Tập Lái
20/7/11
45
0
0
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

viktor nói:
jupiter6767 nói:
...
<span style=""color: #ff0000;"">Em là em chả học hành đến đâu</span> nên em thấy cái gì thực tế và khách quan là em nói thôi. Cái lý thuyết của bác phân tích cũng rất hay, nhưng nếu không thực hiện được thì chỉ là lý thuyết suông mà thôi!

Em thấy bác phân tích tất cả các khía cạnh như vậy thì có lẽ bác là người học cao hiểu rộng rồi, Em chỉ hỏi có mỗi cái câu là bỏ TQ ta được gì và mất gì khi cả nền CT và KT của ta đang phụ thuộc vào họ quá nhiều mà chưa thấy bác trả lời? Bác cứ nói là những người nhập hàng hóa TQ là "bợ đít" này nọ, nhưng em hỏi bác trong cái xã hội này có cung thì phải có cầu chứ bác.

Em đã tính không tranh luận gì về vấn đề này nữa rồi nhưng bác toàn dùng từ thiếu tôn trọng người khác khiến người ta chẳng ngồi im được.
Lão Polts nói cũng đúng, <span style=""color: #ff0000;"">toàn những ông ngồi đồng chém gió để PR bản thân, muốn chứng tỏ ta đây có lòng tự tôn dân tộc, rồi yêu nước này nọ! Những chuyện như vậy em gặp nhan nhản trên các diễn đàn rồi, toàn mấy ông hô hào cho mỏi miệng rồi chẳng thay đổi được gì cho cái XH này cả, đâu lại vào đấy.</span>
33.gif
33.gif
33.gif
33.gif

@6767:
Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự cao bác ạ!
Tôi không nghĩa cách nói trên là của người có thiện chí tranh biện.

Em thấy bác Victor hơi nóng thì phải. Bác 6767 nói cũng có lý của bác ấy. Muốn làm gì thì làm, phải quan tâm đến kết quả đạt được. Nếu biết con đường đó là con đường cụt mà cứ đi vào thì có phải là khôn ngoan không?
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

thanks bác Xù Mốc. Môt số bác như bác Viktor chỉ nói đến những chuyện nhỏ vì đó là những điều nằm trong tầm tay chúng ta, chúng ta có thể thay đổi được. Còn chuyện như bác 6767, bác hay Dot nói thì lại ở tầm vĩ mô. Đó là sự khác biệt.

Chia sẻ thêm chút thông tin:
Điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu để bớt lệ thuộc Trung Quốc</h1> Khởi tạo bởi : chungkhoan | Đăng bởi : tinkinhte | Cập nhật: 24/01/2011 10:37

detmay_8.jpg
Với Trung Quốc, cán cân thương mại từng nghiêng về phía Việt Nam. Để phát triển bền vững, cần chủ động điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu từ Trung Quốc, tiến tới cân bằng cán cân thương mại - ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương chia sẻ.


- Thưa ông, con số nhập siêu từ thị trường Trung Quốc hiện nay của Việt Nam rất lớn, tới gần 13 tỷ USD. Ông đánh giá gì về tác động của việc nhập siêu lớn từ thị trường Trung Quốc tới nền kinh tế Việt Nam?


Ông Bùi Huy Sơn:Nhập siêu từ Trung Quốc không phải là vấn đề mới và cũng không phải là vấn đề chỉ riêng của Việt Nam. Nhiều năm qua, Trung Quốc thặng dư thương mại với thế giới gần 140 tỷ đô-la Mỹ, trong đó Trung Quốc xuất siêu sang nhiều nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU.


Năm 2010, chúng ta có 10 nhóm sản phẩm nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm tới gần 70% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc, đều là những nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu thiết yếu không chỉ phục vụ sản xuất tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho cả sản xuất hàng xuất khẩu. Đó là máy móc, thiết bị, phụ tùng (22,9%), vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da giày (14,6%), sắt thép, sản phẩm sắt thép các loại (10,5%), xăng dầu các loại (5,4%), hóa chất và sản phẩm hóa chất (4,5%), phân bón (2,7%).

Đó cũng là những nhóm hàng mà chúng ta chưa thể tự đáp ứng đủ nhu cầu (như xăng dầu), hoặc chưa có sản phẩm đảm bảo chất lượng, sức cạnh tranh để phục vụ sản xuất, xuất khẩu (như vải, phụ liệu dệt may da giày).

Đồ chơi Trung Quốc vẫn đang tràn ngập Việt Nam

Nói cách khác, việc nhập khẩu nhóm hàng này cũng là sự lựa chọn khó khăn đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vì hàng trong nước chưa thể đáp ứng được.

