Hạng B1
21/2/17
76
26
18
33
Xin thêm quyền cho Chủ tịch đặc khu Phú Quốc: Lạ quá...

(Tin tức thời sự) - ĐBQH cảnh báo, việc tăng quyền cho Chủ tịch đặc khu Phú Quốc trong thu hồi đất có thể dẫn đến tình trạng lạm quyền, gây hậu quả xấu.


Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa ký báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ cùng các cơ quan chức năng về kế hoạch tổ chức, xây dựng, hình thành Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc (đặc khu Phú Quốc).
Trong báo cáo này, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang kiến nghị tăng thẩm quyền cho chủ tịch đặc khu trong thu hồi đất.
Cụ thể, ngoài 8 trường hợp Chủ tịch UBND đặc khu được quyết định thu hồi đất “để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” trong dự thảo luật về đặc khu, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang kiến nghị bổ sung 7 trường hợp khác, gồm: "Khu phi thuế quan, cụm công nghiệp, khu vui chơi giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư và các khu chức năng khác theo quy hoạch đặc khu được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Trao đổi với Đất Việt về kiến nghị này của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tỏ ra ngạc nhiên và lo ngại có thể xảy ra tình trạng lạm quyền nếu chấp thuận những kiến nghị này.
Theo đại biểu Hòa, hiện nay, theo dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, thẩm quyền của Chủ tịch UBND đặc khu được Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh ủy nhiệm.
"Khi thảo luận tại Quốc hội thời gian qua về dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nhiều ĐBQH cho rằng quyền của Chủ tịch UBND đặc khu đã rất lớn. Có những quyền đúng ra phải do Thủ tướng quyết, đằng này lại giao cho Chủ tịch UBND đặc khu quyết luôn. Có những việc Chủ tịch UBND tỉnh chưa được quyết mà Chủ tịch UBND đặc khu được giao.
Bây giờ, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang lại xin tăng quyền nữa thì e rằng không hợp lý, có thể xảy ra tình trạng lạm quyền và Quốc hội khó mà thông qua được.
Nên giữ nguyên các thẩm quyền của Chủ tịch UBND đặc khu đã quy định trong dự thảo luật hiện nay và không nên phát sinh thêm", ĐBQH Phạm Văn Hòa nói.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
xin-them-quyen-cho-chu-tich-dac-khu-phu-quoc-la-qua_222158165.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Phú Quốc có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vị ĐBQH dẫn một ví dụ về đặc quyền của Chủ tịch đặc khu. Theo đó, trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có quy định: Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm.
"Với quy định này, quyền của Chủ tịch UBND đặc khu đã vượt cả quyền của Chủ tịch UBND tỉnh bởi Chủ tịch UBND tỉnh chỉ được quyền quyết định cho thuê đất không quá 50 năm. Và đúng ra, việc quyết định cho thuê đất 70 năm thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.
So với Chủ tịch UBND tỉnh, quyền hạn của Chủ tịch UBND đặc khu đã rất cao, giờ lại xin thêm một số quyền khác thì nó thể hiện sự vượt quyền, hệ quả rất xấu.
Địa điểm được lựa chọn làm đặc khu đều có vị trí nhạy cảm, đặc biệt về quốc phòng, an ninh, do đó với các dự án phải có báo cáo cho rõ ràng, tác động môi trường, tác động vấn đề an ninh, quốc phòng thế nào, doanh nghiệp, nhà đầu tư muốn đầu tư vào lĩnh vực nhạy cảm nhằm mục đích gì, như thế nào, ra sao... Tất cả phải có phương án, đề án cụ thể, rõ ràng thì mới được quyền cấp phép, không phải giao cho Chủ tịch đặc khu quyền như vậy rồi anh cấp thế nào thì cấp, nếu cấp vượt quyền, không đúng định của pháp luật thì không được", ĐBQH Phạm Văn Hòa chỉ rõ.
Ông cho biết, mối lo ngại của ĐBQH là có cơ chế nào để kiểm soát quyền lực của Chủ tịch UBND đặc khu để không nảy sinh tiêu cực, tự mãn, tự kiêu, mà nếu hạn chế quyền lực quá thì lại không tốt cho sự phát triển của đặc khu.
Bởi vậy, theo ông, với vấn đề nào mang tính đặc thù, vừa phải, hợp lý thì Chủ tịch UBND đặc khu được quyết và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, UBND và HĐND các tỉnh. Còn những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc thẩm quyền của các Bộ ngành, Trung ương, Thủ tướng Chính phủ thì không nên và không thể giao toàn quyền cho Chủ tịch UBND đặc khu, mà những việc đó Chủ tịch đặc khu phải báo cáo, xin ý kiến.
Trở lại với đề xuất tăng quyền cho Chủ tịch UBND đặc khu của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ĐBQH Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi: Dự kiến tháng 5 tới Quốc hội sẽ thông qua dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, giờ không hiểu tại sao tỉnh Kiên Giang lại đề xuất thêm một số quyền cho Chủ tịch UBND đặc khu?
"Theo tôi, việc này phải tính toán, xem xét lại cho vô tư, khách quan, chu đáo, không khéo thì những quyền đó phục vụ cho một nhóm lợi ích nào đó thì không hay chút nào.
Dĩ nhiên, đây mới chỉ là đề xuất, quyền quyết định là ở Quốc hội, nếu hợp lý thì có thể chấp nhận, còn không thì thôi. Nhưng theo tôi, không thể mở toang quyền cho Chủ tịch UBND đặc khu. Việc cần bàn bây giờ là phải có sự giám sát chặt chẽ, chu toàn, không để Chủ tịch đặc khu lạm quyền bởi nó có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.
Nếu chúng ta không nhìn xa sẽ phải trả giá cho những hậu quả sau này. Luật ban hành là để thực hiện lâu dài chứ không phải ban hành rồi giữa chừng chết yểu", ĐBQH Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.
 
