Tập Lái
12/10/18
24
18
3
33
Chào tất cả các bác!
Trước khi vào chủ đề của bài viết em xin phép được chia sẻ chút ít...
Em là một người rất hay truy cập vào diễn đàn OtoSaigon để học hỏi kinh nghiệm đi xe cũng như đọc các chủ thảo luận về việc sửa chữa, bảo dưỡng ô tô. Thật sự mà nói thì trước đây em khá là "gà" bởi vì mặc dù biết lái xe đã lâu nhưng chẳng nắm được luật lệ là mấy, chưa kể tính thanh niên trẻ trâu nên đôi khi chạy ra đường vẫn còn vội vàng và hấp tấp. Thỉnh thoảng lên OtoSaigon đọc các bài má mấy bác chia sẻ kỷ niệm du lịch, kỹ năng lái xe một phần là để giải trí, một phần em cũng củng cố được cho mình kiến thức khá là nhiều về xe cộ. Em rất cảm ơn vì diễn đàn đã giúp em trở thành một lái xe điềm tĩnh và hiểu luật hơn.

Tuy nhiên đọc thì nhiều mà em chưa góp ý cũng như chia sẻ bất cứ điều gì lên OtoSaigon cả. Tuy nhiên hôm nay em mạo muội đăng ký thành viên một phần muốn được bình luận trong tương lai một phần em cũng xin phép các bác được chia sẻ về việc bắn tốc độ của CSGT.

Bản thân em là một bác sĩ, tuy nhiên em lại thích về công nghệ cũng như điện tử, máy móc hơn. Chính vì thế nên mặc dù trong 6 năm theo nghiệp nghề y em vẫn luôn tìm hiểu về máy tính, sửa chữa điện tử, điện trong nhà từ lớn chí nhỏ em đều là người mắc. Máy tính từ phần mềm đến phần cứng em cũng tự mua về lắp ráp rồi cài đặt. Dù sao thì em cũng am hiểu ít nhiều nên tự làm hết các bác ạ.
Hì có lẽ em cũng nói hơi nhiều, nên em xin phép đi vào chủ đề luôn ạ. Số là nhà em thì cách bệnh viện em làm tới 48Km (em còn ở với bố mẹ nhé các bác), ngày thường thì em ở lại thành phố thuê nhà trọ ở. Thi thoảng về nhà chơi thì em đi xe buýt về, cuối tuần mà có ca trực thì em lấy ô tô của ba mẹ đi làm luôn. Thực ra chẳng có chuyện gì phải bàn cũng như chẳng có chủ đề em viết ra ở đây. Nhưng em nghĩ các bác lái xe thường xuyên như chở khách, chở hàng hay nhiều người tham gia giao thông khác cũng nên được biết.

Một tối thứ 6 sau 1 ngày làm mệt mỏi thì em mới lang thang ở thành phố một chút ăn tô phở cho ấm bụng nên em về nhà hơi muộn, lúc đó tầm 12 giờ đêm. Từ thành phố Buôn Mê Thuột về đến nhà em qua huyện Krông Păk, sau khi chạy qua huyện thì em bị một chốt giao thông mấy anh chỉ gậy ra hiệu dừng lại. Em vẫn bình thường xuống hỏi vì sao các anh dừng xe của em thì mấy anh ấy bảo là em chạy quá tốc độ trong khu đông dân cư --> tới đây thì em khá bất ngờ vì bao lâu nay em đều tuân thủ luật giao thông đường bộ rất tốt, ngay cả đường trường em còn không chạy quá 60Km/h. Vào nơi đông dân cư em toàn chạy 40 --> 45 chứ đừng nói là quá tốc độ các bác ạ. Ấy thế mà mấy anh ấy bảo cho xem bằng lái, giấy tờ xe rồi bảo em chạy 56km/h???

Tất nhiên sau khi đưa giấy tờ cho mấy anh đó thì em mới vào xe mở Camera hành trình ra (em có lắp cái Vietmap K12 - hai camera trước sau) và xem lại, cả quãng đường mà từ khi cắm biển đông dân cư đến khi kết thúc em đều chạy với tốc độ dao động từ 40 --> 46Km/h. Sau đó em mới xin xem hình ảnh thì mấy ảnh mở cái điện thoại Samsung, vào Zalo rồi đưa hình ảnh cho em xem, có đầy đủ biển số xe em và cả tốc độ 56km/h. Thật sự lúc này em rất bất ngờ và bảo Camera hành trình của em chỉ ghi nhận tối đa là 46km/h. Tại sao mấy anh lại bắn ra được 56km/h?
- Tại vì máy của tụi anh được nhà nước cấp giá vài trăm triệu đến cả tỉ bạc. Cái Camera hành trình của em có vài triệu bạc làm sao chính xác được? ; Mấy anh CSGT nói với em như vậy.

Thật sự thì em khá bức xúc, nhưng cũng chẳng thể làm gì được, em bảo viết biên bản cho em đi, em chấp nhận nộp phạt. Thế là có một anh đứng đó bảo chú em làm gì mà đi về khuya thế, em bảo em đi có công việc, anh đấy nói thêm rằng thôi đưa anh 400, rồi chú đi đi, khỏi cần biên bản. Nhưng em quyết nộp ngân hàng nhà nước đến cùng, cuối cùng bị phạt 750K các bác ạ.

Đêm đó về, vừa mệt mỏi vừa bức xúc và em lại coi Camera hành trình, chưa có lúc nào trong đoạn đông dân cư mà em chạy quá 50Km/h chứ đừng nói tới 56km/h. Mà em nói thật với các bác, chẳng lẽ Camera hành trình Vietmap sai? Nếu có sai thì sai số nhỏ chứ làm gì tới cả chục km/h như thế phải không các bác?
Em thử chạy vừa nhìn tốc độ của xe, vừa xem tốc độ của camera hành trình, chẳng lệnh gì nhau, như vậy tốc độ từ camera hành trình không hề sai. Em dám khẳng định 100% các bác ạ.
Sau đó 2 tuần, kể từ lúc em nhận biên bản đóng phạt, một lần nữa em lại về khuya (tầm 1 giờ sáng), các bác đừng hỏi là tại sao em hay về khuya nhé, bởi vì đôi lúc trực ca đến 2 giờ là được về, em tranh thủ chạy về nhà luôn các bác ạ.

Một lần nữa em bị bắn tốc độ, bị dừng xe và cũng với tốc độ 56km/h???
Các bác biết đấy, rút kinh nghiệm lần trước, em đã chạy ở tốc độ 30 --> 35km/h. Ấy vậy mà vẫn bị báo là 56km/h. Lần này em nói luôn với mấy anh cảnh sát ở đó rằng máy bắn của các anh có vấn đề, chẳng thể nào chạy tối đa 35km/h mà bắn ra 56km/h được cả. Rồi mấy ảnh bảo cứ xem hình là biết - nói thật em biết hình ảnh chắc chắn sai, chẳng qua đó là bằng chứng của các anh ấy thôi. Nhưng điều bất ngờ hơn là các bác biết gì không, đúng là xe em, biển số xem em, mấy ảnh mở từ Zalo (được một người khác nhắn gửi hình qua) có đến hai tốc độ trong cùng một thời điểm là 56km/h và 59km/h???

Em một lần nữa khẳng định chỉ chạy cao nhất 35km/h và bảo là xe có Camera hành trình, không thể sai số nhiều đến mức đó, một hồi sau mấy ảnh dừng xe khác vào rồi trả lại bằng lái bảo em đi đi vì nói nhiều quá...

Đến đây chắc các bác biết rằng có gì đó mập mờ, không rõ ràng rồi chứ? Và em cũng chắc chắn với các bác biết rằng lần trước em cũng không chạy quá 50km/h chứ đừng nói là 56km/h như mấy anh CSGT chụp hình lại.