Nhóm các sản phẩm tiêu dùng Trung Quốc nhập vào Việt Nam chỉ có giá trị và tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ nước này. Một số nhóm hàng tỷ trọng gần như bằng 0% như sữa và sản phẩm sữa (dưới 1.000 USD), dầu mỡ động thực vật (trên 1.000 USD), bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc (dưới 5.000 USD)...

Dù giá trị và tỷ trọng nhỏ và đang giảm dần trong tổng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc, chúng ta cũng không thể phủ nhận khả năng đáp ứng nhu cầu cho một bộ phận dân chúng của nhóm này, với giá cả phải chăng. Thêm vào đó, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng thuận lợi hơn do Việt Nam đang phải dần bỏ quy định về hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu... theo quy định của WTO và thuế nhập khẩu ngày càng giảm hơn theo lộ trình của Hiệp định ACFTA...

Do đó, chúng ta có thể thấy việc Việt Nam, cũng như nhiều nền kinh tế khác nhập siêu từ Trung Quốc là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh, sự xuất hiện của các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc chắc chắn sẽ gây sức ép lớn đối với các nhà sản xuất trong nước. Đồng thời, tình trạng nhập siêu kéo dài nói chung, không chỉ từ Trung Quốc, cũng sẽ tác động tiêu cực tới các cân bằng kinh tế vĩ mô, nhất là cân đối ngoại tệ và vấn đề tỷ giá.

Cán cân thương mại đã từng nghiêng về phía Việt Nam

- Chúng ta từng có thặng dư thương mại với Trung Quốc. Vì sao từ năm 2005 trở lại đây, xu hướng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc lại gia tăng?

Trong giai đoạn 1991-2001, mặc dù Việt Nam bắt đầu mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới song, sự hiểu biết lẫn nhau về thị trường và cơ hội hợp tác của cả hai phía chưa cho phép nên việc trao đổi thương mại giữa hai nước Việt - Trung chủ yếu thông qua mậu dịch biên giới.

Mức độ đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam còn rất hạn chế, nên nhu cầu về trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu chưa lớn. Bản thân khi đó, năng lực sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế Trung Quốc chưa được như hiện nay.

Trước năm 2005, Việt Nam chỉ nhập từ Trung Quốc chủ yếu các mặt hàng tiêu dùng với giá trị thấp như xe đạp, hoa quả, bia, rượu. Trong khi đó chúng ta xuất sang Trung Quốc các mặt hàng khoáng sản, nguyên liệu thô, có giá trị lớn hơn. Vì lẽ đó, cán cân thương mại nghiêng về phía Việt Nam.

Tuy nhiên, giai đoạn sau, cùng với đà hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, quy mô nền kinh tế chúng ta không ngừng lớn mạnh, hướng ra xuất khẩu, năng lực sản xuất gia tăng. Nhu cầu máy móc, thiết bị và nguyên nhiên vật liệu tăng cao trong khi nguồn nguyên liệu trong nước chưa đủ đáp ứng cho sản xuất.

Các cam kết mở cửa thị trường cũng được thực hiện từ giai đoạn này như ACFTA.... Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã rất nỗ lực nhưng hàng hóa của Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh về chất lượng, giá thành, mẫu mã...

Trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc, sau nhiều năm đầu tư, với mẫu mã đa dạng phong phú mà giá cả lại rất cạnh tranh nên nhiều nhóm hàng nguyên vật liệu, máy móc (thiết bị dây chuyền sản xuất, vải sợi, nguyên phụ liệu dệt may, hóa chất, xăng dầu, sắt thép, kim loại, phương tiện vận tải, phân bón) để đầu tư phát triển sản xuất đã được không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng nhập về.

Những năm gần đây, Việt Nam đẩy mạnh đầu tư để phát triển kinh tế. Nhiều dự án lớn về thủy điện, nhiệt điện... được triển khai. Và nhiều thiết bị, máy móc của Trung Quốc có chất lượng đáp ứng yêu cầu và giá cả cạnh tranh đã trở thành là sự lựa chọn cho các nhà đầu tư không chỉ tại Việt Nam mà tại cả các nước/khu vực phát triển như Mỹ, EU...

Chúng ta đang dần hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm nguyên nhiên liệu thô, vốn mang lại kim ngạch thương mại lớn mà giờ chủ yếu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Ngược lại, chúng ta lại vẫn phải nhập về máy móc thiết bị, nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc.

Vì lẽ đó, cán cân thương mại lệch dần về phía Trung Quốc.

Nói hàng Trung Quốc chất lượng thấp là do một bộ phận người dân?