Hạng B1
15/5/08
56
161
33
- Một số điểm ăn uống ngon bổ rẻ tại thị trấn Dương Đông như Quán 343, Quán Cát Biển
- Một số quán view đẹp ăn uống ngon nhà hàng chất lượng như Sông Xanh view sông, Quán Xin Chào view biển, quán có view núi đẹp Đại Hùng (Lưu ý giá cả hơi cao hơn một tí)
- Một số quán ăn gia đình như NuNa, Lê Giang, Tươi Thắm ( Giống cơm phần)
- Ở hàm ninh thì nhà mình nên ăn ở nhà hàng ạ.

Bác cho em hỏi về thời tiết Phú Quốc tháng 7 thế nào nhì?
Xem thống kê trên mạng thì 2 tháng 7 và 8 có lượng mưa nhiều nhất trong năm.

Cảm ơn Bác.
 
  • Like
Reactions: nhanpqkg
Hạng B1
21/2/17
76
26
18
33
Bác cho em hỏi về thời tiết Phú Quốc tháng 7 thế nào nhì?
Xem thống kê trên mạng thì 2 tháng 7 và 8 có lượng mưa nhiều nhất trong năm.

Cảm ơn Bác.
Không sao đâu bác ạ, bác cứ đi thoải mái ạ, Phú Quốc mưa nhiều về đêm, ban ngày thì mưa theo cơn, tầm 10 - 15 phút là tạnh ạ, trời mát đi chơi đở mệt hơn ạ.
 
  • Like
Reactions: khangqn
Hạng B1
21/2/17
76
26
18
33
Bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị nói về quản lý đất tại Phú Quốc

Dân trí Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị chia sẻ, nghe tin các tỉnh bạn đối phó, chặn tình trạng “sốt” đất tại khu vực dự kiến xây dựng đặc khu, lãnh đạo tỉnh băn khoăn, cân nhắc nhiều về tính pháp lý. Đã phải xử lý kỷ luật một lãnh đạo huyện đảo Phú Quốc về việc quản lý đất đai nhưng địa phương không chọn “biện pháp mạnh” là “đóng băng” giao dịch nhà đất…


>> Kiến nghị thu hồi dự án "treo" ở Phú Quốc, dành quỹ đất cho nhà đầu tư tiềm năng
>> “Chim sẻ” băm nát Phú Quốc, “đại bàng” làm tổ không đẻ trứng…
>> Phú Quốc cấm cán bộ, đảng viên làm... "cò" đất


