Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Điều 23 - Nghị định 46/2016: Quy định xử phạt Người điều khiển xe ô tô.
Điều 30 - Nghị định 46/2016: Quy định xử phạt Chủ phương tiện vi phạm.
Như vầy cho dễ hiễu nè:
- Bác là chủ xe có tài xế riêng, anh ta chở gia đình bác đi chơi, vượt quá số nguời quy định:
+ Anh tài xế bị phạt 400-600k, giam bằng từ 1-5 tháng tuỳ số người vượt quá quy định.
+ Chủ xe là bác, bị phạt 400-600k vì tội giao xe cho anh tài xế điều khiển xe vi phạm
Nội dung giải thích này theo em chưa phù hợp vì :
- Khoản 3 điều 30 NĐ46 : " .... giao hoặc để cho người làm công, ..." --> nội dung này thể hiện bản chất của hành vi : biết mà vẫn không có biện pháp ngăn chặn vi phạm của những người được giao điều khiển phương tiện để vi phạm luật GTĐB.
- Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 3 Luật XLVPHC : "Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định". --> hành vi giao xe cho người khác điều khiển nếu tuân thủ đúng các quy định về người điều khiển phương tiện : có GPLX, đủ năng lực hành vi, ... thì tại thời điểm giao thì hành vi giao xe không vi phạm luật GT vì luật GTkhông cấm. Tuy nhiên nếu giao xe mà biết người được giao sẽ hoặc đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật GT mà vẫn giao thì việc giao xe đó vi phạm pháp luật GT --> người chủ phương tiện vi phạm luật GT.
- Theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 3 Luật XLVPHC : "Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. "
==> như vậy để xử phạt chủ phương tiện theo quy định tại khoản 3 điều 30 NĐ46 thì người xử phạt phải chứng minh chủ xe có vi phạm luật GT chứ không phải người được giao xe vi phạm luật GT thì đương nhiên chủ xe vi phạm.

- Bác là chủ xe,cũng là tài xế lái xe chở gia đình đi chơi, vượt quá số người quy định:
+ Phạt tài xế (người điều khiển xe) là bác, giam bằng bác 1-5 tháng.
+ Phạt chủ xe cũng là bác.
Nội dung giải thích này theo em cũng chưa phù hợp vì :
- Quy định tại điểm d khoản 1 điều 3 luật XLVPHC : "Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;" --> luật XLVPHC quy định người vi phạm là một tư cách chủ thể, luật GT cũng quy định hành vi cụ thể cho từng tư cách chủ thể :
+ anh là người được giao xe thì tư cách chủ thể là người đang điều khiển xe --> bị điều chỉnh với quy định với người điều khiển xe --> nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định với người điều khiển xe và không bị xử phạt theo quy địnhngười chủ xe điều khiển xe (nếu có).
+ anh là chủ xe thì tư cách chủ thể là chủ xe đang điều khiển xe --> bị điều chỉnh với quy định người chủ xe điều khiển xe --> nếu vi phạm thì anh sẽ bị xử phạt theo quy định với người điều khiển xe hoặc người chủ xe điều khiển xe (nếu có)
- Khoản 3 điều 30 NĐ46 : " .... hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện vi phạm ..."
==> NĐ 46 là quy định về XLVPHC vì vậy phải theo tinh thần của luật XLVPHC --> chiếu theo luật XLVP thì nội dung này thể hiện : nếu anh là chủ xe trực tiếp điều khiển vi phạm quy định tại khoản 2 điều 23 thì anh sẽ bị xử phạt theo quy định tại điều này.
--> Nếu điều 30 này có quy định : " ...ngoài bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 điều 23 , người giao xe ... còn bị xử phạt theo quy định tại điều này " thì giải thích của bác là phù hợp, nhưng quy định điều 30 không ghi như vậy vì nếu ghi là không đúng với bản chất của luật XLVPHC.
Chủ xe bị phạt nhiều lắm à nghen, ví dụ bác lái xe của bác vi phạm không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, bác bị phạt 2500K, CSGT thấy xe bác đổi màu sơn khác với đăng ký, phạt tiếp anh chủ xe là bác thêm 1 lần nữa (tức là phạt lỗi gián tiếp đó) tội đổi màu sơn xe.
Trường hợp này xử phạt là đúng vì nó phù hợp với :
- Quy định tại điểm d khoản 1 điều 3 luật XLVPHC
- Quy định xử phạt của NĐ 46 cho hai hành vi khác nhau của hai chủ thể khác nhau.
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Nếu điều này vẫn nằm trong Mục 5 thì không áp dụng với xe con.
A Lọc ơi! E thắc mắc là nếu Mục 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ ko áp dụng cho xe con thì lỗi chở quá người qui định, ví dụ xe 5 chổ chở 7 người, thì xử phạt dựa trên điều khoản nào?
Hay là ko xử phạt?
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
23/9/15
974
1.411
93
46
Bác @TOAGT phân tích chưa đúng bản chất vấn đề và tinh thần của Nghị định 46-2016.

Giờ tranh luận với bác, em nghĩ cũng không đi đến đâu. Thôi thì để có trường hợp nào vi phạm hành vi chở quá số người quy định, xem cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt hành chính thế nào (sau khi áp dụng Nghị định 46). Khi đó sẽ đàm đạo tiếp với bác.:3dcuoi:

Thanks.
 
Hạng C
23/9/15
974
1.411
93
46
E thắc mắc là nếu Mục 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ ko áp dụng cho xe con thì lỗi chở quá người qui định, ví dụ xe 5 chổ chở 7 người, thì xử phạt dựa trên điều khoản nào?
Hay là ko xử phạt?

Hiện bác có hai chọn lựa:

1. Theo các anh trên, cho rằng xe ô tô cá nhân, xe gia đình không thuộc phạm vi áp dụng của Mục 5 Nghị định 46 thì bác cứ chở 10 người trên xe, xem CGST họ xử phạt thế nào.

2. Theo em và vài thành viên nữa, xe ô to cá nhân, xe gia đình vẫn thuộc phạm vi áp dụng của Mục 5. Và một số vi phạm của xe cá nhân, gia đình cũng bị xử phạt tại Mục 5 này.
 
Tập Lái
25/9/21
2
4
3
26
Xin chào các bác, topic này tuy đã lâu so với thời điểm hiện tại (09/2021) nhưng vì nhiều lý do về tình hình dịch bệnh Covid-19 gây ra nên hoạt động vận tải vẫn phải có 1 số "châm chước" để phục vụ mục đích phòng, chống dịch. Các hành vi tạm thời được châm chước như: Dùng xe ô tô cá nhân hoặc xe ô tô đăng kí kinh doanh (Có phù hiệu xe hợp đồng) để chở thực phẩm, thiết bị y tế, hàng hoá.
Hiện tại bản thân em cũng đã đọc hết các pages và có tham khảo các văn bản trên trang thuvienphapluat thì em có những ý tổng hợp được rút ra từ đó như sau:

- Điều 3, chương I, luật GTDB 2008:
30. Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ.
28. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ.
26. Hành kháchngười được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền.
====> Không tìm thấy định nghĩa phương tiện vận tải hành khách đường bộ là gì ???
====>
Như vậy, người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, không trả tiền thì không phải là hành khách ???

27. Hành lý là vật phẩm mà hành khách mang theo trên cùng phương tiện hoặc gửi theo phương tiện khác.
====> Như vậy, nếu chở người trong gia đình, hoặc 1 mình, thì các "đồ dùng" mang theo không phải là hành lý vì người trong gia đình không trả tiền, hoặc tự mình trả tiền cho chính mình, thì không phải hành khách. Mà không phải hành khách, thì không có khái niệm hành lý gắn với người theo luật GTDB 2008. Vậy có thể "đồ dùng" mang theo đó chính là hàng hoá hoặc là "thứ gì đó" ???

- Điều 64, mục 1, chương VI, luật GTDB 2008:
1. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanhhoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa.

- Điều 23, mục 5, chương II, nghị định 46/2016
Mục 5.
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Điều 23.
Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;
e) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe;

====> Khoang chở hành khách là gì ???
====> Khoang chở hành khách có khác khoang chở người không ???
====> Xe ô tô con có khoang chở hành khách, khoang chở người, khoang chở hàng/hành lý không ????

Em chỉ xin phép tổng hợp lại để đây và các câu hỏi mở để mọi người tiếp tục tranh luận.

Tham khảo: