Hạng B2
10/4/14
259
1.164
93
Cảm ơn bác, bài rất chi tiết.

Copy ra luôn cho các bác khác tiện theo dõi:
Tóm tắt: thực hiện theo PPP, đã xong thiết kế cơ sở, bị vướng vụ tạm dừng BT, đã được chấp thuận dùng ngân sách để giải phóng mặt bằng (và đất để thanh toán dự án đã chuẩn bị sẵn, bài khác)

...
Trong khi đó, đoạn từ cầu Phú Hữu (Q.9) đến xa lộ Hà Nội và từ xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng (Q.Thủ Đức) đã được UBND TP phê duyệt đề xuất dự án từ tháng 12.2016 nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt báo cáo nghiên cứu dự án khả thi. Nguyên nhân do doanh nghiệp chưa được giao lập dự án đã hoàn thành hồ sơ thiết kế cơ sở và được Sở GTVT thẩm định nhưng chưa xác lập được phương án tài chính khả thi. Mặt khác, 2 dự án trên được phê duyệt đầu tư theo hình thức BT, trong khi theo chỉ đạo của UBND TP, Sở Kế hoạch - Đầu tư đang xây dựng quy trình thực hiện dự án theo hình thức PPP (đối tác công - tư, trong đó có hình thức BT) để triển khai thống nhất chung trên toàn địa bàn TP. Do đó, dự án đang phải nằm chờ, sẽ tiếp tục triển khai sau khi TP ban hành quy trình thực hiện dự án theo hình thức PPP.

Trả lời Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Tám, Phó giám đốc Sở GTVT TP, cho biết hiện khó khăn lớn nhất để triển khai các phân đoạn khép kín đường vành đai 2 là xác lập phương án tài chính khả thi. Cụ thể, việc đầu tư theo hình thức BOT chỉ phù hợp với tuyến đường làm mới, đồng thời trạm thu phí không quá gần với trạm thu phí khác và nguồn thu phải phù hợp với chi phí đầu tư. Nếu đầu tư theo hình thức BT, cần phải có đủ quỹ đất có giá trị phù hợp để thanh toán cho nhà đầu tư. Tuy nhiên với thực tế hiện nay, quỹ đất trên địa bàn TP không nhiều, chưa đủ khả năng đáp ứng. Vay vốn ODA sẽ phải ràng buộc rất nhiều điều kiện và gia tăng áp lực nợ công. Ngoài ra, nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cũng là trở ngại cố hữu ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

“Sở GTVT đã tham mưu kiến nghị UBND TP bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với 2 phân đoạn từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội, từ xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng và đã được UBND TP chấp thuận. Như vậy, tiến độ triển khai khép kín đường vành đai 2 đoạn từ cầu Phú Hữu đến nút giao Gò Dưa trong thời gian tới sẽ được đẩy nhanh; nhưng với tất cả những vướng mắc đã nêu trên, nhiều khả năng dự án không thể về đích đúng theo quy hoạch xây dựng từ năm 2017 - 2019”, ông Tám thông tin.
 
Chỉnh sửa cuối:
Cò Đất
22/6/12
5.358
40.241
113
1000 tỷ là thu cho cầu Rạch Chiếc, thu cho XLHN vẫn còn khoảng 20 năm nữa bác.
Bác sai rồi. Trạm XLHN là thu cho đường ... Điện Biên Phủ, sau đó là cầu RC. Nó đã xong nhiệm vụ.
 
  • Like
Reactions: ansaigon
Hạng B2
10/4/14
259
1.164
93
Em nghĩ trong vòng 5 năm tới nó vẫn chưa thể xuất hiện :D
Như vậy là vụ Thủ Thiêm (mấy tuyến đường) cũng làm Vành Đai 2 bị vạ lây.
Nhưng nhìn chung đoạn cầu Phú Hữu đến Bình Thái là thuộc danh sách “gia đình có điều kiện” nhất trong các dự án đang chờ làm. Đất để thanh toán đã sẵn, đền bù giải toả đã có nhà nước lo...
Có vẻ chủ yếu vướng mắc hiện tại là thông qua phương án để thanh toán cho nhà đầu tư ra sao. Và có thể cả việc hoàn vốn cho Xa lộ Hà Nội.
 
  • Like
Reactions: Ba Văn
Cò Đất
22/6/12
5.358
40.241
113
Như vậy là vụ Thủ Thiêm (mấy tuyến đường) cũng làm Vành Đai 2 bị vạ lây.
Nhưng nhìn chung đoạn cầu Phú Hữu đến Bình Thái là thuộc danh sách “gia đình có điều kiện” nhất trong các dự án đang chờ làm. Đất để thanh toán đã sẵn, đền bù giải toả đã có nhà nước lo...
Có vẻ chủ yếu vướng mắc hiện tại là thông qua phương án để thanh toán cho nhà đầu tư ra sao. Và có thể cả việc hoàn vốn cho Xa lộ Hà Nội.
Tóm lại cho dễ hiểu. Bánh đã có sẳn, phân chia thế nào. Hết.