Không “đóng băng” giao dịch nhà đất tại Phú Quốc
- Những thông tin “sốt” đất tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nơi dự định xây dựng các đặc khu kinh tế đang làm nóng dư luận. Thực tế, tại Phú Quốc tình hình thế nào, thưa ông? Cảnh báo của nhiều đại biểu là đặc khu chưa làm thì “chim sẻ”, “chim sâu” đã chiếm hết đất, sau này “đại bàng” đến không còn chỗ làm tổ có thực sự là nguy cơ hiện hữu?
- Kiên Giang đã có báo cáo về việc này gửi tới Thanh tra Chính phủ và Thanh tra cũng đang làm. Sau khi Thanh tra có kết quả sẽ rõ hơn về việc này. Đợi kết thúc thanh tra, các cơ quan sẽ công bố cụ thể.
- Sau những thời điểm nóng bỏng vừa qua, các cơ quan quản lý ở Trung ương như Bộ Xây dựng, Chính phủ đã có chỉ đạo tới các địa phương, yêu cầu kiểm tra, nắm bắt tình hình, làm rõ nguyên nhân gây ra biến động của thị trường bất động sản, thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản, chống đầu cơ, tạo bong bóng. Tình hình tại Phú Quốc hẳn là được hạ nhiệt?
- Đúng là tình hình có chuyển biến. Còn báo cáo chính thức chúng tôi đã gửi cụ thể cơ quan thanh tra rồi. Đoàn thanh tra đã làm việc tại Kiên Giang một thời gian rồi. Đây là cuộc thanh tra thường xuyên, theo kế hoạch, thanh tra việc thực hiện quy định pháp luật về nhiều mặt trên toàn bộ địa bàn tỉnh chứ không riêng gì ở Phú Quốc, trong đó có nội dung về quản lý đất đai, môi trường, khoáng sản…

nguyen-thanh-nghi-1-1528308354500120242015.jpg

Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị trao đổi với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội ngày 6/6
- Được biết, vừa qua, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc bị kỷ luật liên quan đến việc quản lý đất đai. Có tình trạng cán bộ thiếu trách nhiệm, “làm lơ” hay thậm chí tiếp tay cho những hoạt động lũng đoạn, đầu cơ đất tại đây?
- Việc kiểm tra hoạt động tại Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đã làm từ trước. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn, UB Kiểm tra Tỉnh uỷ và Thanh tra tỉnh thực hiện việc này trước khi có cuộc thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Đây cũng là hoạt động để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, tiến hành trên địa bàn cả tỉnh chứ không riêng gì tại Phú Quốc.
- Việc điều hành thị trường bằng biện pháp hành chính là dừng chứng nhận các giao dịch đất đai giúp hạ nhiệt cho cả Phú Quốc, Bắc Vân Phong, Vân Đồn trong thời điểm nhạy cảm này nhưng về mặt pháp lý, như trả lời của Bộ trưởng TN-MT tại phiên chất vấn hôm trước, đây là việc làm không phù hợp pháp luật. Kiên Giang đã thực hiện việc này thế nào, từ khi nào, thưa ông?
- Từ năm ngoái, tại Phú Quốc, chúng tôi thực hiện việc tạm ngưng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạm dừng tách thửa đối với những mảnh đất dưới 500m2 theo luật đất đai chứ không dừng giao dịch. Các cấp chính quyền ở Kiên Giang đều thực hiện theo hướng đó, quản lý theo quy hoạch, trong khi chờ văn bản pháp lý là luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được quyết định thì chúng tôi cho tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng, tách thửa đất để thực hiện rà soát quy hoạch để chuẩn bị triển khai theo chủ trương chung.
- Phải chăng biện pháp đó chưa đủ để “đóng băng” thị trường nên trong báo cáo về vấn đề quản lý đất đai vừa qua, Chính phủ có nhận định “Kiên Giang, Khánh Hoà có nhiều giao dịch nhà đất “ngầm” không kiểm soát được”?
- Thực ra khi nghe thông tin các địa phương bạn thực hiện lệnh ngừng giao dịch nhà đất tại các khu vực dự kiến này, trong đó chúng tôi cũng băn khoăn lắm. Chúng tôi cũng có trao đổi với các anh ngoài này xem so với quy định pháp luật thì thế nào, làm như vậy có phù hợp không, cân nhắc lắm. Nhưng trong phạm vi tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng chỉ yêu cầu rà soát quy hoạch để chuyển đổi mục đích sử dụng đât thì cũng phải đúng với quy hoạch, đang quy hoạch thế chuyển sang mục đích khác là không được. Vì thế, chúng tôi cũng rà soát, tìm tư vấn thực hiện quy hoạch để phù hợp với định hướng.
Còn giờ, dù sao thì Thanh tra Chính phủ cũng đang triển khai thanh tra rồi. Khi nào có kết quả thanh tra, đánh giá vấn đề sẽ cụ thể hơn.
Còn về biện pháp quản lý của địa phương thì chúng tôi công khai quy hoạch, khuyến cáo cho mọi người biết quy hoạch, chỉ rõ các giao dịch thế nào là không đúng quy định của pháp luật. Cụ thể về diễn biến đất đai thì Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đã trả lời trước Quốc hội rồi.
Quan trọng nhất với đặc khu là cơ chế chính sách tạo ra
- Dự thảo luật Đơn vị - hành chính kinh tế đặc biệt trình ra Quốc hội lần này có nhiều thay đổi, điều chỉnh so với lần Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp trước. Đề án thành lập đặc khu Phú Quốc hẳn cũng phải chỉnh sửa nhiều để “chạy” cùng với dự luật lần này?
- Đề án được địa phương thực hiện song song với dự luật, thiết kế trên tinh thần của luật. Khi Quốc hội quyết định luật thế nào thì đề án sẽ được chỉnh sửa, hoàn thiện theo. Trước đây Quốc hội dự định thông qua các đề án thành lập các đặc khu cùng với luật nhưng giờ đã quyết định để lại, đề án sẽ được xem xét, thông qua tại kỳ họp sau của Quốc hội.
- Trong bối cảnh này, vấn đề đang gây nhiều tranh luận xung quanh dự luật là về điều khoản giao đất, cho thuê đất tại đặc khu với thời hạn có thể tới 99 năm. Với Phú Quốc, yếu tố này có quá quan trọng khi thực tế Đảo Ngọc hiện đã rất “đông” dự án, nhà đầu tư. Phải chăng, cái cần thiết với Phú Quốc giờ là những đột phá hơn về thể chế?
- Không hẳn vậy. Phú Quốc vẫn phải tiếp tục thu hút các nhà đầu tư chứ và trong dự luật thì cũng thể hiện rất rõ, vấn đề giao đất không phải là mấu chốt, quan trọng nhất là cơ chế chính sách tạo ra. Trả lời báo chí tại Quốc hội, Thủ tướng cũng đã giải thích rất rõ ràng, chuẩn xác vấn đề này rồi.
- Dự luật đang tiến đến thời điểm quan trọng, quyết định là đưa ra Quốc hội biểu quyết. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo quốc gia về thành lập 3 đặc khu kinh tế cũng đã đốc thúc các địa phương phải chủ động chuẩn bị để ngay khi luật được thông qua thì có thể vận hành ngay mô hình bộ máy đặc khu trên thực tế. Lãnh đạo Kiên Giang đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng đến đâu rồi, thưa ông?
- Từ chỉ đạo của Thủ tướng, địa phương đã triển khai chuẩn bị bước đầu. Khi nào có quyết định cụ thể, Kiên Giang sẽ thực hiện đúng như yêu cầu của các cấp lãnh đạo.
Về nhân sự cho bộ máy đặc khu, chỉ đạo chính thức chưa có vì các địa phương chúng tôi cũng mới đang trong giai đoạn chuẩn bị. Hiện Trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể. Khi nào Chính phủ chỉ đạo, chúng tôi sẽ thực hiện. Còn hiện tại, địa phương chỉ rà soát để đánh giá cán bộ của mình xem sao để có thể đảm đương nhiệm vụ.
- Xin cảm ơn Bí thư!
 
Hạng B1
21/2/17
76
26
18
33
Đã có kết quả kiểm tra vi phạm đất đai ở Phú Quốc
(NLĐO)- Nhiều trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai ở Phú Quốc đã cố tình không đến làm việc, gây khó khăn cho đoàn công tác.

Ngày 3-7, nguồn tin của phóng viên Báo Người Lao Động cho biết đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Kiên Giang đã có báo cáo tiến độ xử lý vi phạm trên nhiều lĩnh vực ở huyện đảo Phú Quốc sau hơn 2 tháng ra quân thực hiện theo quyết định của chủ tịch UBND tỉnh này.
img5593-15305574087341081160919.jpg

Khai thác khoáng sản trái phép gây hủy hoại môi trường tự nhiên ở Phú Quốc cũng rất báo động - Ảnh: D.Vân
Theo đó, tại 2 xã Cửa Dương và Dương Tơ, đoàn công tác đã xác định được 31 trường hợp vi phạm làm đường trên đất nông nghiệp (sử dụng đất không đúng mục đích) với tổng diện tích hơn 58.000 m2. Những trường hợp này đã bị lập biên bản vi phạm hành chính và buộc phải tháo dỡ công trình vi phạm. Trong số này, có 2 đối tượng được cho làm cam kết khắc phục với diện tích hơn 1.000 m2 nhưng đến nay vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu của đoàn kiểm tra nên sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ trong thời gian tới.
Ngoài ra, đoàn công tác còn phát hiện có 34 căn nhà xây dựng trên đất nông nghiệp với tổng diện tích khoảng 3.000 m2. Hiện đoàn công tác cũng đang khẩn trương xác định rõ chủ nhân của những căn nhà này là người ở đâu để có hướng xử lý thích hợp. Đã có 14 trường hợp được đoàn công tác mời làm việc hợp lệ đến lần thứ 2 nhưng không hợp tác.
lam-duong-tren-dat-nong-nghiep-15305785335181651579503.jpg

Một trong những khu vực làm đường trên đất nông nghiệp tại xã Cửa Dương - Ảnh: D.Vân
Cũng trong đợt kiểm tra lần này, đoàn công tác đã phát hiện đến 15 trường hợp lấn chiếm đất suối với tổng diện tích hơn 10.000 m2 tại khu vực xã Cửa Dương và đang chờ xử lý các bước tiếp theo. Trong số này, đoàn công tác chỉ mới xác định được 12 trường hợp có hành vi lấn, chiếm hành lang bảo vệ suối với tổng diện tích gần 10.500 m2. Đoàn đã tổ chức làm việc và xác định 8 trường hợp vi phạm. Qua làm việc, có 4 trường hợp cam kết tự khắc phục bằng cách di dời toàn bộ lượng đất, đá san lấp để trả lại hiện trạng ban đầu trên diện tích hơn 3.300 m2. Đã có 2 trường hợp chịu nhận quyết định xử phạt hành chính trên diện tích hơn 2.639 m2 nhưng lại không chấp hành tự khắc phục hành vi vi phạm. Đoàn công tác cũng đang củng cố hồ sơ để tiếp tục xử lý theo quy định đối với 7 trường hợp còn lại vì có dấu hiệu không hợp tác.

Theo nhận định của đoàn công tác, phần lớn đối tượng vi phạm trong các lĩnh vực này chủ yếu đến từ Hà Nội, TP HCM. Thậm chí, có nhiều đối tượng thường xuyên đi nước ngoài nên việc mời đến làm việc gặp khó khăn và rất mất thời gian. Riêng đối với những trường hợp xây dựng nhà trên đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp nhưng không phải đất ở cũng gặp rất nhiều khó khăn như nhà đã tồn tại trước khi phân lô, tách thửa hoặc người dân địa phương thiếu chỗ ở; các khu nhà trọ đã được cấp điện, phòng cháy, thu thuế; một số đối tượng có liên quan luôn chống đối khi thực hiện cưỡng chế. Hơn nữa, việc tham gia xử lý của cấp huyện và xã còn thụ động, chưa thực sự quyết tâm, trách nhiệm và chủ động.
 
Hạng B1
21/2/17
76
26
18
33
Tạm ngừng chạy tàu ra Phú Quốc, hàng trăm du khách mắc kẹt trên đảo

(Dân trí) - Ngày 10/7, Cảng vụ Hàng hải tỉnh Kiên Giang cho biết, do thời tiết trên vùng biển Kiên Giang có gió giật cấp 7-8 nên Cảng vụ đã thông báo cho các tàu vận chuyển hành khách từ TP Rạch Giá, thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) ra đảo Phú Quốc tạm thời ngưng chạy.

Theo thông báo từ tối qua (9/7) của Cảng vụ Hàng hải tỉnh Kiên Giang, căn cứ vào bản tin dự báo thời tiết, thời tiết sáng 10/7 vào lúc 6h trên vùng biển Phú Quốc, Kiên Giang và vịnh Thái Lan trời nhiều mây có mưa rào và giông vài nơi, gió Tây Nam cấp 6 cấp 7, giật cấp 8 cấp 9 biển động mạnh.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho hành khách, Cảng vụ Hàng hải tỉnh Kiên Giang yêu cầu các tàu vận chuyển hành khách đang hoạt động các tuyến Rạch Giá - Phú Quốc, Rạch Giá – Nam Du , Hà Tiên – Phú Quốc và chiều ngược lại, tạm ngưng hoạt động.

tau-ngung-chay-15311955752741912048798.jpg

Do thời tiết bất lợi, tất cả các tàu vận chuyển hành khách từ TP Rạch Giá, thị xã Hà Tiên ra đảo Phú Quốc và chiều ngược lại tạm thời ngưng hoạt động

Được biết, các hãng tàu vận chuyển hành khách như: Surperdong, Phú Quốc Expess, Ngọc Thành, tàu vận tải ô tô Thạnh Thới chạy các tuyến trên vùng biển Kiên Giang đã chủ động xử lý tình huống trên theo quy định, giải quyết trả vé, chuyển vé, đăng ký vé cho hành khách.
Đối với các tuyến thuỷ nội địa, Cảng vụ đường thuỷ nội địa tỉnh Kiên Giang vẫn cho phép các tàu chạy bình thường ở các tuyến Rạch Giá - Hòn Sơn, Rạch Giá - Hòn Tre, Hà Tiên - Tiên Hải...
Về thời gian hoạt động trở lại, các đơn vị chức năng cho biết sẽ căn cứ vào bản tin dự báo thời tiết vào ngày 11/7 sẽ có thông báo các tàu được phép hoạt động trở lại hay không.
Thời gian này là tháng hè nên có rất đông du khách ra huyện đảo Phú Quốc du lịch. Do đó, khi các tàu vận chuyển hành khách từ TP Rạch Giá, thị xã Hà Tiên ra đảo Phú Quốc và chiều ngược lại ngưng chạy đã làm hàng nghìn du khách kẹt lại TP Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và Phú Quốc.
Trước đó, vào 6/7, do thời tiết trên vùng biển Cà Mau, Phú Quốc, Kiên Giang có gió giật mạnh và lốc xoáy nên Cảng vụ Hàng hải Kiên Giang đã cho các tàu vận chuyển hành khách trên vùng biển này tạm ngưng xuất bến.
Nguyễn Hành
 
Hạng B1
21/2/17
76
26
18
33
Dự án Nhà máy xử lý rác thải Phú Quốc bị thu hồi
15:16 - 16/08/2018 Thanh Niên Online
Hoàng Trung
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo thu hồi dự án Nhà máy xử lý rác thải Phú Quốc vì không hoạt động đúng như cam kết.

Nhà máy xử lý rác Phú Quốc
Ảnh: Hoàng Trung
Sáng 16.8, tin từ Ban quản lý khu kinh tế Phú Quốc cho biết ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, vừa có ý kiến chỉ đạo giao cho đơn vị hoàn chỉnh các thủ tục thu hồi dự án Nhà máy xử lý rác thải Phú Quốc.
TIN LIÊN QUAN
Nhận 'tối hậu thư', nhà máy rác ở Phú Quốc sẽ hoạt động vào tháng 6.2018
Theo lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, lãnh đạo tỉnh và H.Phú Quốc đặt rất nhiều kỳ vọng vào dự án Nhà máy xử lý rác thải Phú Quốc, xem đây là giải pháp tốt nhất để xử lý rác thải, bảo vệ môi trường cho Phú Quốc.
Tuy nhiên, qua quá trình vận hành thử nghiệm, nhà máy gặp nhiều trục trặc. Lãnh đạo tỉnh và huyện đã nhiều lần gia hạn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư khắc phục sửa chữa nhưng đến nay nhà máy vẫn không hoạt động đúng như cam kết.
Việc này ảnh hưởng rất lớn đến công tác xử lý rác thải trên đảo Phú Quốc, lượng rác tồn đọng ngày càng nhiều, gây khó khăn cho địa phương.
Như Thanh Niên đã thông tin, Nhà máy xử lý rác Phú Quốc do Công ty CP năng lượng tái tạo Toàn Cầu (TP.HCM) làm chủ đầu tư với tổng kinh phí khoảng 230 tỉ đồng, xây dựng trên diện tích đất rộng 10 ha tại ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, H.Phú Quốc với công suất xử lý 200 tấn rác/ngày.
rac2_lxfm.jpg

Những núi rác khủng khiếp ở bãi rác Cửa Dương Ảnh: Hoàng Trung

Nhà máy dự kiến chạy thử nghiệm vào tháng 8.2017. Tuy nhiên, do trục trặc trong dây chuyền hoạt động nên xử lý không kịp, để tồn lượng rác hơn 300 tấn nhập tạm, gây ô nhiễm cho các hộ dân thuộc 2 tổ 9 và 10 ấp Bãi Bổn.
Quá bức xúc, ngày 20.10.2017, đông đảo người dân thuộc 2 tổ này đã lập hàng rào chặn lối đi, không cho xe chở rác vào nhà máy.
Trước sự phản ứng gay gắt của người dân, lãnh đạo xã Hàm Ninh và phía nhà máy phải cam kết không nhập thêm rác và phải giải quyết xong số rác tồn đọng trong 7 ngày. Từ đó đến nay nhà máy không hoạt động.
rac_pqqq.jpg

Thông báo ý kiến chỉ đạo thu hồi dự án của chủ tịch tỉnh Kiên Giang Ảnh: Hoàng Trung

Cuối tháng 5.2018, lãnh đạo tỉnh đã ra “tối hậu thư” buộc đến cuối tháng 6.2018 nhà máy phải hoạt động, nếu không sẽ bị thu hồi.
 
Hạng B1
21/2/17
76
26
18
33
"Vì một Phú Quốc mãi xanh" Hoa hậu Ngọc Hân hào hứng hội ngộ cùng cầu thủ Công Vinh tuyên truyền về môi trường
Mới đây, Hoa hậu Ngọc Hân rạng rỡ khi góp mặt trong sự kiện "Vì một Phú Quốc mãi xanh" và có dịp hội ngộ cùng vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên, nam ca sĩ Ngô Kiến Huy và Kyo York...

Suốt 8 năm qua, Ngọc Hân luôn là Hoa hậu tích cực tham gia các chương trình bảo vệ môi trường. Cô không ngại về các vùng biển đảo xa để tham gia các hoạt động nhặt rác, trồng cây... để tuyên truyền thông điệp về việc giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp.


Ngoc-Han-Va-Vo-Chong-01.jpg

Hoa hậu Ngọc Hân khá thân thiết với cầu thủ Công Vinh. Ảnh: Benny Phan.


Trong buổi giao lưu, Hoa hậu Ngọc Hân diện áo thun cùng quần Jeans giản dị, đảm nhận vai trò MC cùng nam ca sĩ Ngô Kiến Huy. Cô chia sẻ với các em học sinh rằng "Một bao nilon mất đến 500 năm mới tiêu hủy được, nên dù một hành động nhỏ như hạn chế sử dụng bao nilon, bỏ rác vào đúng nơi quy định là chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường".


_BEN3422.jpg

Hoa hậu Ngọc Hân dành tặng bộ sự tập áo dài đặc biệt trong sự kiện bảo vệ môi trường diễn ra tại Phú Quốc.

Cũng trong sự kiện này, Hoa hậu Việt Nam 2010 còn dành món quà ý nghĩa tặng cho chương trình, đó là bộ sưu tập áo dài in hình những bức tranh "Bảo vệ môi trường Phú Quốc" do chính các em học sinh vẽ.


KOBE0784.jpg

Cựu cầu thủ Công Vinh cũng góp mặt tại sự kiện và không ngại trình diễn những đường bóng đẹp dành tặng cho các em nhỏ.

Hoa hậu Ngọc Hân cũng vui vẻ hội ngộ với vợ chồng nữ ca sĩ Thủy Tiên - Công Vinh. Cô chia sẻ rằng, ở ngoài đời đôi vợ chồng rất gần gũi và thân thiện.


KOBE0421.jpg

Ca sĩ Thuỷ Tiên hạnh phúc khi được các em nhỏ chào đón.

Ngoài ra, các nghệ sĩ cùng giao lưu với 2.600 học sinh của trường THCS Đông Dương với mục đích kêu gọi các em cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt trong tình trạng mỗi ngày Phú Quốc có khoảng 140 tấn rác thải mỗi ngày nhưng đều được đưa về 2 bãi rác tạm, xử lý bằng cách chôn lấp tại chỗ.


Ngoc-Han-Va-Vo-Chong-02.jpg

Các nghệ sĩ hào hứng tham gia sự kiện ý nghĩa.