Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Còn tiền VNDCCH và tiền VNCH nữa, mấy thứ này mới trực tiếp liên quan tới thời đại AE mình nè bác Tý !
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
Hehe, các bác bình tĩnh cho em thêm thời gian, em sẽ cố gắng up ít nhất các loại tiền đến 1975. Nói thiệt tiền VNDCCH giai đoạn 46-54 hơi bị rối vì quá nhiều nguồn phát hành, em đang đắn đo nên đưa lên kiểu nào cho dễ theo dõi. :D
 
Hạng F
9/3/06
6.465
4.052
113
Sì Gòn
Tí dê nói:
FrenchIndochinaP92-1Piastre-1953_f-donated.jpg

FrenchIndochinaP92-1Piastre-1953_b-donated.jpg


Sau đó Pháp phát hành loại giấy bạc có mặt trước thiết kế giống nhau in 3 thứ tiếng Việt-Kh'me-Lào, mặt sau in tiếng Pháp và có hình Bảo Đại/Suphanuvon/Sihanuc tùy từng nước. Tỉ giá thống nhất 1 đồng=1riel=1kip.

Nhà em có tờ này nè, nhưng không biết lạc ở đâu rồi
 
Bài nào của bác Tí cũng giúp cho anh em mở rộng tầm mắt và kiến thức. Em lúc nào cũng mong bài mới của bác.
Bác Tí cho em hỏi hình đầu tiên của bài này người đàn ông đông dương ngồi dưới chân "bà mẹ nước Pháp" có ý nghĩa gì vậy bác ?
 
Hạng B2
14/4/08
365
450
63
người đàn ông đông dương ngồi dưới chân "bà mẹ nước Pháp
Đàn bà mà bác
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
Huymap nói:
Bác Tí cho em hỏi hình đầu tiên của bài này người đàn ông đông dương ngồi dưới chân "bà mẹ nước Pháp" có ý nghĩa gì vậy bác ?

Nói thật với bác là em không rõ có phải là "bà mẹ nước Pháp" hay không. Hình ảnh thì có vẻ là nữ nhưng cây gậy trên tay cho thấy nhân vật này là thần Hermes, vị thần hộ mệnh của ngành thương mại, dĩ nhiên là bảo trợ luôn ngân hàng. :D
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
Phần tiếp theo em xin giới thiệu một loạt những tờ bạc hoàn toàn không đẹp về hình thức, giá trị thanh toán không cao, không khó để giả mạo. Những tờ bạc "tiêu bằng niềm tin" này là minh chứng cho những khó khăn khủng khiếp mà chính quyền VNDCCH phải đối diện sau CMT8.

Vào thời điểm cuối năm 1945, chính quyền mới không chiếm ngân hàng Đông Dương mà chỉ tiếp quản ngân khố quốc gia với trên 1 triệu đồng, trong đó 50% là tiền cũ nát chờ hủy. Sau các đợt phát động "Tuần lễ vàng", "Quỹ độc lập", nhân dân cả nước đóng góp được khoảng 370kg vàng và 20 triệu đồng tiền Đông Dương cho chính quyền.

Đầu năm 1946, chính phủ phát hành loạt giấy bạc đầu tiên tại khu vực Nam Trung Bộ, nơi ít ảnh hưởng của các lực lượng nước ngoài. Sau đó những tờ bạc này được lưu hành rộng ra phía Bắc. Bạc in trên giấy bổi, chất lượng xấu. Đến tháng 8/1948 giấy bạc này được chính thức lưu hàng cả nước với tỉ giá 1đồng=1piastre. Trên tờ bạc có chữ ký của bộ trưởng Tài chính và giám đốc Ngân khố TW. Trên tờ bạc có hình Cụ Hồ và chữ ký của bộ trưởng TC nên thường gọi là bạc Cụ Hồ hoặc bạc Tài chính.

