Em thấy bác Tí mà đưa cái gì ra , cái đó độc đáo và đặc sắc , không đụng hàng... Thanks bác nhiều nhiều
công nhận tiền từ xưa đến nay toàn tiền đẹp , quyến dũ chết người có khác, h mấy đồng này có giá trị lắm đây
Cám ơn các bác đã cổ vũ. Đa số thông tin và hình ảnh trong topic này là "mượn tạm" từ forum Sưu tầm tiền Việt Nam , phần Tí dê nhà em chỉ sắp xếp lại theo thứ tự và chọn ra một số mẫu tiêu biểu.
Tiếp tục về tiền VNDCCH, sau năm 1954 cho đến năm 1958 mẫu tiền in tại Tiệp Khắc vẫn được sử dụng (đa số in năm 1951, riêng tờ 5000 đồng in năm 1953). Tiền Đông Dương được thu đổi và chấm dứt lưu hành tại miền Bắc tứ tháng 5/1955.
Đến năm 1958, Ngân hàng quốc gia VN cho in loạt tiền mới và chính thức phát hành vào tháng 2/1959, tiền cũ được thu đổi với tỉ lệ 1 đồng mới bằng 100 đồng cũ.
Các mẫu tiền kim loại có một mặt tương tự nhau, mặt còn lại dập nổi giá trị của đồng tiền:
Các mẫu tiền giấy:
Tờ 1 hào "xe lửa"
Tờ một đồng "Cột cờ"
Tờ năm đồng "Cụ nâu"
Tờ 10 đồng "Cụ mượt"
Đến khoảng 1969 phát hành tờ 20 đồng, dòng chữ Ngân hàng Quốc gia VN được thay bằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thành lập năm 1960.
Liên tục từ 1959 cho đến sau 1975, hầu như không có biến động lớn trong hệ thống tài chính miền Bắc. Tờ giấy bạc cao nhất là 20 đồng khá ít người sỡ hữu. Sự ổn định kinh tế này dựa trên nền tảng của những tờ giấy còn mạnh hơn cả tiền, đó là hệ thống tem phiếu phân phối.
Với hệ thống tem phiếu, nhu cầu của người dân được tiêu chuẩn hóa ở mức bình quân tối thiểu. Tùy theo từng loại đối tượng mà có định mức tiêu thụ khác nhau.
Tem mua lương thực
Bà đẻ có tiêu chuẩn riêng
Phiếu mua vải
Phiếu mua phụ tùng xe đạp
Với hệ thống tem phiếu, nền kinh tế được kế hoạch hóa chặt chẽ. Xã hội được bình quân một cách tương đối ...nghèo như nhau với nền kinh tế ổn định một cách trì trệ. Hệ thống phân phối này khá phù hợp với hoàn cảnh thắt lưng buộc bụng của thời chiến. Những nhược điểm của nó dần dần bộc lộ vào cuối những năm 60 và thực sự bùng phát để trở thành lực cản lớn trong một xã hội đa dạng hơn, nhiều nguồn cung và nhiều nhu cầu hơn sau khi thống nhất hai miền Nam Bắc.
Tiếp tục về tiền VNDCCH, sau năm 1954 cho đến năm 1958 mẫu tiền in tại Tiệp Khắc vẫn được sử dụng (đa số in năm 1951, riêng tờ 5000 đồng in năm 1953). Tiền Đông Dương được thu đổi và chấm dứt lưu hành tại miền Bắc tứ tháng 5/1955.
Đến năm 1958, Ngân hàng quốc gia VN cho in loạt tiền mới và chính thức phát hành vào tháng 2/1959, tiền cũ được thu đổi với tỉ lệ 1 đồng mới bằng 100 đồng cũ.
Các mẫu tiền kim loại có một mặt tương tự nhau, mặt còn lại dập nổi giá trị của đồng tiền:
Các mẫu tiền giấy:
Tờ 1 hào "xe lửa"
Tờ một đồng "Cột cờ"
Tờ năm đồng "Cụ nâu"
Tờ 10 đồng "Cụ mượt"
Đến khoảng 1969 phát hành tờ 20 đồng, dòng chữ Ngân hàng Quốc gia VN được thay bằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thành lập năm 1960.