- Thưa ông, kinh nghiệm từ các nhà máy điện cho thấy, máy móc phụ tùng, thiết bị Trung Quốc chiếm phần lớn do giá rẻ, chưa đảm bảo chất lượng hiện đại. Nhiều ngành xuất khẩu lại phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc như dệt may… Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Các dự án đầu tư nhập khẩu máy móc, thiết bị, đặc biệt là các dự án lớn, các dự án sử dụng ngân sách nhà nước đều tuân thủ quy chế và thủ tục đấu thầu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo đó, yếu tố chất lượng phải được đảm bảo đầu tiên trước khi xét đến yếu tố giá. Hơn thế nữa, như đã nói ở trên, hàng hóa của Trung Quốc đã được xuất khẩu không chỉ sang Việt Nam mà cả nhiều nước trên thế giới.

Thực tế cho thấy, nhiều sản phẩm do các tập đoàn đa quốc gia lớn đầu tư sản xuất tại Trung Quốc đảm bảo chất lượng quốc tế và được quốc tế công nhận.

Việc đánh giá hàng Trung Quốc chất lượng thấp có lẽ do một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nhóm hàng kém chất lượng của Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam.

Cơ cấu nhập khẩu hiện nay từ Trung Quốc là phù hợp với tình hình thực tế. Mặc dù vậy, để phát triển bền vững, chúng ta cần chủ động điều chỉnh cơ cấu này theo Chỉ thị 494 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước. Việc này cũng gắn liền với việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư, sản xuất trong nước và qua đó góp phần từng bước cân bằng cán cân thương mại.

- Vậy, giải pháp cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc là gì, thưa ông?

Về cơ bản, chúng ta nỗ lực giảm nhập siêu nói chung bằng theo hai hướng, đó là tăng cường xuất khẩu và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

Chúng ta sẽ tăng tỷ trọng các nhóm hàng công nghiệp, những mặt hàng mới có hàm lượng giá trị gia tăng cao, giảm dần xuất khẩu hàng khoáng sản, nguyên liệu thô, nông sản chưa gia công, chế biến.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp lớn như ưu đãi thu hút đầu tư vào các ngành sản xuất nguyên liệu, gia công xuất khẩu để giảm dần và thay thế nguồn nguyên nhiên liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài như xăng dầu, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, da...

Kết quả cho thấy, tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo đang tăng dần trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc đã cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Trung Quốc là một tín hiệu đáng mừng.

Ngoài ra, cần làm tăng sức tiêu thụ hàng Việt Nam thông qua việc đẩy mạnh hơn nữa phong trào Người Việt dùng hàng Việt, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam dùng thiết bị Việt Nam...

Tuy nhiên, việc cùng lúc thực hiện yêu cầu giảm nhập khẩu để giảm nhập siêu, trong khi vẫn phải đáp ứng yêu cầu phát triển, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô là bài toán kinh tế tổng hợp. Và để giải quyết được, đòi hỏi sự điều hành chặt chẽ của Chính phủ, sự phối hợp thực thi linh hoạt của các bộ, ngành, địa phương và sự ủng hộ của doanh nghiệp và người dân.

Việt Nam có thứ gì, Trung Quốc cũng có và giá cạnh tranh

- Chúng ta có lợi thế và có điểm yếu gì khi sang thị trường Trung Quốc ? Ngoài vấn đề cạnh tranh rất khốc liệt về giá thành, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn phải đối mặt với các rào cản kỹ thuật của phía Trung Quốc. Xin ông cho biết thêm về điều này?

Cạnh tranh trong nước đã khó, cạnh tranh để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, càng khó hơn và luôn tiềm ẩn nhiều khó khăn, rủi ro, thách thức do sức ép cạnh tranh quyết liệt, quy định, chính sách, tập quán thị trường phức tạp.

Với thị trường Trung Quốc, ngoài khó khăn chung đó, chúng ta còn gặp không ít khó khăn khác như tính tương đồng của cơ cấu kinh tế. Nói cách khác, những gì chúng ta có thì Trung Quốc đều có thể sản xuất, thậm chí với số lượng lớn, giá cả cạnh tranh hơn.

So với nhiều thị trường khác, Trung Quốc là thị trường khá mới mẻ với doanh nghiệp Việt Nam chúng ta chưa thiết lập được hệ thống phân phối rộng khắp trên thị trường này.

Không chỉ có các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc, chúng ta còn phải cạnh tranh với các nước thứ ba đã có nhiều năm đầu tư, kinh doanh tại thị trường này. Các chính sách của Trung Quốc còn đang được tiếp tục hoàn thiện, chưa thực sự ổn định.