Em nghĩ có 2 khả năng dẫn đến việc em bị bắn tốc độ không đúng với tốc độ thực tế:
1. Máy bắn của CSGT có vấn đề, hoặc đã bị hiểu chỉnh để bắn tốc độ từ thấp thành cao (kiểu như +5, +10km/h. Tức là nếu xe các bác chạy 40km/h thì sẽ thành 45km/h hoặc 50km/h. 49km/h thì thành 54km/h hoặc là 59km/h.) Như cái cân của mấy cô bán hoa quả các bác đều biết, đều cân sai đi vì có thể chỉnh được.
2. Hình ảnh bắn tốc độ đã bị cắt ghép hoặc chỉnh sửa, vì không thể nào một chiếc xe trong cùng một thời điểm lại có 2 tốc độ được (56km/h và 59km/h như trường hợp của em). Nếu hình xuất từ trong máy bắn tốc độ, thì còn có thể tin được, chứ gửi qua Zalo ai biết rằng tấm hình có bị chỉnh sửa hay cắt ghép không đúng với tốc độ thực tế hay không?

Người ta hay nói quá tam ba bận, 2 lần bị bắn tốc độ sai thực tế đã coi như chìm vào quá khứ không muốn nhắc lại thì chính buổi chiều hôm qua đây, em đi ngang qua khu đông dân cư và bị bắn tốc độ là 55km/h -- Không thể nào tin được. Đến lần này thì em phải làm luật thôi (nhét tiền rồi đi cho êm xui). Vì em đã quá chán ngán rồi. Cũng chình vì thế nên hôm nay em đăng ký thành viên và chia sẽ với anh em, các bác ở OtoSaiGon ở đây.
Rõ ràng là có vấn đề ở đây đúng không các bác? Không biết có bác nào gặp như trường hợp của em chưa, bởi em chắc chắn với các bác rằng nếu không tin tưởng vào máy móc thì em cũng tin tưởng vào trực quan của em, chạy với tốc độ 56km/h là khá nhanh trong khu đông dân cư và em cũng không cho phép mình chạy xe với tốc độ đó.

Em mong chia sẻ câu chuyện lên đây để các bác rút kinh nghiệm, không bị giống như em cũng như muốn mong được nghe ý kiến của các bác, giải pháp nào cho trình trạng như thế này, bởi không chỉ vì mỗi mình em bị mà còn rất nhiều người khác, biết bao nhiêu là phương tiện giao thông phải chịu cảnh như em?

Kính chúc các bác lái xe an toàn và sức khỏe!
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B1
19/12/16
74
36
28
43
lần 1 khi ký biên bản thì bác có ghi ý kiến ko đồng ý hay ký tên luôn :(
 
Hạng C
15/6/17
867
919
93
Mình xin góp vài ý:
cái vụ về ảnh tốc độ đã phản ánh rất nhiều, nhưng chưa thấy giải thích hợp lý.
mình đã từng bị. và có 1 số xe gắn thiết bị giám sát hành trình, mua đàng hoàng, và 6 tháng đi kiểm tra 1 lần. thế mà lưu thông thiết bị báo không quá tốc độ. nhưng bên giao thông đưa hình ảnh là quá tốc. kiện cáo rồi cũng thua, chứ đừng nói cái cam của bác thì ăn thua gì.. vì thiết bị của họ là THIẾT BỊ ĐÚNG CHUẨN.
mình thấy tốt nhất là phải xem ảnh trực tiếp trên súng thì còn đảm bảo 90%. và mình cũng chưa thấy, hoặc là không có luôn , những trường hợp đem hình ảnh của csgt đem đi KIỂM ĐỊNH. và giả sử nếu có chỉnh sửa thì giải quyết thế nào?
chắc ai cũng sẽ suy nghĩ, đây là thiết bị ĐẠT CHUẨN, được CỤC ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG, bộ KHOA HỌC KIỂM ĐỊNH. sẽ không thể nào có sự sai xót. và người ta đã tính sai số rồi. NGƯỜI DÂN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP KIỂM TRA. :D
VD: như điện thoại, xe oto.... mua của những nước UY TÍN, nhưng đem về họ vẫn MỔ XẺ ra để KIỂM TRA. và đồ điện tử thì không ai nói được điều gì.
đó là chưa kể những thiết bị mà bắn cố định. để ngoài trời.
chưa kế 1 số tình huống PHẠT NGUỘI mà thấy còn RẤT BẤT CẬP.o_O
VD: hầm thủ thiêm, thường phạt lỗi không bật đèn....> phạt nguội.
trường hợp xe đèn nó hư thì sao?. nếu ra khỏi hầm mà có csgt thì mình giải thích đèn hư. còn không có thì khả năng nhận giấy phạt nguội.. hổng lẽ dừng xe lại, gọi điện về bên giao thông, nói là xe em hư đèn. mời mấy anh giao thông qua kiểm tra dùm em.
BẢO ĐẢM SẼ CÓ NGƯỜI NÓI EM LÀ. ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ CHO ..., MÀ ĐÒI HỎI NÀY NỌ.:rolleyes:
CHO NÊN TÓM LẠI LÀ SỐNG CHUNG VỚI LŨ.
 
  • Like
Reactions: Rồng Nguyễn
Hạng C
15/6/17
867
919
93
Người ta cũng biết nhưng phải chịu thôi.:oops::oops::oops::oops:
Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: Bất hợp lý chuyện tài xế phải 'chịu tội' thay máy móc

Pháp Luật VN09/05/18 09:32 GMT+71 đăng lạiGốc
Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, sự việc cùng một trường hợp bắn tốc độ, máy móc đưa ra các kết quả khác nhau, cho thấy một số điểm trong Đề án sử dụng hệ thống camera thông minh giám sát giao thông 'phạt nguội' cũng như sử dụng thiết bị giám sát hành trình (GSHT) để quản lý phương tiện vận tải còn nhiều bất cập. Càng tìm hiểu sự việc, nhận thấy câu chuyện càng rối khi mỗi bên có lý lẽ lập luận riêng.

Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng Chính phủ cần có giải pháp tổng thể, đồng bộ để tránh khiếu nại liên quan đến “phạt nguội”.
Chuyên gia Viện Đo lường giải thích
Ông Đoàn Anh Khoa, Phó trưởng phòng Điện từ trường, Viện Đo lường Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng: Thiết bị GSHT là thiết bị giám sát, sử dụng môi trường GPS thông dụng, có chức năng đo nhưng chức năng đo không chính xác.
Ở Việt Nam, thiết bị GSHT được Bộ Giao thông Vận tải cho lưu hành để giám sát hành trình các xe trên các tuyến, giá trị đo tốc độ không tức thời, sai số về vị trí tương đối lớn. Có thể tính được tốc độ trung bình trên quãng đường giúp các doanh nghiệp vận tải quản lý, nhắc nhở tài xế. Có những lúc thiết bị không thể ghi nhận được.
Ông Khoa cho rằng thiết bị này hay gây tranh cãi, ví dụ khi phương tiện xuống dốc có thể không ghi lại được giá trị đo tức thời. Thiết bị GSHT được hợp quy chứ chưa được kiểm định thường xuyên. Nếu sử dụng trong quân sự thì cần nhiều vệ tinh, máy thu phải hiện đại, điều kiện thời tiết lý tưởng thì mới cho kết quả chính xác. Thiết bị này không thuộc danh mục sản phẩm kiểm định thường xuyên.
Còn công tơ mét tùy thuộc vào vòng quay của lốp và cung cua, là thiết bị cơ khí được chế tạo theo nguyên tắc tốc độ công tơ mét lúc nào cũng lớn hơn tốc độ thật để mang tính chất cảnh báo. “Công tơ mét trên ô tô lúc nào cũng cao hơn tốc độ thật, Viện đã thử nghiệm rất nhiều”, ông Khoa nói.
Theo ông Uông Việt Dũng, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, thực tế việc “phạt nguội” gặp nhiều khó khăn như tổ chức giao thông ở nước ta hỗn hợp, có nhiều đường giao nhau đồng mức nên khó khăn trong giám sát và phát hiện kịp thời thời gian người tham gia giao thông vi phạm. Khó khăn nữa là tình trạng sử dụng phương tiện đi mượn, xe ngoại tỉnh lưu thông tại Hà Nội, TP HCM nên rất khó khăn trong việc mời lên xử lý.
Mặc dù còn nhiều bất cập nhưng chúng ta cần chung tay bàn bạc, tháo gỡ, giải quyết đảm bảo quyền lợi người dân vừa đảm bảo tính nghiêm minh pháp luật.
Theo ông Khoa, các thiết bị đo tốc độ của lực lượng CSGT thuộc danh mục kiểm định thường xuyên, được đánh giá có độ chính xác cao. Tuy nhiên đó cũng là thiết bị điện tử nên không thể nói không có sai số. Trong môi trường kiểm định, thiết bị cho kết quả chính xác, nhưng trong môi trường thực tế có thể có sai số.
Trong trường hợp này, ông Khoa cho hay khó có thể phân xử. “Trường hợp chênh từ 1-5km/h có thể chấp nhận được nhưng sai số 20-30km/k cần xem xét lại. Mọi công dân có quyền khiếu nại. Trường hợp các bên tranh cãi có thể dùng nhiều thiết bị đo để đối chiếu, kiểm chứng”, ông Khoa gợi ý.
Phản bác ý kiến của ông Khoa cho rằng thiết bị GSHT không chính xác, chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên nhấn mạnh thiết bị GSHT bắt buộc các phương tiện vận tải phải lắp theo quy định trong Luật Giao thông đường bộ. Thiết bị có quy chuẩn Quốc gia chứ không phải quy định riêng của bộ, ngành nào.
“Ngành giao thông vận tải dựa vào dữ liệu của thiết bị GSHT để xác định phương tiện chạy đúng tuyến hay không. Thứ hai là dựa vào dữ liệu này để xử phạt lỗi vượt tốc độ. Thiết bị GSHT được lắp trên hai triệu xe. Thực tế chỉ các phương tiện tuyến cố định thì mới có tuyến, cần quản lý xem chạy đúng tuyến hay không. Còn xe taxi, xe tải chiếm số lượng lớn hoạt động không theo tuyến cố định. Và nhóm phương tiện này chủ yếu bị ngành giao thông xử phạt lỗi tốc độ dưa vào kết quả trên thiết bị GSHT. Do đó, phủ nhận kết quả tốc độ của thiết bị GSHT, theo tôi là vô lý”, ông Liên nói. Cũng theo ông Liên, nếu theo các ý kiến phân tích thì chưa thể biết thiết bị nào chuẩn, thiết bị nào sai, nhưng đã “đổ tội” lên đầu tài xế, bắt tài xế nộp phạt hành chính là áp đặt, vô lý.
Ông Uông Việt Dũng: “Nên nhắc nhở chứ chưa thể xử phạt”
PLVN đã có cuộc phỏng vấn ông Uông Việt Dũng, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về vấn đề nêu trên. Trước tiên, theo ông Dũng, “đã là thiết bị điện tử, dẫu là công nghệ hiện đại nhất như chiếc điện thoại của hãng Apple thì thi thoảng vẫn có thể bị treo máy, sai lỗi”.
Liên quan đến thiết bị GSHT được Nhà nước sử dụng để quản lý vận tải, theo ông còn vướng mắc gì không?
- Thiết bị GSHT đã được đưa vào các văn bản pháp luật, được quy định trong Nghị định, được Bộ GTVT hợp quy. Tuy nhiên, cơ chế để kiểm soát, giám sát thiết bị này cần phải có bộ phận chuyên trách thường xuyên theo dõi. Nhưng rất ít Sở GTVT có bộ phận chuyên trách này, chưa phân cấp trách nhiệm rõ ràng. Việc giám sát còn liên quan đến hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông. Về phía cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế những mặt này.
Khi sử dụng thiết bị GSHT chúng ta đã xây dựng hệ thống quy chuẩn nhưng chưa có hệ thống quy chuẩn chi tiết kĩ thuật rõ ràng, chưa có quy định rõ ràng về việc sử dụng mà chỉ mới bắt buộc phải lắp đặt và đảm bảo thông suốt. Còn liên quan về mặt đo lường phải kiểm định, cần quy định thời gian hiệu chuẩn chất lượng kĩ thuật.
Mặt khác để thiết bị GSHT hoạt động phải dựa trên hạ tầng viễn thông, nhưng nền tảng viễn thông chúng ta chưa đảm bảo tính ổn định. Các tuyến vận tải hàng hóa, hành khách qua nhiều địa hình, sóng viễn thông chúng ta chưa thể đảm bảo quá trình truyền dữ liệu thông suốt nên ảnh hưởng đến tính chính xác. Vì thế, chúng ta mới sử dụng để giám sát đơn thuần, còn đưa vào để xử lý vi phạm rất khó khăn.
Trường hợp xung khắc kết quả giữa thiết bị GSHT và thiết bị đo tốc độ “phạt nguội” của CSGT, ông có ý kiến gì?
- Hiện Tổng cục Đường bộ thu thập thông tin truyền qua thiết bị GSHT rồi gửi đến các cơ quan chức năng xử phạt chủ yếu liên quan tới cấp phép, xe chạy sai luồng tuyến, dừng đỗ sai vị trí.
Việc chênh số liệu tốc độ theo tôi là do hạ tầng thông tin. Hiện hệ thống quản lý của cơ quan nhà nước chưa thực sự hoàn thiện. Vì vậy, tùy từng hành vi cụ thể, chứng minh được một cách rõ ràng thì xử phạt. Còn các lỗi mang tính chất đo lường thì nên xem xét.
Vì chưa có hệ thống đo lường tổng thể nên vẫn có những sai số nhất định. Người vi phạm trước hết chấp hành hướng dẫn của lực lượng CSGT, người dân thấy không thuyết phục, chứng minh được họ không vi phạm tốc độ thì có quyền khiếu nại. Có thể có những cơ quan trung gian có thể xử lý.
Thực tế nhiều tài xế, doanh nghiệp đem kết quả GSHT khiếu nại vi phạm nhưng không được chấp nhận?
- Đến nay chúng tôi chưa nhận được bất kì báo cáo thống kê nào về tình trạng khiếu nại kết quả “phạt nguội”. Tuy nhiên, theo tôi tình huống này hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế.
Có nhiều cách xử lý tùy vào từng trường hợp cụ thể. Trường hợp này chủ xe chỉ nhắc nhở chứ chưa thể xử phạt lái xe. Chủ xe nếu chưa thuyết phục với quyết định xử phạt của CSGT thì có thể khiếu nại. Nguyên tắc xử phạt phải đảm bảo công bằng, khách quan.
Vậy theo ông giải pháp triệt để là gì để việc xử lý “phạt nguội” tránh những khiếu kiện?
- Theo tôi, cần giải pháp tổng thể từ cấp Chính phủ vì vấn đề này liên quan đến nhiều bộ ngành, phạm vi rộng. Chính phủ cần đưa ra những quy định tổng thể, đồng bộ giữa các cơ quan.
Xin cảm ơn ông!
Lực lượng cảnh sát giao thông và các cơ quan chức năng liên quan lý giải ra sao về sự việc?
PLVN sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
 