Liên tục từ 1959 cho đến sau 1975, hầu như không có biến động lớn trong hệ thống tài chính miền Bắc. Tờ giấy bạc cao nhất là 20 đồng khá ít người sỡ hữu. Sự ổn định kinh tế này dựa trên nền tảng của những tờ giấy còn mạnh hơn cả tiền, đó là hệ thống tem phiếu phân phối.
Với hệ thống tem phiếu, nhu cầu của người dân được tiêu chuẩn hóa ở mức bình quân tối thiểu. Tùy theo từng loại đối tượng mà có định mức tiêu thụ khác nhau.
Tem mua lương thực
Bà đẻ có tiêu chuẩn riêng
Phiếu mua vải
Phiếu mua phụ tùng xe đạp
Với hệ thống tem phiếu, nền kinh tế được kế hoạch hóa chặt chẽ. Xã hội được bình quân một cách tương đối ...nghèo như nhau với nền kinh tế ổn định một cách trì trệ. Hệ thống phân phối này khá phù hợp với hoàn cảnh thắt lưng buộc bụng của thời chiến. Những nhược điểm của nó dần dần bộc lộ vào cuối những năm 60 và thực sự bùng phát để trở thành lực cản lớn trong một xã hội đa dạng hơn, nhiều nguồn cung và nhiều nhu cầu hơn sau khi thống nhất hai miền Nam Bắc.
Last edited by a moderator:
Hay quá bác Tý ơi. Mấy cái đồng tiền VNDCCH năm 1958 là gắn liền với cả tuổi thơ của em đấy. Trẻ con thì chỉ đc chạm tay vào tiền xu, tiền hào thôi. Tiền xu thì gắn liền với trò chơi "đánh đáo". Hè về là say mê chơi. Em chơi cũng khá nên có lần thắng nhiều quá bị mấy thằng thua đau nó đuổi cướp lại tiền chạy trối chết. Còn tiền đồng thì sau này lớn hơn 1 chút cũng có, do mẹ thỉnh thoảng cho 1,2 hào ăn sáng, nhịn ăn để dành mua truyện đọc. Nào là Ruồi Trâu, Thép đã tôi thế đấy, Những người khốn khổ... nhiếu lắm. Em có cả 1 thư viện riêng đâu cỡ hơn trăm cuốn truyện hay.
Để thấy đc giá trị của đồng tiền VNDCCH, thời đó lương khởi điểm của công nhân làm đường là 37đ/tháng. Bố em là cán bộ Ty Giao thông lương đâu cỡ 50-60 đồng/tháng. Học phí HSPT đóng 2đ/tháng. Khi lên cấp 3 (lớp 8 - 10), vì học lớp chuyên nên đc học bổng 9,6 đ/tháng + miễn học phí.
Còn tem phiếu thì cũng gắn bó với em lắm. Nhất là phiếu thit. Em đc phận công tháng 1 lần đi xếp hàng mua thịt, đi từ thật sớm (5h sáng) để xếp hàng. Có mấy tờ giấy vở học trò xé ra, ghi tên theo thứ tự đến trước xếp trước. Mỗi 1 tờ giấy ghi 10 tên, gọi là tổ. Nếu đc xếp vào tổ 1 hoặc tổ 2 thì có nhiều khả năng mua đc thịt, nếu là tổ 3 trở ra thì nhiều khi chờ vài giờ đồng hồ, đến lượt mình thì nghe cô mậu dịch viên thông báo "Đã hết thịt, xin bà con vui lòng hôm sau quay lại !" Thường mọi ng thích mua thịt mỡ, về nhà rán lấy mỡ ăn dần, tóp mỡ cũng làm đc nhiều món ngon !
Để thấy đc giá trị của đồng tiền VNDCCH, thời đó lương khởi điểm của công nhân làm đường là 37đ/tháng. Bố em là cán bộ Ty Giao thông lương đâu cỡ 50-60 đồng/tháng. Học phí HSPT đóng 2đ/tháng. Khi lên cấp 3 (lớp 8 - 10), vì học lớp chuyên nên đc học bổng 9,6 đ/tháng + miễn học phí.