Tuy vậy, trong hợp tác thương mại với Trung Quốc, chúng ta cũng có nhiều lợi thế và điều kiện thuận lợi quan trọng. Trước hết phải kể đến sự quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ hai nước thông qua lang pháp lý cởi mở, các cam kết ưu đãi thông thoáng, các biện pháp hỗ trợ, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư,…

Bên cạnh đó, điều kiện thuận lợi về địa lý, giao thông vận tải là lợi thế quan trọng của Việt Nam so với nhiều nước khác.

Cũng cần phải kể đến thị trường tiêu thụ rộng lớn của Trung Quốc với gần 1,5 tỷ người tiêu dùng với nhu cầu đa dạng, nhiều cấp độ, sức mua lớn và không ngừng tăng cao. Nhiều nét tương đồng về văn hóa cũng góp phần tích cực giúp các hoạt động giao thương phát triển.

Trong khuôn khổ của WTO, Trung Quốc đang đề ra các yêu cầu kỹ thuật để quản lý thương mại. Việt Nam và các nước khác thường xuyên theo dõi sát những thay đổi về chính sách này và có thể yêu cầu Trung Quốc giải thích, điều chỉnh nếu cần thiết để không cản trở thương mại.

Trên thực tế, các cơ quan hữu quan của Việt Nam cũng đã và đang thường xuyên trao đổi với phía Trung Quốc theo hướng này. Mặt khác, việc đầu tư, nâng cao năng lực đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các nước nhập khẩu của Trung Quốc cũng như các nước khác như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển ngày càng bền vững hơn.

- Trân trọng cảm ơn ông!


(vef)

nguồn: [link]http://www.tinkinhte.com/nd5/print/134720.html[/link]
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

Đồng tiền của trung quốc đã nói lên đặc trưng của họ rồi: NHÂN DÂN TỆ
9.gif


Dưới đây lại một câu trả lời nữa cho việc phải nhập hàng từ tq, và quả đắng của ngành điện, thép:

Nghịch lý từ cái bóng nhập siêu Trung Quốc</h1> Khởi tạo bởi : chungkhoan | Đăng bởi : tinkinhte | Cập nhật: 12/01/2011 20:12

nhamay.jpg
Nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc không chỉ là câu chuyện thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam. Việc để tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc quá lớn đang tiềm ẩn những nghịch lý khó hiểu.

Cuốn theo công nghệ rẻ

Trong cái bóng nhập siêu với Trung Quốc, nghịch lý đầu tiên là Việt Nam đang nhập khẩu chủ yếu máy móc, thiết bị, công nghệ lên tới hàng tỷ USD từ một nước không phải có công nghệ nguồn và hiện đại.

Chúng ta phải đi mua thiết bị máy móc ở nước ngoài là bởi trong nước chưa sản xuất được. Nhưng chúng ta lại lựa chọn đối tác cung cấp chủ yếu là Trung Quốc bởi lý do: giá quá rẻ. Nhưng, khi bị mê đắm bởi công nghệ giá rẻ của Trung Quốc, giờ đây, nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam đang lãnh chịu hậu quả nặng nề.

Có lẽ, “ăn quả đắng” ngay trong lúc này là ngành điện!

Cho tới nay, hầu hết các dự án nhiệt điện than của Việt Nam đều do Trung Quốc làm tổng thầu EPC, kèm theo đó là sử dụng thiết bị, công nghệ của nước này . Và như các quan chức Bộ Công Thương khẳng định, giá chỉ bằng một nửa của các nước G7. Song rốt cục, dự án nhiệt điện nào cũng chậm tiến độ, chạy không ổn định, không tin cậy, mà lý do muôn thuở thường là: sự cố kỹ thuật phát sinh.

Trước Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nói rằng, những sự cố kỹ thuật ở các nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc làm tổng thầu EPC chỉ là “khiếm khuyết”. Nhưng với Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc, hệ lụy của khiếm khuyết đó thật nguy hại: các dự án nhiệt điện trong tổng sơ đồ điện 6 đều chậm, có những cái chậm 2 năm, có những cái chậm 3 năm.

Dù là rẻ, nhưng mỗi dự án nhiệt điện ký với nhà thầuTrung Quốc, Việt Nam cũng phải bỏ ra ít nhất từ 300-500 triệu USD, trong khi đó, cả nước vẫn thiếu điện dài dài.

Ở một số dự án điện, Việt Nam quyết định nhập khẩu thiết bị, máy móc Trung Quốc còn bởi, đối tác nước bạn đã kèm theo sự hỗ trợ cho vay vốn quá hấp dẫn. Và “bi kịch” sẽ không dừng lại đơn giản là ở việc thiếu điện!

