cho thấy độ tuổi từ 20 đến 25 mua quần áo nhiều nhất, chiếm 46,4%. Giới trẻ là những khách hàng tiềm năng của ngành may mặc Việt Nam. Họ là những người năng động, luôn thích những điều mới lạ và nhu cầu hàng may mặc trong độ tuổi này rất đa dạng và phong phú, vì vậy cách nhìn nhận của họ đối với các sản phẩm may mặc có thể được xem là tốt hơn so với những phân khúc thị trường khác. Khi các doanh nghiệp ngõ thị trường trong nước, có khả năng dẫn đến hậu quả lâu dài khi mà người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ có khuynh hướng sử dụng các sản phẩm may mặc nhập khẩu với mức giá và kiểu dáng phù hợp với họ, và sẽ dần quên đi hình ảnh sản phẩm may mặc trong nước.

Như vậy, nghiên cứu thái độ của giới trẻ về hàng may mặc Trung Quốc cho phép làm rõ biểu hiện thái độ và quan niệm của họ đối với loại hàng này. Từ đó có thể so sánh hàng may mặc Trung Quốc với hàng Việt Nam, xác định tác động của xuất xứ quốc gia đến cảm nhận và xu hướng hành vi của giới trẻ đối với hàng may mặc Trung Quốc. Đây chính là cơ sở đề xuất các kiến nghị nhằm khắc phục những điểm yếu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, đối phó với hàng Trung Quốc trên thị trường nội địa.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

2. Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu


Xuất xứ quốc gia chỉ quốc gia, vùng, lãnh thổ nơi sản phẩm được tạo ra. Xuất xứ quốc gia mang nhiều ý nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế và giao lưu thương mại toàn cầu. Xuất xứ quốc gia của sản phẩm và những ảnh hưởng của của nó đến hành vi người tiêu dùng được các nhà nghiên cứu và giới kinh doanh quốc tế quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau trong nhiều năm qua. Xuất xứ quốc gia thường được truyền đạt đến người tiêu dùng bằng các cụm từ như “Made in”, “the pride of”, “product of”, “proudly crafted in”…


Xuất xứ quốc gia ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về các thuộc tính của sản phẩm và hành vi của họ. Các nhà nghiên cứu cho rằng người tiêu dùng sử dụng xuất xứ quốc gia của một sản phẩm để bù vào thông tin mà họ bị thiếu về sản phẩm đó và có thể là một căn cứ khi ra quyết định mua sản phẩm. Hơn nữa, xuất xứ quốc gia có ảnh hưởng khác nhau đến thái độ của người tiêu dùng với những đặc điểm cá nhân khác nhau.

Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, kết hợp với xác định các thuộc tính cơ bản của hàng dệt may cũng như đặc điểm hành vi của người tiêu dùng, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:


- Giả thuyết 1: Xuất xứ có ảnh hưởng đến thái độ tích cực của giới trẻ về giá, tính hợp thời trang, tính bền, tính đa dạng, tính tiện lợi, tính phổ biến của hàng may mặc Trung Quốc.


- Giả thuyết 2: Xuất xứ có ảnh hưởng đến xu hướng hành động tích cực của giới trẻ đối với hàng may mặc Trung Quốc: hành vi mua hàng hiện tại, hành vi mua sắm tương lai và việc giới thiệu cho những người khác.

- Giả thuyết 3: Xuất xứ có ảnh hưởng đến sự nhận diện của giới trẻ về hàng may mặc Trung Quốc.


- Giả thuyết 4: Các đặc điểm cá nhân của giới trẻ có ảnh hưởng đến nhận định về tầm quan trọng của xuất xứ hàng may mặc Trung Quốc.
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

3. Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và các giả thuyết cần kiểm định, các dữ liệu cần thu thập được xác định xoay quanh các tiêu chí đánh giá hàng may mặc của giới trẻ; khả năng nhận biết về sự hiện diện của hàng may mặc Trung Quốc và mức độ mua sắm hàng may mặc Trung Quốc của giới trẻ; nguyên nhân lựa chọn hàng may mặc Trung Quốc và ảnh hưởng của xuất xứ hàng may mặc Trung Quốc đến thái độ và hành vi của họ. Ngoài ra, nghiên cứu còn quan tâm tìm hiểu những loại hàng may mặc được giới trẻ thích, thái độ và sự trung thành của họ đối với hàng may mặc Trung Quốc.