Còn tem phiếu thì cũng gắn bó với em lắm. Nhất là phiếu thit. Em đc phận công tháng 1 lần đi xếp hàng mua thịt, đi từ thật sớm (5h sáng) để xếp hàng. Có mấy tờ giấy vở học trò xé ra, ghi tên theo thứ tự đến trước xếp trước. Mỗi 1 tờ giấy ghi 10 tên, gọi là tổ. Nếu đc xếp vào tổ 1 hoặc tổ 2 thì có nhiều khả năng mua đc thịt, nếu là tổ 3 trở ra thì nhiều khi chờ vài giờ đồng hồ, đến lượt mình thì nghe cô mậu dịch viên thông báo "Đã hết thịt, xin bà con vui lòng hôm sau quay lại !" Thường mọi ng thích mua thịt mỡ, về nhà rán lấy mỡ ăn dần, tóp mỡ cũng làm đc nhiều món ngon !
Tí dê nói:Đến khoảng 1969 phát hành tờ 20 đồng, dòng chữ Ngân hàng Quốc gia VN được thay bằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thành lập năm 1960.
Bác Tí có thể lý giải thêm đôi chút về việc đổi tên/thành lập NH mới ở trên với ạ !
Quả thật em vẫn thấy tên gọi Ngân Hàng Quốc Gia VN vẫn hay hơn Ngân Hàng Nhà Nước VN !!
Nghe cứ kỳ kỳ seo đó : cái gì cũng có ' Nhân Dân ' (của ' nhăn răng ' !) - Ủy Ban Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Toà Án Nhân Dân, Viện Kiểm Sát Nhân Dân, ...
Chỉ có Ngân Hàng là Nhà Nước (của nhà lước !) !!! Mịa ....
Last edited by a moderator:
@ bác Gentledog: lúc em biết tiêu tiền thì chỉ cầm được mấy đồng xèng thôi, còn "cụ mượt", "cụ nâu" thì các cụ nhà em cất kỹ lắm.
Đúng là thời bao cấp nhiều người có thói quen đọc sách, nhà ai cũng có 1 tủ sách nhỏ, hệ thống thư viện cơ quan, địa phương cũng khá rộng. Hồi bé hàng tháng em cũng được tiêu chuẩn mua 1-2 quyển, hè thì nhiều hơn. Đến giờ ở nhà vẫn còn mấy vali đầy sách vác theo sau mấy lần chuyển nhà. Cả mấy năm mới mở ra soạn lại một lần, lại bùi ngùi nhớ hồi xưa.
@ bác Connon: theo em biết thì hệ thống ngân hàng và tên gọi có ghi trong Hiến pháp. Hiến pháp 1959 theo khuôn mẫu Liên Xô nên tên ngân hàng cũng tương tự.
Đúng là thời bao cấp nhiều người có thói quen đọc sách, nhà ai cũng có 1 tủ sách nhỏ, hệ thống thư viện cơ quan, địa phương cũng khá rộng. Hồi bé hàng tháng em cũng được tiêu chuẩn mua 1-2 quyển, hè thì nhiều hơn. Đến giờ ở nhà vẫn còn mấy vali đầy sách vác theo sau mấy lần chuyển nhà. Cả mấy năm mới mở ra soạn lại một lần, lại bùi ngùi nhớ hồi xưa.
@ bác Connon: theo em biết thì hệ thống ngân hàng và tên gọi có ghi trong Hiến pháp. Hiến pháp 1959 theo khuôn mẫu Liên Xô nên tên ngân hàng cũng tương tự.
@ Bác Tí : nghe bác nói em lọ mọ nhờ Google tìm ' Hiến Pháp VNDCCH 1959 ' mà có thấy nói gì về Ngân Hàng đâu bác !?
Hiến Pháp Nước CH XHCN Việt Nam
Hiến Pháp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà 1959
Hiến Pháp được biên soạn và sửa đổi qua các lần 1946, 1959, 1980 và 1992 còn sau này thì .... chưa biết !
Vậy là sau 1959 còn 2 lần HP được sửa đổi thía mà .... !!!!
Hiến Pháp Nước CH XHCN Việt Nam
Hiến Pháp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà 1959
Hiến Pháp được biên soạn và sửa đổi qua các lần 1946, 1959, 1980 và 1992 còn sau này thì .... chưa biết !
Vậy là sau 1959 còn 2 lần HP được sửa đổi thía mà .... !!!!
Last edited by a moderator: