Hạng C
1/10/11
606
1
0
PMH
Re:Ký ức quê xưa

Sớm mai chưa thức dậy đã nghe râm ran tiếng Dì Hai Lan, Dì Ba Màu, bà Tám Nhiêu cùng ngoại rộn ràng dưới bếp. Bộ ngựa láng bóng giữa nhà được các bà chiếm dụng, bày la liệt nào gạo nào lá, thịt thà, dây nhợ… Tay bà nào cũng thoăn thoắt xếp lá, tém nếp, vun thịt, rồi xoắn dây cột, thiệt là gói sao mà “ chặt như đòn bánh tét”, tới trưa là bánh tét đã xếp lúc lỉu mấy cái mâm bàng.

Tới phiên quết bánh phồng, tiếng chày cối cứ thập thình cả buổi, rồi thành quả cuối cùng là bánh phơi la liệt dưới gốc mai trụi lá. Chảo chuối xào dừa liu riu trên bếp than- tôi thích gọi đó là kẹo chuối- thơm phức, mấy cọng dừa trắng ngậm đường ngọt thanh béo ngậy, cô nhỏ lâu lâu lại chạy ra chạy vào thăm chừng, xin Ngoại cho nhón vài đũa nếm thử…
 
Hạng C
1/10/11
606
1
0
PMH
Re:Ký ức quê xưa

Rồi lột kiệu, sên dừa, xăm gừng làm mứt… sao mà có lắm thứ trong bếp phải sửa soạn đến vậy nhỉ?

Mà nói cho ngay, nhà trên cũng chộn rộn không kém. Bộ lư trên bàn thờ phải đem ra đánh bóng, mấy cái độc bình cổ nâng niu mang ra chùi rửa, bàn thờ khảm ốc phải lau đến bóng dợn… Chùi lư thôi là cả buổi trời của mấy cậu, bộ lư đồng to nặng, có rất nhiều chi tiết chạm trổ phải hì hục nào tro, nào xơ dừa, khăn giẻ…cho đến khi sáng choang chễm chệ trên bàn thờ.

Cậu Tư thăm chừng dây pháo, kiếm chỗ treo trên cội mai, pháo là phải nổ đanh giòn, tung xác pháo toàn hồng thì mới được.
… Ngày vụt qua nhanh trong thoáng chốc.

Mùng một Tết!
Pháo toàn hồng rải đầy thềm, rắc vàng bằng những cánh mai lả tả trong nắng sớm...
 
Hạng D
11/5/11
3.419
5.584
113
Sài Gòn
Re:Ký ức quê xưa

Em xin mạn phép hỏi mợ đang sống ở đâu ạ, Xì Gòn?
Và các bài cảm tác của mợ xuất phát từ vùng quê nào ở VN vậy?
Vì đọc hao hao giống đại gia đình của em hồi đó.
 
Hạng D
12/9/11
1.115
25.784
113
Re:Ký ức quê xưa

Pinga nói:
Em xin mạn phép hỏi mợ đang sống ở đâu ạ, Xì Gòn?
Và các bài cảm tác của mợ xuất phát từ vùng quê nào ở VN vậy?
Vì đọc hao hao giống đại gia đình của em hồi đó.
Aí chà chà....thấy người sang, bắt quàng làm họ hả Pinga..
24.gif
 
Hạng C
1/10/11
606
1
0
PMH
Re:Ký ức quê xưa

@ Bác Pinga: vâng em là người Sàigòn 3 đời, trước nữa thì quê nhà ở bên sông Tiên Thuỷ, giáp Rạch Gầm! Dòng tộc gốc gác thư hương.
 
Hạng C
1/10/11
606
1
0
PMH
Re:Ký ức quê xưa

Hoan Lạc nói:
Em thấy sự tinh tế của tiểu thơ Nam Kỳ Lục Tỉnh gia đình nền nếp cũng không khác biệt với tiểu thư Hà Thành bác ạ!
 
Hạng C
1/10/11
606
1
0
PMH
Re:Ký ức quê xưa

Văn thì cần có người đọc người bình, các bác cứ để em múa bút một mình như múa gậy vườn hoang thì em mất hứng viết à nghen!
30.gif
 
Hạng C
1/10/11
606
1
0
PMH
Re:Ký ức quê xưa

Bác hỏi gốc quê em lại nhân đó mà kể tiếp chuyện xưa...

CHÂN ĐI HÀI LỤA, CỔ QUẤN HẠT VÀNG

Một lần săm soi những bức ảnh cũ ố màu trong cuốn album sơn mài cũ kỹ, Ngoại chỉ cho cô cháu gái mắt tròn xoe ngắm nghía: “hình này là bà, con kêu bằng bà sơ, là bà ngoại của ngoại đó con”.

Bà sơ trong ảnh là một cô gái trẻ, da trắng như tờ giấy, mặt bầu bầu, mắt nhỏ mà đen lay láy, ngồi đường hoàng trên chiếc ghế tay ngai, hai bàn tay đeo đầy nhẫn đặt thẳng trên đầu gối, cổ tay quấn đầy những chuỗi hạt vàng. Cô gái ấy mặc một tấm áo rộng màu xanh lam, cổ nặng trĩu những chuỗi hạt vàng, vòng này vòng khác, dài đến tận ngực.
 
Hạng C
1/10/11
606
1
0
PMH
Re:Ký ức quê xưa

Ngoại nói rằng ăn mặc vậy là đúng kiểu tiểu thơ Nam kỳ. Tóc thì xức dầu dừa, bới trễ cho có “ bánh lái”, mặt dồi phấn COTY, áo rộng đậm màu, quần ống thẳng, mà phải là quần trắng, chân mang hài bọc lụa, mũi hài chỉ được thấp thoáng gấu quần. Ngoại kể, nhà mình hồi xưa, con gái mười bốn tuổi như Ngoại lúc đó thì đã được thưa là Cô Ba, nắm tay hòm chìa khóa, cắt đặt công việc trong nhà, lo chuyện giỗ quải cả năm. Mà thiệt, một năm thì giỗ hội một lần, còn quanh năm thì tháng nào cũng có giỗ. Đám giỗ thì phải chuẩn bị đủ thứ, tép sông nhảy xoi xói phải kêu mua mỗi lần cả bội, rồi quết giã làm chạo, tôm càng nhúng sơ rồi làm gỏi, gà vịt thì đếm không xuể, có khi vật cả con bò, bánh trái thì mâm này sang mâm khác… Con gái đảm đang thì phải biết xếp đặt sao cho công việc đâu vào đó, người nào việc nấy, răm rắp.