VietnamP4-5Dong-%281946%29-donatedsema_f.jpg

VietnamP4-5Dong-%281946%29-donatedsema_b.jpg


VietnamP5-20Dong-%281946%29-donatedsema_f.jpg

VietnamP5-20Dong-%281946%29-donatedsema_b.jpg


VietnamP8b-100Dong-%281946%29-donatedsema_f.jpg

VietnamP8b-100Dong-%281946%29-donatedsema_b.jpg


Tuy nhiên ở nhiều khu vực, nhất là Nam bộ loại tiền này không đến được. Để phản đối quân Pháp, chính quyền nhiều địa phương cho lưu hành tờ bạc ĐD nhưng đóng dấu của Ủy ban kháng chiến hành chánh chồng lên.
DauKC02.jpg

Đồng thời ở nhiều tỉnh lưu hành các loại Tín phiếu. Phiếu mua bán, Phiếu đổi chác.
img831editedtx9.jpg


Từ sau năm 1948, do khó khăn trong việc vận chuyển từ Bắc vào Nam, đồng thời xuất hiện tiền giả do Hoa kiều Chợ lớn in, chính phủ TW đồng ý cho Nam bộ phát hành loại giấy bạc riêng có chữ ký của chủ tịch Ủy ban KCHC và giám đốc Ngân khố Nam bộ.

VietnamP32-50Dong-%281950%29_f.jpg

VietnamP32-50Dong-%281950%29_b.jpg


Đồng thời một số tờ bạc mệnh giá nhỏ được lưu hành giới hạn trong một số địa phương. Ví dụ như trên tờ bạc sau ghi rõ chỉ lưu hành giới hạn trong các tỉnh Long Châu Sa (Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc) và Mỹ Tho
VietnamP37a-10Dong-%281948%29-donatedsema_f.jpg

VietnamP37a-10Dong-%281948%29-donatedsema_b.jpg


Trong giai đoạn này do kinh tế khó khăn, tiền kháng chiến liên tục mất giá, những tờ bạc mệnh giá lớn lần lượt lưu hành.
VietnamP36b-500Dong-1949-donatedoy_f.jpg

VietnamP36b-500Dong-1949-donatedoy_b.jpg


Sau chiến dịch biên giới 1950, VNDCCH khai thông liên lạc với các nước trong khối XHCN. Ngân hàng Quốc gia VN được thành lập năm 1951, phát hành một loại tiền mới in tại Tiệp Khắc, quy định 1 đồng mới = 10 đồng tiền Tài chính trước đây.

NorthVietnamP60a-20Dong-1951-donated_f.jpg

NorthVietnamP60a-20Dong-1951-donated_b.jpg


VietnamP61b-50Dong-1951-donatedsema_f.jpg

VietnamP61b-50Dong-1951-donatedsema_b.jpg


VietnamP62a-100Dong-1951-donatedth_f.jpg

VietnamP62a-100Dong-1951-donatedth_b.jpg


NorthVietnamP65-1000Dong-1951-donated_f.jpg

NorthVietnamP65-1000Dong-1951-donated_b.jpg


VietnamP66a-5000Dong-1953-donatedth_f.jpg

VietnamP66a-5000Dong-1953-donatedth_b.jpg


Các tờ tiền mệnh giá lớn dù đã đổi tiền cho thấy tình trạng lạm phát khá trầm trọng.

Loạt giấy bạc in tại Tiệp Khắc này được lưu hành cho đến nhiều năm sau hiệp định Geneve, lập lại hòa bình tại VN.

Tại Miền Nam trước khi chính quyền và quân đội Việt Minh tập kết ra Bắc, để tránh thiệt hại cho dân đã thực hiện việc thu đổi tiền VNDCCH, trả tiền Đông Dương cho dân chúng. Việc lưu hành tiền TC/ bạc Cụ Hồ tại Miền Nam chấm dứt sau khi kết thúc thời hạn tập kết 300 ngày vào năm 1955.