Một chuyên gia kỹ thuật ở một nhà máy nhiệt điện phân tích, nhiều dự án điện giao cho nhà thầu Trung Quốc còn bởi mối ràng buộc, 85% nguồn vốn cho dự án cũng là do vay của Trung Quốc. Chính nhà thầu đó là trung gian lo vốn vay cho Việt Nam.

Đến khi, thiết bị nhập về không đảm bảo chất lượng, liên tục hỏng hóc, chủ đầu tư với vai trò là người nghiệm thụ ở thế “kẹt cứng”. Vì nếu chủ đầu tư không nghiệm thu thiết bị, dự án sẽ không thể giải ngân vốn, dẫn tới thiếu vốn. Còn nếu nghiệm thu, vốn được giải ngân thì hệ lụy nhìn thấy rõ là, chấp nhận chất lượng nhà máy điện là không đạt, phập phù.

Cho tới thời điểm này (29/12/2010), nhiệt điện Hải Phòng do Trung Quốc làm tổng thầu EPC đã lại ngừng hoạt động cả 2 tổ máy và nhà thầu vẫn đang loay hoay với việc sửa chữa thiết bị!

Những thiết bị phụ của Trung Quốc tại nhà máy này luôn xảy ra triền miền những hỏng hóc, kéo theo cả dây chuyền đồng bộ cũng tê liệt. Nhà máy này đã chậm tiến độ tới hơn 2 năm và vào tháng 2/2011, sẽ phải bàn giao cho chủ đầu tư.

Thật khó đảm bảo rằng, việc nghiệm thu công trình dự án này tiến tới, là do chất lượng kỹ thuật đảm bảo yêu cầu, hay do sức ép giải ngân vốn, sức ép thiếu điện?

Trong những công trình lớn, liên quan an ninh năng lượng như điện, đáng lẽ chất lượng và tiến độ phải là yếu tố căn cơ nhất. Nhưng đến nay, vì sao các chủ đầu tư, các nhà quản lý Việt Nam lại vẫn chấp nhận lựa chọn nhập khẩu những thiết bị dây chuyền của Trung Quốc mà thực tế thời gian qua, hoạt động "chập cheng" như vậy?

Chúng ta bị cuốn theo công nghệ giá rẻ của Trung Quốc mà quên mất những vấn đề lớn lao hơn.

Gậy ông đập lưng ông

Câu chuyện của ngành thép cũng không dễ chịu gì! Nhập siêu của ngành thép rất lớn. Theo ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam, từ Trung Quốc, chúng ta vẫn phụ thuộc thép cán nóng, thép cán nguội tới 29%. Đặc biệt, thép cuộn xây dựng thì phụ thuộc tới 34% nhập từ Trung Quốc.

Thép cuộn Trung Quốc vào Việt Nam hiện vẫn bị áp thuế nhập khẩu 10%, nhưng giá bán đã giá rẻ hơn thép trong nước tới 300.000-500.000 đồng/tấn. Nhiều doanh nghiệp thép Việt Nam điêu đứng. Thị phần thép cuộn Việt Nam bị thu hẹp từ 27% trước đây, chỉ còn 18%.

Điều gì sẽ đến với ngành thép Việt Nam trong 4 năm tới, khi việc giảm thuế tới 0% nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN + Trung Quốc? Thép Trung Quốc sẽ có thể ồ ạt chiếm lĩnh thị trường ở Việt Nam bởi, giá thép Việt Nam e khó lòng cạnh tranh nổi!

Nói về nguyên nhân sâu sa hơn, ông Nguyễn Tiến Nghi phân tích: lợi thế cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp thép Việt Nam là rất yếu, khi mà chính họ đã nhập khẩu và sản xuất bằng công nghệ thép rẻ tiền, lạc hậu của Trung Quốc.

Hồi năm 2007, cơn sốt các dự án luyện phôi thép nổi lên, hàng loạt các doanh nghiệp thép đua nhau mua lò điện, lò cao của Trung Quốc về với giá vô cùng hấp dẫn.

Tới nay, những công ty như Hòa Phát, Đình Vũ, Vạn Lợi... vẫn đều sử dụng lò điện dưới 20-40 tấn mẻ. Công nghệ lò cao hiện đại nhất, đang được sử dụng là lò 350m3 của Hòa Phát.

Nghịch lý nằm ở chỗ, các loại công nghệ này đều đã được phía Trung Quốc thải bỏ, cấm sử dụng từ… năm 2005.

Thử hỏi, sau vài năm tới, giữa một bên là tiêu hao tới 700kWh điện/tấn phôi với một bên là tiêu hao 400kWh/tấn phôi, một bên là tốn tới 40-50 tấn dầu/thép thành phẩm, và một bên là chỉ mất 28-32 tấn dầu/thép thành phẩm thì các doanh nghiệp thép Việt Nam hạ giá thành thế nào để cạnh tranh với Trung Quốc?

Chưa kể, "con dao hai lưỡi" cho thị trường thép Việt khi chơi với Trung Quốc là ở chỗ: thép Trung Quốc cũng rất đa dạng chủng loại. Chất lượng thép trung ương và thép địa phương ở Trung Quốc cách nhau một trời một vực. Thép cuộn thường không in nhãn mác lên trực tiếp sản phẩm, khi về Việt Nam, đổ vào các cửa hàng bán lẻ, không ai có thể kiểm chứng nổi. Thép Trung Quốc nhập khẩu đó là loại gì và liệu có trà trộn gắn mác thép Việt hay không?

Nếu như câu chuyện nhập siêu của ngành điện, ngành thép vướng ở điểm đen về thiết bị công nghệ thì trong nhóm hàng tiêu dùng nhập từ Trung Quốc, một nỗi lo khác đang hiển hiện ngày càng rõ.

Nhiều câu chuyện ầm ĩ dư luận vừa qua về chất lượng, về độ an toàn của hàng may mặc, thực phẩm, đồ ăn... nhập khẩu đều “dính” tới nguồn gốc Trung Quốc.

Ví dụ như vải Trung Quốc, chiếm tới 90% thị trường vải Việt Nam. Mới tháng 2/2010, Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng Việt Nam đã phát hiện tới 3 lô vải xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng formaldehyde cao, là chất gây ung thư, vượt tiêu chuẩn cho phép.

Tháng 3, Chi cục quản lý thị trường TP.HCM đã phát hiện trong 7.608 sợi dây chuyền, lắc tay, nhẫn xi mạ từ Trung Quốc, có đến 7.500 món chứa chất chì và cadimi.

Chưa kể, một loạt những vụ việc khác khiến người tiêu dùng trở nên sợ hàng Trung Quốc như sữa nhiễm melamin, rau quả có nhiều thuốc trừ sâu, đồ chơi chứa chất độc hại… Và những ngày gần đây, dư luận lại rộ lên thông tin sa tế lẩu của Trung Quốc chứa chất ung thư.

Vì nhu cầu mà Việt Nam phải nhập khẩu lớn nguồn hàng hóa Trung Quốc và trước mắt, nếu phải lép về trong cái bóng nhập siêu từ Trung Quốc, câu hỏi quan trọng đặt ra và cần được sớm giải quyết từ cơ quan quản lý: Chúng ta đã nhập hợp lý, nhập đúng để đáp ứng mục tiêu CNH-HĐH đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền sản xuất Việt Nam hay chưa?

(vef)
nguồn: [link]http://www.tinkinhte.com/nd5/print/133438.html[/link]
 
Tập Lái
20/7/11
45
0
0
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

dawmgoodman nói:
thanks bác Xù Mốc. Môt số bác như bác Viktor chỉ nói đến những chuyện nhỏ vì đó là những điều nằm trong tầm tay chúng ta, chúng ta có thể thay đổi được. Còn chuyện như bác 6767, bác hay Dot nói thì lại ở tầm vĩ mô. Đó là sự khác biệt.

Em đồng ý với bác rằng chúng ta chỉ làm được những việc nhỏ, những việc nằm trong tầm tay của chúng ta. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta có thể thay đổi được một cái gì đó lớn hơn. Thậm chí nhiều khi chỉ quan tâm đến việc nhỏ, lợi ích nhỏ có khi lại ảnh hưởng đến chuyện lớn, việc lớn thì sao? Vậy nên chủ đề mà bác 6767 muốn bàn là "được gì và mất gì" các bác nên suy nghĩ cho thấu đáo.
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

Xù mốc nói:
dawmgoodman nói:
thanks bác Xù Mốc. Môt số bác như bác Viktor chỉ nói đến những chuyện nhỏ vì đó là những điều nằm trong tầm tay chúng ta, chúng ta có thể thay đổi được. Còn chuyện như bác 6767, bác hay Dot nói thì lại ở tầm vĩ mô. Đó là sự khác biệt.