Với mức sống của người dân tương đối cao so với các địa phương khác, Đà Nẵng được xem là thị trường tiềm năng về hàng may mặc, vì vậy được lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu. Dựa vào nhu cầu thông tin, bảng câu hỏi được thiết kế và tiến hành phỏng vấn thử với một số bạn trẻ nhằm điều chỉnh trước khi chính thức sử dụng để phỏng vấn 300 người trong độ tuổi từ 18 đến 25 tại Đà Nẵng. Kết thúc điều tra, 288 bảng trả lời được thu hồi và có thể sử dụng cho nghiên cứu. Việc mã hóa, nhập và xử lý dữ liệu được tiến hành trên phần mềm SPSS.

4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Các dữ liệu thống kê mô tả
4.1.1. Tầm quan trọng của các tiêu chí lựa chọn hàng may mặc của giới trẻ

Với thang 5 điểm, từ rất quan trọng đến không quan trọng, kết quả cho thấy hơn 70% ý kiến cho rằng giá đóng vai trò quan trọng; trên 81% ý kiến cho rằng yếu tố thời trang là quan trọng; trên 66% cho rằng độ bền là quan trọng và 61% cho là sự tiện lợi là quan trọng trong lựa chọn sản phẩm may mặc đối với những người dự vấn.

Tuy nhiên, chỉ khoảng 40% số người được phỏng vấn nghĩ rằng xuất xứ của sản phẩm là quan trọng đối với sự lựa chọn của họ. Nếu xét theo thứ tự tầm quan trọng thì yếu tố thời trang và giá cả là hai yếu tố quan trọng hàng đầu đối với giới trẻ.

4.1.2. Nhận biết sự hiện diện của hàng may mặc Trung Quốc trên thị trường

Kết quả điều tra cho thấy gần 94% người dự vấn biết về sự hiện diện của hàng may mặc Trung Quốc trên thị trường Đà Nẵng. Giới trẻ biết đến hàng may mặc Trung Quốc qua nhiều kênh thông tin khác nhau mà chủ yếu từ những người xung quanh và sự trưng bày tại điểm bán. Như vậy, hàng may mặc Trung Quốc được xem là phổ biến trên thị trường và đang trở thành một đối thủ mạnh đối với hàng may mặc nước nhà.

4.1.3. Xu hướng hành vi của giới trẻ

Khoảng 78% số người biết đến sự hiện diện của hàng may mặc Trung Quốc cho biết đã từng mua hàng Trung Quốc và gần 45% trong số này đã mua hàng Trung Quốc bằng hoặc nhiều hơn hàng may mặc Việt Nam.

Trong khi đó, khoảng 22% những người biết đến sự hiện diện của hàng may mặc Trung Quốc trên thị trường nhưng không mua và gần 70% trong số này cho biết họ không thích hàng Trung Quốc; 43% bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh; 25% những người không sử dụng hàng Trung Quốc nghĩ rằng chúng có chất lượng thấp.

Đáng chú ý là gần 70% những người đã sử dụng hàng Trung Quốc có ý định tiếp tục sử dụng hàng Trung Quốc và hơn 46% trong số này nói rằng họ sẽ giới thiệu cho những người xung quanh về hàng may mặc Trung Quốc.

4.1.4. Các loại hàng may mặc Trung Quốc giới trẻ thường lựa chọn

Quần Jean được giới trẻ lựa chọn nhiều nhất. Tiếp theo sau đó là các sản phẩm khác như áo sơ mi, thời trang dạo phố và trang phục ở nhà cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Các sản phẩm khác như áo jacket, quần tây, veston chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số sản phẩm được giới trẻ lựa chọn. Kết quả điều tra còn cho thấy quần Jean được giới nữ chú ý nhiều hơn so với nam giới, chiếm trên 94%. Ngoài ra, trang phục ở nhà, áo sơ mi và thời trang dạo phố cũng là những mặt hàng không kém phần ưa chuộng của giới nữ.

4.1.5. Thái độ của giới trẻ đối với hàng may mặc Trung Quốc so với hàng Việt Nam

Tổng hợp số liệu thống kê cho thấy hơn 85% ý kiến cho rằng hàng may mặc Trung Quốc rẻ hơn so với hàng Việt Nam; gần 65% đồng ý rằng hàng Trung Quốc hợp thời trang hơn hàng Việt Nam; 75% số người tán thành hàng Trung Quốc đa dạng hơn hàng Việt Nam; hơn 66% đồng ý là hàng Trung Quốc được bày biện tại các cửa hàng tạo điều kiện thuận lợi cho người mua hơn hàng may mặc Việt Nam; chưa đến 24% người dự vấn cho rằng hàng Trung Quốc tiện dụng hơn hàng Việt Nam và khoảng hơn 10% cho rằng hàng Trung Quốc bền hơn hàng Việt Nam.
 
Last edited by a moderator: