dawmgoodman nói:
jupiter6767 nói:
Em chỉ hỏi có mỗi cái câu là bỏ TQ ta được gì và mất gì khi cả nền CT và KT của ta đang phụ thuộc vào họ quá nhiều
giờ chúng ta trả lời câu này nhé các bác.
Có nhiều cách để trả lời bác 6767, đây là một cách:
- Cua (biển) được sản xuất / tiêu thụ ? vòng đời như thế nào?
Có nhiều cách, ở Cà mau người ta thường làm như sau:
+ Dân chài - Bắt cua.
+ Trại giống - Chọn cua mẹ có mang trứng - Mua - Cho trứng nở thành cua con.
+ Trại nuôi - Mua cua con - Nuôi cho lớn thành cua thịt.
+ Người kinh doanh - Mua cua thịt - Bán cho nhà hàng.
+ Nhà hàng mua cua thịt về - Nấu lên - Bán cho bác nhậu.
- Mỗi khâu đều phải có người làm.
Mỗi người làm phải trả lương.
Lương để nuôi vợ, nuôi con (mua đồ ăn, đóng tiền học,...), xây nhà, ... và 888 trên OS.
- Nếu bác ăn tại VN: tiền của bác góp phần nuôi 4 gia đình dân VN nói trên.
Nếu bác ăn cua của TQ, do nhà hàng tại TQ bán thì bác góp phần nuôi 4 gia đình dân ... TQ.
Tất nhiên, nếu bác ăn cua của Cam, do nhà hàng tại Cam bán thì bác góp phần nuôi 4 gia đình dân ... Cam. Chứ không góp phần nuôi ai tại VN cả.
- Bác mua 1 đĩa cua 100đ tại VN, hiển nhiên người VN hưởng tất. Bác mua 1 đĩa cua tương tự của chỉ 90đ của TQ: lại hiển nhiên là bác tiết kiệm được 10đ - quá sướng, tuy nhiên, việc không tránh khỏi là bác vẫn đã bỏ ra 90đ nuôi dân TQ.
Rõ như ban ngày nhé!
Tương tự cho các món hàng khác. Nôm na là có cái gọi là GIÁ TRỊ GIA TĂNG sau mỗi công đoạn sản xuất kinh doanh - bác mua của ai thì người đó hưởng!
----------
Vấn đề thứ 2, được gì khi nền KT ta phụ thuộc quá nhiều vào TQ.
Càng mua đồ của TQ, ta lại càng phụ thuộc thêm vào họ. Ta sẽ càng yếu và họ sẽ càng mạnh thêm.
Bác mua cua của VN, người bắt / nuôi / bán cua có cơ hội kiếm tiền, nuôi con ăn học tốt hơn. Cậu ta sẽ giỏi hơn, làm việc hiệu quả hơn sau này - thay vì thất học đi rông ngoài đường!