Em đồng ý với bác rằng chúng ta chỉ làm được những việc nhỏ, những việc nằm trong tầm tay của chúng ta. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta có thể thay đổi được một cái gì đó lớn hơn. Thậm chí nhiều khi chỉ quan tâm đến việc nhỏ, lợi ích nhỏ có khi lại ảnh hưởng đến chuyện lớn, việc lớn thì sao? Vậy nên chủ đề mà bác 6767 muốn bàn là "được gì và mất gì" các bác nên suy nghĩ cho thấu đáo.
ok, chúng ta sẽ bàn tiếp. Nhưng quan điểm của em là việc lớn sẽ bắt dầu từ việc nhỏ. giống như từ hành động dẫn đến thói quen, thói quen dẫn đến ý thức,và ý thức sẽ dẫn dắt các hành vi sau này...
 
Hạng D
19/10/06
2.213
13.300
113
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

Bác jupiter6767 suy nghĩ làm cái đó chả ăn thua gì, không thay đổi gì nhiều nên khỏi làm, khỏi bàn đến cho mắc công. Cách suy nghĩ như bác em thấy là 1 cách suy nghĩ khá lười biếng,yếm thế và tiêu cực. Sory bác em nói hơi nặng vì em thấy suy nghĩ bác thế.

Giữa các nước có xảy ra tranh chấp là chuyện thường tình, tuy nhiên mình và khựa khá là đặc biệc do vị trí địa lý 2 nước. Trong qua khứ, hiện tại và chắc chắn trong tương lai sẽ còn tồn tại những tranh chấp đó. Khựa thì mạnh hơn ta, trong qua khứ nó hơn ta trăm lần thì nay nó còn hơn nhiều cái trăm lần đó nữa. Mà nó thì càng lúc càng lợi dụng cái sức mạnh đó để chèn ép ta vì thế mới có chủ đề "Người V dùng hàng khựa" mà không phải là "Người V dùng hàng Thái hay hàng Mã Lai, Hàn, Anh, Mỹ, Đức ..."

Bên trên những cái vĩ mô em không dám bàn, còn bên dưới như mình những cái nào làm đc thì nên làm. Không ai nói cái việc cố không xài hàng khựa là hiệu quả tức thời hay thay đổi đc điều gì lớn lao. Ở đây mình nói đến cái trong tâm tưởng mình. Không ai bảo phải 100% không xài hàng khựa mà là cố gắng hết mức của mình của gia đình mình, truyền quan điểm đó cho cha mẹ, con cái hay bạn bè mình ...

Việc đó có hiệu quả đến đâu thực tình em không biết nhưng chắc chắn có, không nhiều thì ít, ít nhất là nó giảm lợi nhuận bọn khựa đi cái đã. Dĩ nhiên với 1 nhóm nhỏ người thì ảnh hưởng nó nhỏ nhưng nếu đã lan truyền rộng thì ảnh hưởng rất khó lường.

Việc thử chống hàng khựa này em nghĩ nó không ảnh hưởng gì đến cuộc sống ta cả, đôi khi nó còn giúp ta chú ý hơn về việc mua hàng hóa sử dụng, những thứ mà trước nay ta không hề quan tâm nó từ đâu đến, làm ra như thế nào, buôn bán ra sao, ...

Việc chống hàng khựa có giúp hàng Việt phát triển không? Em xin thưa chỉ có nội lực bản thân hàng Việt mới có thể giúp nó phát triển. Ngoài hàng khựa còn rất nhiều chủng loại hàng hóa của các nước khác nữa. Nhưng, việc chống hàng khựa cũng có thể là 1 trong những viên gạch giúp phát triển hàng Việt nếu việc đó đc nhân rộng. Khi tâm tưởng người dùng không muốn xài hàng khựa thì câu hỏi trong đầu xuất hiện ngay đó là "có hàng Việt thay thế cái này không?" Thế cho nên hàng Việt cũng có cơ hội trong chuyện này.

Cuối cùng em nhắc lại, việc này không dành cho người thiếu kiên nhẫn, nếu đòi hỏi một kết quả ăn liền thì thực đây không phải là giải pháp. Tuy nhiên nếu các bác để ý thì trong khoản thời gian gần đây có một số kết quả nhất định. Các cô bán trái cây ngoài chợ đang ngày ra sức thanh minh trái cây mình không phải đồ tq, các chú bán đồ ăn các tiệm dọc đường cũng ra rả đồ tui không có gia vị tq, ... Dĩ nhiên kết quả vậy do chất lượng nó quá kém nên nó bị vậy nhưng trong đó chắc chắn có những khách hàng không thích xài đồ tq gây nên hiệu ứng đó.
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

@bác dstuyen: cảm ơn bác, một bài rất chân tình và thấu đáo
onion%20(62).gif


ah, để minh chứng thêm về kết quả, bác nào đi ngang đọc thấy và cảm thấy, nhận ra mình sẽ có trách nhiệm hơn khi mua hàng thì vote cho những bác như bác dstuyen, viktor, truong195...1 phát nhé.
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
20/7/11
45
0
0
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

dstuyen nói:
Bác jupiter6767 suy nghĩ làm cái đó chả ăn thua gì, không thay đổi gì nhiều nên khỏi làm, khỏi bàn đến cho mắc công. Cách suy nghĩ như bác em thấy là 1 cách suy nghĩ khá lười biếng,yếm thế và tiêu cực. Sory bác em nói hơi nặng vì em thấy suy nghĩ bác thế.

Em không nghĩ bác 6767 nói vậy. Bác ấy chỉ băn khoăn rằng các bác nói nhiều nhưng có làm được không? Cá nhân các bác thì dễ dàng thực hiện rồi đó nhưng làm sao để các bác nhân rộng ra?
Em quả thực đã sinh ra và lớn lên trong thiên đường XHCN ưu việt nhưng em cũng rất dị ứng với văn hoá hô khẩu hiệu của các đỉnh cao trí tuệ.

dstuyen nói:
Tuy nhiên nếu các bác để ý thì trong khoản thời gian gần đây có một số kết quả nhất định. Các cô bán trái cây ngoài chợ đang ngày ra sức thanh minh trái cây mình không phải đồ tq, các chú bán đồ ăn các tiệm dọc đường cũng ra rả đồ tui không có gia vị tq, ... Dĩ nhiên kết quả vậy do chất lượng nó quá kém nên nó bị vậy nhưng trong đó chắc chắn có những khách hàng không thích xài đồ tq gây nên hiệu ứng đó.

Cái này thì bác vui lòng xem lại giúp em. Em nghĩ nó không phải bởi phong trào chống hàng TQ mà bởi bà con ta đã biết quan tâm đến sức khoẻ của mình.
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

Xù mốc nói:
dstuyen nói:
Tuy nhiên nếu các bác để ý thì trong khoản thời gian gần đây có một số kết quả nhất định. Các cô bán trái cây ngoài chợ đang ngày ra sức thanh minh trái cây mình không phải đồ tq, các chú bán đồ ăn các tiệm dọc đường cũng ra rả đồ tui không có gia vị tq, ... Dĩ nhiên kết quả vậy do chất lượng nó quá kém nên nó bị vậy nhưng trong đó chắc chắn có những khách hàng không thích xài đồ tq gây nên hiệu ứng đó.
Cái này thì bác vui lòng xem lại giúp em. Em nghĩ nó không phải bởi phong trào chống hàng TQ mà bởi bà con ta đã biết quan tâm đến sức khoẻ của mình.
để có thể quan tâm đến sức khỏe của mình thì bà con ta lại phải nhận biết hàng tung của có độc...
và khi đó hàng Việt có đắt hơn 1 chút cũng ráng, hoặc mua ít hơn 1 chút, chứ k còn nghĩ, mình chỉ có chừng này tiền, k mua hàng tàu thì mua hàng gì đây?? đúng k bác?
 
Tập Lái
20/7/11
45
0
0
Re:Từ byd, bàn chuyện dùng hàng tung cửa

dawmgoodman nói:
Xù mốc nói:
dstuyen nói:
Tuy nhiên nếu các bác để ý thì trong khoản thời gian gần đây có một số kết quả nhất định. Các cô bán trái cây ngoài chợ đang ngày ra sức thanh minh trái cây mình không phải đồ tq, các chú bán đồ ăn các tiệm dọc đường cũng ra rả đồ tui không có gia vị tq, ... Dĩ nhiên kết quả vậy do chất lượng nó quá kém nên nó bị vậy nhưng trong đó chắc chắn có những khách hàng không thích xài đồ tq gây nên hiệu ứng đó.
Cái này thì bác vui lòng xem lại giúp em. Em nghĩ nó không phải bởi phong trào chống hàng TQ mà bởi bà con ta đã biết quan tâm đến sức khoẻ của mình.
để có thể quan tâm đến sức khỏe của mình thì bà con ta lại phải nhận biết hàng tung của có độc...
và khi đó hàng Việt có đắt hơn 1 chút cũng ráng, hoặc mua ít hơn 1 chút, chứ k còn nghĩ, mình chỉ có chừng này tiền, k mua hàng tàu thì mua hàng gì đây?? đúng k bác?

Hàng VN cũng chả kém cạnh gì đâu bác ạ. Chẳng qua là bác không thấy, không biết thì thôi. Em là em chả tin bố con thằng nào, nhưng đói thì vẫn phải mua để ăn, chứ biết ăn cái gì bây giờ.
 
Last edited by a moderator: