Trích đoạn: quangoto
Trích đoạn: hailua_dichat
Rõ ràng lực quán tính khi thắng xe khiến cho gia tăng lực bám trên bánh trước như vậy người ta sẽ thiết kế để thắng trước có lực thắng lơn hơn bánh sau!
Vấn đề đặt ra là , Lực quán tính tuỳ thuộc vào vận tốc xe lúc thắng, mà vận tốc xe thì tùy thuộc vào quá trình vận hành xe hay nói khác đi là không cố định , vậy thiết kế sao cho lực thắng lớn hơn ở bánh truớc liệu đã hợp lý chưa hay còn có giải pháp nào khác?
Em xin giải thích vấn đề bác đặt ra như sau:
Lực quán tính (Fqt) là nguyên nhân làm gia tăng lực bám trên bánh trước.
Lực quán tính Fqt = Gia tốc (a) * khối lượng (m); a = Delta (v)/ Delta (t) {độ biến thiên vận tốc/khoảng thời gian xảy ra quá trình biến thiên đó}---> Fqt tuỳ thuộc vào vận tốc xe chạy (khi bắt đầu phanh) và khoảng thời gian phanh (coi 'm' không đổi)---> mặc dù vận tốc của xe là bất kì nhưng lực quán tính của xe khi phanh lại không sai khác nhau nhiều lắm (vì còn phụ thuộc vào khoảng thời gian phanh) và Fqt lớn nhất khi lực phanh (Fp) lớn nhất(lúc bác đạp cật lực đó).
Có thể nói, mặc dù điều kiện vận hành xe là rất khác nhau nhưng quán tính xe khi phanh (với lực phanh lớn nhất) là không sai khác nhau.
Hệ thống phanh phải đảm bảo không bị trượt lết khi bác phanh với Fp lớn nhất (khi đó Fqt cũng lớn nhất) --> đảm bảo khi các bác 'rà' phanh xe cũng không bị trượt lết.
Mà:
Fp = Fp trước + Fp sau
Fp trước/Fp sau ~(tỉ lệ) Diện tích làm việc piston công tác (Slv) b.trước/Slv sau = const.
Khi bố trí hệ thống phanh, việc phân bố lực phanh (chọn các Slv) tuỳ thuộc vào loại xe, tốc độ cho phép của xe, điều kiện vận hành thường xuyên của xe ---> (lực phanh cần thiết <----> quán tính khi phanh của xe).
Thường thì việc chọn Fp trước/Fp sau theo tiêu chuẩn (Châu Âu, Nga...)
Để tăng hiệu quả khi phanh, tránh bị trượt lết (thường là trượt lết bánh sau) người ta bố trí trên xe bộ điều hoà lực phanh gồm cơ cấu nhận biết và cơ cấu điều khiển (em tạm gọi như thế). Cơ cấu nhận biết (thường bằng cơ khí) để nhận biết khoảng cách thùng xe so với cầu sau (từ đó cho thấy độ nhấc lên của "đít xe") khi phanh. Cơ cấu điều khiển (thường dùng van thay đổi độ mở) để điều chỉnh sự phân bố lực phanh bằng cách tăng or giảm áp suất dầu đến các xi lanh bánh xe-->lực phanh ở các bánh xe thay đổi. Nếu "đít xe" nhấc lên thì lực phanh bánh sau giảm và ngược lại.
Một hệ thống phanh cơ bản luôn có Fp trước > Fp sau (lý do như trên) việc bố trí thêm bộ điều hoà lực phanh chỉ để làm tăng hiệu quả phanh và giảm nguy cơ trượt lết. Bộ điều hoà lực phanh không được sử dụng để thay thế hoàn toàn cho sự sai khác lực phanh của bánh trước và bánh sau khi phanh.
Cao cấp hơn là hệ thống chống bó cứng phanh điện tử ABS.
Mong các bác chỉ giáo thêm!