Hạng B2
22/4/16
144
146
43
Q9, HCM
Rất hiểu tâm trạng bức xúc của bác chủ, đọc tới lần thứ 2 đã ứa tức rồi huống chi gặp liên tiếp vậy.
Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân của em, bác đã muốn làm tới thì làm tới cùng chứ bác.
Một khi biết phốt tụi nó làm ăn bậy như vậy, bác yêu cầu hình ảnh trên máy bắn tốc độ . chứ ko chơi hình ảnh qua một thiết bị khác. Vì tụi nó nói thiết bị tiền tỉ mà, nên hình ảnh phải được xem trên thiết bị " tiền tỉ", chứ qua một thiết bị "vài triệu" khác sẽ không còn chính xác nữa.
Có thể hiểu một số tình huống như vậy, nếu mình" vô tình ngang qua đời nhau " vào lúc khuya vậy thì thôi, cãi lộn lúc đó cũng thiệt thòi mình, nó " giảm giá" xuống còn 400K thì cũng coi như là " bố thí" được, để tiện đường đi về.
Tuy nhiên , theo như trên thì đây là cung đường đi - về thường xuyên của bác chủ, nên đã làm thì làm tới nơi bác nhé.
Chứ bác cứ nói chuyện khơi khơi với tụi nó kiểu vậy, e rằng xoay hết team xxx , tụi nó có nhớ mặt bác cũng sẽ làm khó dễ bác đó. Hù được ai thì hù, sự đời ở " xứ thiên đường là như vậy"

Vài lời tới bác ,
 
Hạng C
15/6/17
867
919
93
Rất hiểu tâm trạng bức xúc của bác chủ, đọc tới lần thứ 2 đã ứa tức rồi huống chi gặp liên tiếp vậy.
Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân của em, bác đã muốn làm tới thì làm tới cùng chứ bác.
Một khi biết phốt tụi nó làm ăn bậy như vậy, bác yêu cầu hình ảnh trên máy bắn tốc độ . chứ ko chơi hình ảnh qua một thiết bị khác. Vì tụi nó nói thiết bị tiền tỉ mà, nên hình ảnh phải được xem trên thiết bị " tiền tỉ", chứ qua một thiết bị "vài triệu" khác sẽ không còn chính xác nữa.
Có thể hiểu một số tình huống như vậy, nếu mình" vô tình ngang qua đời nhau " vào lúc khuya vậy thì thôi, cãi lộn lúc đó cũng thiệt thòi mình, nó " giảm giá" xuống còn 400K thì cũng coi như là " bố thí" được, để tiện đường đi về.
Tuy nhiên , theo như trên thì đây là cung đường đi - về thường xuyên của bác chủ, nên đã làm thì làm tới nơi bác nhé.
Chứ bác cứ nói chuyện khơi khơi với tụi nó kiểu vậy, e rằng xoay hết team xxx , tụi nó có nhớ mặt bác cũng sẽ làm khó dễ bác đó. Hù được ai thì hù, sự đời ở " xứ thiên đường là như vậy"

Vài lời tới bác ,
rất ít trường hợp được xem trực tiếp trên súng. bác mà đi qua ĐỊA PHẬN đồng nai, sẽ rõ, hẹn ngày ra qdxp cho xem
 
  • Like
Reactions: JB Pazk
Bac chủ ơi, otofun là diễn đàn xe cộ của các bác miền bắc, chúng mình là otosaigon, nhưng vụ việc mà bác nêu là tình trạng chung của otovietnam rồi, nhưng chắc chỉ những vùng xa và sâu (những con sâu xxx), mới dám làm bậy đến vậy. Ở HN hoặc SG, xxx nào làm bậy như vậy (những quá tam ba bận) thì chắc có ngày không còn gì mà nhai cháo đâu bác ạ. Bác là BS mà để chúng nó hành đến 3 lần vậy, thực sự em cũng nể và phục bác quá!!!
 
  • Like
Reactions: JB Pazk